Cây bạch thiên hương – Đặc điểm, ý nghĩa, vị trí trồng, cách chăm sóc
Khi nhắc tới cái tên cây bạch thiên hương, người ta sẽ nghĩ ngay tới một giống cây hoa cảnh mới, xa lạ và không quá quen thuộc. Tuy nhiên, đây lại chính là giống cây gần gũi với chúng ta, cây được biết tới với cái tên thân quen hơn là cây dành dành. Hiện nay, cây được trồng với nhiều mục đích khác nhau từ trang trí nhà cửa cho tới làm thuốc. Đọc ngay bài viết dưới đây để tìm hiểu về đặc điểm, ý nghĩa, vị trí đặt và cách chăm sóc cây bạch thiên hương khi rụng nụ.
Đặc điểm cây bạch thiên hương
Cây bạch thiên hương có danh pháp khoa học là gardenia jasminoides ellis, thuộc họ Rubiaceae (Cà Phê). Loại cây này còn được biết tới với nhiều tên gọi khác như cây lài lá lớn, cây dành dành,… Chúng ta có thể dễ dàng tìm thấy loại cây này ở bờ suối, bờ ruộng, bờ ao. Loại cây này có nguồn gốc từ khu vực Châu Á, được trồng rộng rãi ở Việt Nam, Trung Quốc, Hàn Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản với mục đích làm thuốc và làm cảnh. Cây sống lâu năm trong tự nhiên, ra hoa vào khoảng tháng 3 – 5 hàng năm.
Đặc điểm cây bạch thiên hương dễ nhận biết trong tự nhiên như sau: Hoa bạch thiên hương có màu trắng, khi sắp tàn sẽ chuyển dần sang màu vàng nhạt. Đây chính là giống cây thân gỗ, kích thước nhỏ, mọc đơn độc chứ không mọc tập trung thành cụm, vỏ ngoài của cây có màu xám trắng, cành lá sum suê, xanh tốt. Một cây bạch thiên thương trưởng thành sẽ có chiều cao trong khoảng 2 – 4m. Lá cây mọc đối xứng hai bên, một số cây lại mọc theo hình vòng tròn. Lá có hình trứng, màu xanh đậm, kích thước lớn, hai mặt lá dày, mặt trên bóng, gân lá nổi rõ lên trên bề mặt, cuống lá khá ngắn.
Đây chính là giống cây thường xanh, chỉ rụng những chiếc lá già, úa. Hoa mọc đơn độc, có màu trắng, mọc ở đầu cành, khi sắp tàn sẽ chuyển dần sang màu vàng nhạt. Cây sinh trưởng hai loại hoa chính là hoa kép và hoa đơn, hoa kép sẽ có cách sắp xếp các cánh hoa giống hoa hồng còn hoa đơn sẽ có khoảng 5 – 8 bông hoa xòe ra trông giống hoa của cây chanh. Hoa không nở theo mùa mà nở rải rác từ mùa xuân cho tới mùa hè trong năm. Quả bạch thiên hương có hình tròn, khi còn nhỏ sẽ có màu xanh, khi chín sẽ chuyển dần sang màu vàng, bên ngoài có nhiều cạnh lồi. Bên trong có nhiều hạt nhỏ, hạt này được sử dụng trong Đông Y với tên gọi là chi tử.
Ý nghĩa hoa bạch thiên hương
Hoa bạch thiên hương có màu trắng, đây chính là màu sắc tượng trưng cho một tình yêu thầm kín, trong sáng. Hoa thường được tặng cho nhau như một lời tỏ tình thầm kín trong ngày ngày kỷ niệm, những dịp đặc biệt. Trong phong thủy, ý nghĩa hoa bạch thiên hương chính là sự thuần khiết, trong sáng và tinh khôi. Sắc trắng chính là trạng thái màu sắc không rõ ràng nhất, chúng thích hợp và tương sinh với ngũ hành. Trong văn học, loại hoa này gắn liền với các dòng thi ca về vẻ đẹp về thần tiên, hương hoa tạo nên mùi hoa ngào ngạt, trong sáng, tạo ra sự linh thiêng.
Ngoài ý nghĩa trong ngũ hành và làm linh cảm sáng tác thì cây cũng mang ý nghĩa vô cùng tuyệt vời trong đời sống. Trà bạch thiên hương có hương thơm dịu nhẹ, có vị ngọt, mát, ít đắng hơn các loại trà thông thường. Việc sử dụng trà bạch thiên hương hằng ngày sẽ tạo một cảm giác thư thái, xua tan mọi ưu phiền, giải cảm ngày hè oi bức. Do có hình dáng bên ngoài không quá lớn, nhiều cành nhánh, cây được nhiều người trồng làm hàng rào xung quanh nhà. Hoa nở vào các tháng mùa mưa đã tạo nên một khung cảnh tràn ngập sắc trắng tinh khôi.
Ngày nay, nhờ phần thân gỗ mềm nên rất nhiều người sử dụng cây làm cây cảnh bonsai với nhiều thế đứng khác nhau từ thế thế hoành, thế trực, thế long cuốn thủy, thế tam đa hay thế ngũ phúc.
Cây bạch thiên hương ra hoa mấy lần trong năm?
Cây bạch thiên hương chính là giống cây ưa thích ánh sáng và độ ẩm, cây chịu hạn khá cao. Khi cây nở hoa sẽ mang lại ý nghĩa phong thủy vô cùng tốt đẹp cho người sở hữu. Vì vậy, việc cây bạch thiên hương ra hoa mấy lần trong năm được rất nhiều người quan tâm. Thực tế, giống cây hoa cảnh này không cho cố định hoa trong một thời điểm mà thay phiên nhau ra hoa trong suốt khoảng thời gian từ mùa xuân cho tới mùa mùa hè.
Vị trí đặt cây bạch thiên hương phong thủy
Ngôi nhà chính là nơi đem lại cảm giác bình yên, thoải mái, thư thái, an toàn cho bất kỳ ai trong chúng ta. Do đó, khi thiết kế nhà cửa hay bày trí thì gia chủ cũng cần quan tâm tới việc đưa các loại cây cảnh vào không gian nội thất. Việc này vừa giúp cho không gian được trong lành, tăng yếu tố thẩm mỹ, giúp gần gũi hơn với thiên nhiên lại vừa nâng cao yếu tố phong thủy. Để cây mang lại ý nghĩa phong thủy tốt đẹp nhất thì chúng ta nên quan tâm tới vị trí đặt cây. Một số vị trí đặt cây bạch thiên hương phong thủy là:
Cổng chính: Việc trồng cây ở cổng chính sẽ giúp thể hiện được cá tính, phong cách của gia chủ, vừa tạo nên sự cân bằng và điều hòa để đón nhận những dòng năng lượng tích cực cho ngôi nhà.
Lối đi: Đây là nơi đón khách, là nơi đón gió và cả những điều tốt đẹp đến với gia đình. Với vai trò là điểm khởi đầu, cửa chính luôn là khu vực trọng yếu mà bất cứ ai cũng nên lưu tâm vì nó đại biểu cho diện mạo của căn nhà.
Phòng khách: Những hướng cần tránh khi đặt cây kiểng ở phòng khách là Bắc, Tây Nam và Đông Bắc. Về vị trí, đừng nên đặt cây chắn lối đi hoặc dưới máy lạnh.
Phòng làm việc, phòng đọc sách: Có thể đặt cây ở bất kỳ vị trí nào trong phòng sách, nên chọn những loại cây bạch thiên hương để bàn nhỏ có kích thước nhỏ hoặc bonsai.
Phòng ngủ: Nếu bạn có mệnh Hỏa hoặc Mộc thì việc trồng bạch thiên hương trong phòng ngủ là hoàn toàn hợp lý. Không nên đặt cây trong phòng ngủ để ở ngay đầu giường.
Ban công, cửa sổ: Đây là nơi đón các dòng khí, dòng năng lượng và không gian nội thất. Vì Vì vậy, đây cũng là vị trí trồng bạch thiên hương vô cùng thích hợp.
Làm sao cho cây bạch thiên hương ra hoa
Sau khi trồng, chúng ta cần chú ý tới chu kỳ chăm sóc thì cây mới nở hoa đẹp. Từ 8 – 10 ngày sau khi trồng thì chúng ta nên bón phân bón lá hoặc rễ, cứ thực hiện như vậy theo chu kỳ 8 – 10 ngày/1 lần. Phân bón mà chúng ta nên sử dụng là phân vi lượng, phân siêu Bo, phân siêu lân. Nên bón phân cả thời điểm chuẩn bị ra hoa và ra hoa bằng phân hạt tan chậm để cây đậu quả tốt và không rụng quả. Mỗi vụ thu hoạch quả xong tiến hành cắt tỉa tất cả cành lá kết hợp bón phân để chuẩn bị cho vụ sau. Muốn cây ra nhiều hoa bạn cần cung cấp đủ nước, tưới nước thường xuyên ít nhất mỗi ngày một lần khi trời sáng sớm hoặc chiều muộn.
Cách khắc phục cây bạch thiên hương bị vàng lá
Nguyên nhân cây bạch thiên hương bị vàng lá: Số lần tưới nước quá ít, không khí khô, lượng bốc hơi lớn. Nước không đáp ứng nhu cầu, hoặc là mỗi lần tưới lượng nước quá ít. Chỉ tưới lên bề mặt đất, không đến được bộ rễ.
Cách khắc phục: Đảm bảo cây được tưới một cách điều đặn và thường xuyên ngay cả khi bạn phải đi chơi xa, hoặc quá bận rộn với vòng quay công việc.
Cách khắc phục cây bạch thiên hương không ra hoa
Cách khắc phục cây bạch thiên hương không ra hoa: Giảm hàm lượng phân bón, cắt tỉa đúng thời điểm.
Cách khắc phục cây bạch thiên hương bị rụng nụ
Cách khắc phục cây bạch thiên hương bị rụng nụ: Giữ cho đất luôn ẩm và tăng độ ẩm, ánh nắng trực tiếp. Sử dụng đất bầu làm từ than bùn để trồng cây.
Trên đây là toàn bộ thông tin về đặc điểm, ý nghĩa, vị trí đặt và cách chăm sóc cây bạch thiên hương ra hoa. Hy vọng bài viết này hữu ích cho cuộc sống của bạn, cảm ơn bạn đã đọc bài viết này!
Xem thêm: Cây xô thơm – Đặc điểm, tác dụng, cách dùng, cách trồng
Stt Hay -Cây ổ rồng hợp mệnh gì? Ý nghĩa, phân loại, cách trồng
Cây tùng bách có nên trồng trước nhà? Đặc điểm, ý nghĩa, đặc tính gỗ
Cây hoa hòe – Đặc điểm, tác dụng trà hoa hòe, ý nghĩa
Cây hương nhu là cây gì? Phân loại, tác dụng và cách trồng
Hơn 199+ Cap tiếng Anh hay về tình yêu ngọt hơn cả Ngôn Tình
[TOP] 199+ stt tháng cô hồn, cap hay về tháng cô hồn “ám ảnh” bạn đọc
#901 Cap tiếng Anh thả thính Chất và Lầy mới nhất: Auto đổ, Auto dính