Cây khúc khắc – Đặc điểm, phân loại, tác dụng và cách trồng
Cây khúc khắc chính là giống cây thuốc nam quý được sử dụng rộng rãi và phổ biến tại nước ta với tên gọi y học là thổ phục linh. Đọc ngay bài viết dưới đây để tìm hiểu về đặc điểm, phân loại, tác dụng và cách trồng loại cây này.
Đặc điểm cây khúc khắc rừng
Cây khúc khắc chính là giống cây thân thảo, sinh trưởng dạng dây leo, toàn cây không có gai nhọn. Lá cây mọc so le hai bên, lá có hình trứng, chiều dài trong khoảng 6 – 12cm, chiều rộng trung bình khoảng 4 – 6cm. Lá cây có hình tim, cuống lá dài, đầu lá nhọn, cuống lá mang theo tua cuốn mỏng, dẹt, dài do lá kèm bị biến đổi tạo thành. Mặt trên của lá sáng bóng, mặt dưới có màu sắc nhạt hơn và có nhiều phấn trắng bao phủ bên ngoài. Hoa khúc khắc là giống hoa đơn tính cùng gốc, một cành sẽ có cả hoa đực và hoa cái. Hoa mọc tập trung thành cụm, mọc ra từ kẽ lá, cánh hoa có màu hồng nhạt hoặc màu đỏ.
Mùa hoa khúc khắc thường bắt đầu từ tháng 5 tới hết tháng 6 hằng năm. Quả khúc khắc có hình cầu, mọng nước, đường kính trong khoảng 8 – 10mm, bên trong có nhiều hạt nhỏ, hình trứng. Mùa quả bắt đầu vào tháng 7 và kết thúc vào tháng 10 hằng năm. Trên thế giới, cây khúc khắc rừng phân bố chủ yếu ở các nước có khí hậu cận nhiệt đới và nhiệt đới của Châu Á như Myanmar, Thái Lan, Lào, Campuchia, Ấn Độ, Đài Loan, Trung Quốc,… Tại Việt Nam, cây được tìm thấy nhiều ở khu vực đồi núi, trung du của cả nước như Bình Thuận, Lâm Đồng, Khánh Hòa, Đà Nẵng, Quảng Nam, Nghệ An, Hòa Bình, Vĩnh Phúc, Quảng Ninh, Lạng Sơn.
Thân rễ khúc khắc được thu hái quanh năm, thời điểm cây có nhiều dược tính nhất chính là mùa thu đông. Củ khúc khắc có hình trụ, kích thước không đều nhau, các chồi và rễ mọc ra khá nhanh chóng. Vỏ ngoài của rễ có màu nâu, bên trong có màu đỏ nhạt hoặc trắng tùy vào giống. Củ khúc khắc khá dai, khó bẻ, chất bột, khi nhúng vào nước sẽ tạo nên một chất dính, trơn, nhớt. Dược liệu tươi sau khi được thu hoạch sẽ được mang đi rửa sạch, loại bỏ rễ con, và đem đi phơi khô hoặc ngâm nước nóng dùng luôn.
Củ khúc khắc trắng
Cây khúc khắc trắng là giống khúc khắc cho củ có phần thịt bên trong màu trắng, khác với củ khúc khắc đỏ, củ khúc khắc trắng có chứa hàm lượng tinh bột cao hơn.
Củ khúc khắc có máy loại?
Ngoài việc phân loại khúc khắc theo màu sắc của củ thì người ta cũng chia loại cây này ra làm nhiều loại khác nhau dựa vào các tiêu chí khác nhau. Vậy, củ khúc khắc có mấy loại? Hiện tại, có 6 loại củ khúc khắc được trồng phổ biến ở Việt Nam gồm:
Khúc khắc thân lùn: Đây chính là giống cây có danh pháp khoa học là smilax biltmore ana, cây sinh trưởng dạng bụi, có kích thước nhỏ, thường sinh trưởng trong các tán rừng. Lá cây có màu xanh lục, hình tim, các lá mọc sát nhau theo hình rẻ quạt.
Khúc khắc lá lốt: Loại cây này có danh pháp khoa học là smilax azorica, đây chính là giống cây dây leo không có gai, được tìm thấy nhiều ở những vùng núi đá tự nhiên. Lá mọc cách, mọc đối xứng hai bên, lá có màu đỏ nhạt, khi về già sẽ chuyển dần sang màu xanh.
Khúc khắc lá trái tim: Loại cây này có danh pháp khoa học là smilax aspera, lá trơn nhẵn màu xanh đậm, hoa có cuốn hoa dài màu trắng.
Khúc khắc lá khoai: Loại cây này có danh pháp khoa học là smilax aristolochia folia, hoa màu vàng mọc ở nách lá. Lá mỏng màu xanh lục không trơn nhẵn như loài khác.
Khúc khắc lá trái táo: Loại cây này có danh pháp khoa học là smilax anceps. Lá hình tròn, ở gần cuốn lá và đuôi lá hóp vào thành hình trái táo, lá dày màu xanh lá chuối.
Khúc khắc lá dài: Loại cây này có danh pháp khoa học là smilax glabra. Quả hình tròn, đường kính 8 đến 10mm, khi chín thường có màu đen, quả có 2 đến 4 hoạt hình trứng. Hoa màu hồng hoặc điểm chấm đỏ gồm hoa đực và hoa cái riêng biệt, hoa mọc ra ở kẽ lá, có cuống dài. Lá hình oval dài, gốc lá hơi hình tim, mọc so le, có cuống dài, mang tua cuốn.
Củ khúc khắc có tác dụng gì?
Theo nhiều nghiên cứu, củ khúc khắc có chứa hàm lượng cao tinh dầu, chất nhựa, tannin, β-sitosterol, tigogenin, smilax saponin, stigmasterol, sitosterol, tinh bột, chất nhựa, steroids, saponin, flavonoid glycosides, flavonoids. Trong lá và ngọn non có chứa vitamin C, caroten, tro, chất xơ, glucid, protein và nước. Vậy, củ khúc khắc có tác dụng gì? Theo y học hiện đại, củ khúc khắc có khả năng bảo vệ gan trên chuột bị tổn thương gan, chống oxy hóa, kích thích sự tiêu hóa, điều trị độc thận do chì, chống viêm hiệu quả, thúc đẩy sự bài tiết acid uric, cải thiện stress oxy hóa do bệnh thận.
Ngoài ra, dịch chiết cồn từ củ khúc khắc cho thấy khả năng chống dị ứng mạnh, hợp chất glycoprotein có khả năng kháng virus và chống tăng sinh, 6 loại flavonoid bên trong có công dụng chống oxy hóa và kháng viêm mạnh mẽ, chất catalase có thể giảm stress oxy hóa do tình trạng tăng acid uric máu, chất astilbin có hiệu quả làm giảm acid uric trong máu. Theo y học cổ truyền, dược liệu khúc khắc có vị ngọt, nhạt, hơi chát, có tính bình, được quy vào kinh Vị và Can. Dược liệu khúc khắc có công dụng điều trị vết thương mụn nhọt khó lành, đau nhức xương khớp, chữa tiêu chảy, lợi gân cốt, khử phong thấp, thanh nhiệt trừ thấp.
Lưu ý khi sử dụng khúc khắc: Không nên dùng cho những người bị dị ứng với bất kỳ chất nào của khúc khắc hoặc các loại thuốc, thảo mộc khác, người đang có thai hoặc cho con bú.
Củ khúc khắc ngâm rượu
Củ khúc khắc ngâm rượu chính là loại thuốc nổi tiếng của đồng bào dân tộc Cơtu tại vùng đất Quảng Nam, Đông Giang. Tại đây, người ta gọi củ khúc khắc ngâm rượu là rượu Kaku.
Nguyên liệu: Bình thủy tinh ngâm rượu, 5 lít rượu nếp trắng ngon từ 38 đến 45 độ, 1kg củ khúc khắc tươi. Cách dùng củ khúc khắc ngâm rượu:
Bước 1. Sau khi thu hoạch củ khúc khắc sẽ dùng bàn chải để cọ sạch đất bám bên ngoài vỏ. Vỏ khá nhám, cứng nên chúng ta không cần lo lắng sẽ làm hỏng thịt quả bên trong.
Bước 2. Rửa sạch lại với nước và trũng sơ qua với rượu trắng cho sạch, loại rượu này phải giống với rượu để ngâm.
Bước 3. Cho củ khúc khắc vào bình và đổ rượu vào. Đậy kín nắp bảo quản ở những nơi khô ráo, sạch sẽ.
Một thời gian sau thì rượu sẽ chuyển dần sang màu đen đậm, thời gian ngâm càng lâu thì càng tốt. Rượu này sẽ không quá thơm ngon nhưng lại sử dụng được khá lâu.
Cách trồng cây khúc khắc
Làm đất: Nên trồng cây trên đất có độ tơi xốp cao, đất cần được cày bừa thật kỹ.
Mật độ trồng: Mật độ trồng thích hợp là 60.000 – 90.000 cây/ha.
Cách trồng cây khúc khắc: Cây khúc khắc được trồng chủ yếu bằng phương pháp ươm cây giống, nên mua cây giống tại các vườn dược liệu. Đào hố trồng phù hợp với kích thước của bầu cây. Vun gốc sao cho mặt đất cao hơn cổ rễ 2 – 3cm.
Tưới tiêu: Nên tiến hành tưới nhiều nước vào giai đoạn cây ra củ, đâm hoa, kết hạt, để cây đủ độ ẩm cho năng xuất cao.
Bấm hoa, tỉa cành: Nên loại bỏ lá, hoa, quả bị sâu bệnh, sinh trưởng kém chỉ để những quả khỏe mạnh để thu hoạch được chất lượng dược liệu tốt. Khi cây hoàn thành giai đoạn sinh trưởng sinh dưỡng sẽ ra hoa kết quả, khi cây có nụ hoa phải ngắt bỏ ngay để dinh dưỡng tập trung vào củ, để củ to phẩm chất tốt.
Hình ảnh cây củ khúc khắc
Để nhận biết được chính xác loại cây này với một số loại cây cùng họ, cùng Elead chiêm ngưỡng một số hình ảnh cây củ khúc khắc dưới đây:
Trên đây là toàn bộ thông tin về đặc điểm, phân loại, tác dụng và cách trồng cây khúc khắc. Hy vọng bài viết này hữu ích cho cuộc sống của bạn, cảm ơn bạn đã đọc bài viết này!
Xem thêm: Cây khôi tía – Đặc điểm, tác dụng, cách dùng và hình ảnh
Sinh Vật Cảnh -Cây hồng ngọc mai hợp mệnh gì? Ý nghĩa, cách trồng và chăm sóc
Cây hoàng đàn là cây gì? Giá trị kinh tế, cách trồng, hình ảnh
Cây điên điển – Đặc điểm, tác dụng, cách chế biến và cách trồng
Cây địa lan – Đặc điểm, ý nghĩa, cách trồng và chăm sóc
Cây đậu rồng – Tuổi thọ, tác dụng, cách trồng và hình ảnh
Cây dã hương nghìn năm tuổi – Đặc điểm, tác dụng, cách dùng
Cây tùng đen hợp mệnh gì? Ý nghĩa, tác dụng, cách chăm sóc