Cây khôi tía – Đặc điểm, tác dụng, cách dùng và hình ảnh

Cây khôi tía chính là loại dược liệu được sử dụng rộng rãi trong nhân dân với công dụng tuyệt vời trong việc điều trị một số bệnh ở người. Đọc ngay để tìm hiểu về đặc điểm, tác dụng, cách trồng và hình ảnh cây khôi tía.

Nội Dung Chính

Đặc điểm cây khôi tía chữa dạ dày

Cây khôi tía có danh pháp khoa học là ardisia sylvestris pitard, thuộc họ Myrsinaceae (Đơn Nem). Trong dân gian, loại cây này còn được biết tới với tên gọi là cây lá khôi tía, cây đơn tướng quân, cây độc lực,… Giống cây này hiện được phân bố nhiều ở Ninh Bình, Nghệ An, Thanh Hóa, Hòa Bình, Thái Nguyên, Cao Bằng, Lạng Sơn. Đây chính là giống cây ưa ẩm, sinh trưởng tập trung thành dạng bụi, ưa thích bóng râm và độ ẩm, thường xuyên mọc nhiều ở những tán rừng ẩm ướt, sinh trưởng tốt trên đất nhiều mùn, đất rừng nguyên sinh có độ cao từ 400 – 1000m, so với mực nước biển.

Đặc điểm cây khôi tía chữa dạ dày

Đặc điểm cây khôi tía chữa dạ dày

Cây khôi tía chính là dược liệu có công dụng điều trị các bệnh liên quan tới dạ dày một cách hiệu quả. Đây chính là một giống cây thân gỗ nhỏ, chiều cao trong khoảng 1,5 – 2m, thân cây mọc thẳng, phần thịt bên trong rỗng xốp, cây ít phân nhánh, một số cây thậm chí còn không phân nhánh. Lá mọc tập trung ở ngọn, mọc so le hai bên, phiến lá nguyên, mép lá có nhiều răng cưa nhỏ, một chiếc lá trưởng thành sẽ có chiều dài khoảng 25 – 40cm, chiều rộng khoảng 6 – 10cm. Mặt trên của lá có màu xanh, mặt dưới có màu tía, chính vì điều này nên cây được đặt tên là cây khôi tía để phân biệt với các loại cây khôi cùng loại.

Cây khôi tía chữa dạ dày có hoa mọc tập trung thành cụm, chiều dài một cụm hoa khoảng 10 – 15cm, kích thước một bông hoa trưởng thành trong khoảng 2 – 3mm, hoa có 5 cánh màu tím pha chút màu trắng. Quả thuộc dạng quả mọng, khi chín sẽ chuyển dần sang màu đỏ. Mùa hoa trong khoảng tháng 5 – 7 hằng năm, mùa quả trong khoảng tháng 7 – 9 hằng năm. Thông thường, người ta thường thu hoạch lá và ngọn vào mùa hè, tiếp đó mang toàn bộ dược liệu đi phơi nắng cho giòn rồi ủ trong bóng râm. Hiện nay, loại cây này được trồng nhiều do vừa mang lại lợi ích kinh tế vừa mang hiệu quả chữa bệnh.

Tác dụng của cây khôi tía

Theo những kinh nghiệm dân gian thì cây khôi tía chính là vị dược liệu có khả năng điều trị bệnh dạ dày cực kỳ hiệu quả. Các hoạt chất bên trong lá khôi có khả năng giúp se vết loét và làm lành dạ dày, làm giảm tiết acid dịch vị, trung hòa dạ dày một cách nhanh chóng. Theo nhiều cuốn sách y học cổ truyền có ghi chép lại thì cây khôi tía có vị chua, tính hàn, có công dụng giảm khí uất, bình can. Việc sử dụng cây khôi tía để điều trị bệnh dạ dày được bắt nguồn từ kinh nghiệm sử dụng lá khôi để sắc thuốc uống điều trị đau bụng của người dân Thanh Hóa.

Tác dụng của cây khôi tía

Tác dụng của cây khôi tía

Dựa vào kinh nghiệm dân gian này nên Hội Đông Y đã nghiên cứu ra được các bài thuốc bằng cây khôi tía kết hợp với các loại dược liệu khác để điều trị bệnh cho người bị viêm loét dạ dày tá tràng, người bị đau lan ra hai bên sườn xuyên ra sau lưng, đau từng cơn, đau vùng thượng vị, mệt mỏi, kém ăn, bụng đầy chướng, thể trạng sút kém. Không chỉ riêng mình Thanh Hóa và các địa phương khác như Nghệ An, Hà Tĩnh cũng dùng lá khôi để điều trị bệnh dạ dày và mang lại kết quả vô cùng khả quan. 

Theo y học hiện đại, cây lá khôi tía có chứa hàm lượng lớn glycosid và tannin. Do đó, tác dụng của cây khôi tía chính là làm lành vết loét ở dạ dày, tá tràng, tạo cảm giác dễ chịu, nhẹ bụng, làm giảm ợ hơi, ợ chua, nóng rát vùng thượng vị, kích thích lên da non, giúp liền sẹo và vết thương, săn se vết loét, làm giảm tiết acid dịch vị, làm se vết loét, chống viêm, giảm đau, giảm sự gia tăng acid của dạ dày. Nhiều nghiên cứu lâm sàng của viện y học 108 cũng đã công nhận tác dụng giảm các triệu chứng viêm loét dạ dày của loại dược liệu này. Thí nghiệm lâm sàng trên khỉ cho thấy khả năng giảm hoạt động tự nhiên, làm yếu sự co bóp của tim, làm giảm nhu động ruột cô lập của thỏ và làm giảm độ axit của dịch dạ dày khỉ. 

Tuy nhiên, chúng ta chỉ nên sử dụng tối đa 100g lá khôi mỗi ngày, việc sử dụng như vậy sẽ giúp bệnh nhân ăn ngủ tốt, hết mệt mỏi, giảm tình trạng uể oải, da tái xanh. Chỉ khi sử dụng đúng liều lượng, thì việc sử dụng cây khôi tía mới pháp huy được công dụng trong việc điều trị bệnh. 

Cách dùng cây khôi trắng

Cây khôi trắng chính là giống cây khôi có lá màu xanh, cả hai mặt lá đều màu xanh. Theo kinh nghiệm dân gian thì hai loại cây này đều được dùng làm thuốc điều trị đau dạ dày, tuy nhiên cây khôi tía dễ trồng và sinh trưởng nhanh chóng hơn nên được khá nhiều người lựa chọn sử dụng. Cây khôi trắng được dùng cho những bệnh nhân bị viêm phế quản, viêm họng, bệnh nhân bị mắc những bệnh lý về xương khớp nói chung, bị mẩn ngứa do thay đổi thời tiết, bệnh nhân bị hắc lào, mề đay, dị ứng, ghẻ lở, người có hệ tiêu hóa kém, hay xảy ra tình trạng đầy bụng, ợ hơi, người bị trào ngược dạ dày, viêm loét đại tràng, mắc vi khuẩn HP, viêm loét dạ dày, trào ngược thực quản.

Cách dùng cây khôi trắng

Cách dùng cây khôi trắng

Khi nhắc tới cây lá khôi, dù là cây khôi tía hay cây khôi trắng thì hầu như ai cũng sẽ nghĩ ngay tới công dụng điều trị dạ dày của cây. 

Bài thuốc dùng cây khôi trắng điều trị dạ dày như sau: Chuẩn bị 20gr lá khôi trắng tươi hoặc khô, rửa sạch toàn bộ dược liệu sau đó để ráo nước. Sắc dược liệu cùng với 600ml nước trong nồi sứ hoặc nồi đất. Đun sôi toàn bộ dược liệu, đun nhỏ lửa cho tới khi sôi, tiếp đó đun thêm 20 phút nữa thì tắt bếp, để nguội bớt và lọc lấy phần bã, chỉ dùng nguyên phần nước. Sử dụng vị thuốc này hằng ngày vào mỗi buổi sáng, áp dụng bài thuốc này mỗi ngày để thấy được tác dụng hiệu quả. 

Bài thuốc dùng lá khôi trắng để chữa mẩn ngứa, mề đay: Chuẩn bị 100gr tầm phỏng, 100gr lá khôi tươi. Rửa sạch toàn bộ dược liệu và sắc cùng với 700ml nước sạch. Đun với lửa nhỏ trong khoảng 20 phút thì tắt bếp và sử dụng thay nước hằng ngày cho tới khi hết bệnh. 

Cách trồng cây khôi tía

Điều kiện sinh trưởng: Đất có thành phần cơ giới nhẹ, độ PH từ 6,5 – 7, tầng đất dày trên 30cm, tốt nhất nên trồng trên đất xám, đất badan, đất feralit mùn, đất feralit mùn trên núi. Nên trồng cây ở khu vực có ánh sáng tán xạ, lượng mưa trung bình hằng năm 1500 – 2500mm, nhiệt độ hằng năm từ 15 – 28 độ C. Nếu trồng rừng thì nên trồng cây trên khu vực có độ ẩm cao, vùng đã có cây tạo tán, đất rừng trồng đã tạo tán, đất rừng thứ sinh.

Cách trồng cây khôi tía

Cách trồng cây khôi tía

Giống: Giống cây này được nhân giống chủ yếu bằng cành giâm và hạt, để cây nhanh chóng phát triển thì nên dùng cành giâm. Cành giâm đủ điều kiện trồng nên có độ tuổi từ 3 – 4 tháng, cây không sâu bệnh, cụt ngọn, rỗng ruột, bộ rễ khỏe mạnh, có chiều cao trong khoảng 25 – 40cm, có khoảng 4 – 6 lá thật. 

Thời vụ trồng: Nên trồng cây vào chiều mát hoặc sáng sớm, tốt nhất là trồng vào những ngày có mưa nhỏ. Miền Bắc nên trồng vào khoảng tháng 2 – 4, miền Nam nên trồng vào tháng 5 – 7 hằng năm. 

Mật độ trồng: Mật độ khuyến cáo là 20.000 cây/ha, trồng xen dưới tán rừng mật độ 5000 – 6000 cây/ha.

Cách trồng cây khôi tía: Đào hố trồng với kích thước 20x20x20cm, bón phân vào hố trồng trước khi trồng 5 – 7 ngày bằng phân NPK kết hợp phân chuồng hoai mục. Đặt bầu cây vào hố trồng sao cho cây thẳng đứng, lấp đất chặt bầu. Ngay sau khi trồng cần dùng lưới che nắng và giữ ẩm cho cây.

Hình ảnh cây khôi tía

Để nhận biết được chính xác loại cây này với một số loại cây cùng họ, cùng Elead chiêm ngưỡng một số hình ảnh cây khôi tía dưới đây:

Hình ảnh cây khôi tía

Hình ảnh cây khôi tía

Hình ảnh cây khôi tía

Hình ảnh cây khôi tía

Hình ảnh cây khôi tía

Hình ảnh cây khôi tía

Hình ảnh cây khôi tía

Hình ảnh cây khôi tía

Trên đây là toàn bộ thông tin về đặc điểm, tác dụng, cách trồng và hình ảnh cây khôi tía. Hy vọng bài viết này hữu ích cho cuộc sống của bạn, cảm ơn bạn đã đọc bài viết này!

Xem thêm: Cây hồng ngọc mai hợp mệnh gì? Ý nghĩa, cách trồng và chăm sóc

Stt Hay -