Cây địa lan – Đặc điểm, ý nghĩa, cách trồng và chăm sóc
Cây địa lan chính là giống hoa cảnh quen thuộc đối với nhiều người, đây chính là giống cây cảnh sẽ mang lại cho không gian của chúng ta sự sang trọng, tinh tế và đẹp mắt. Đọc ngay bài viết dưới đây để tìm hiểu về đặc điểm, ý nghĩa, cách trồng và chăm sóc cây địa lan.
Đặc điểm cây hoa địa lan rừng
Cây địa lan có nguồn gốc từ Mexico, ngày nay giống cây này ngày càng được trồng phổ biến ở nhiều nơi. Đặc biệt, trong những dịp lễ, Tết, loại cây này còn được nhiều người yêu thích lựa chọn sử dụng làm cây hoa cảnh trang trí cùng với đào với mai. Cây địa lan thuộc họ thực vật Orchid (Lan) cây có danh pháp khoa học là cymbidium sinense, giống hoa này được mệnh danh là loại thực vật quý hiếm nhất, chúng được xếp vào top 3 loại cây quý hiếm hoàng vũ, hoàng điểm và đại hoàng. Sau Mexico thì Trung Quốc chính là cái nôi thứ 2 của loại cây này.
Ngày nay, cây du nhập tới hầu hết tất cả các nước có khí hậu cận nhiệt và nhiệt đới. Tại nước ta, cây được trồng lần đầu tiên ở Nam Định. Cây hoa địa lan rừng là giống cây thân thảo, sinh trưởng lâu năm trong tự nhiên, chiều cao trung bình trong khoảng 0,5 – 1,5m. Rễ cây có kích thước lớn, mềm, có hình trụ, màu xám nâu, có khả năng phân rễ nhanh rất nhanh và mạnh. Thân cây khá ngắn, phình to, có nhiều hình dạng từ hình bầu dục cho tới bán cầu, thân cây chính là bộ phận dự trữ nước và chất dinh dưỡng để nuôi cây, bộ phận này được gọi là giả hành.
Lá địa lan thon dài, nhọn một đầu, phần gốc lá ôm lấy thân, mép lá không có răng cưa, gân lá nổi rõ lên trên bề mặt. Lá địa lan mọc từ thân, độ dài và độ dày sẽ khác nhau tùy theo loài. Hoa địa lan có hình dáng giống cánh bướm, mọc tập trung thành cụm, một cụm hoa sẽ có khoảng 10 – 12 hoa. Hoa địa lan có màu sắc khá đa dạng, từ tím, vàng, đỏ cho tới trắng, kích thước sẽ nhỏ hơn các loại hoa lan khác. Khi so sánh với thân cây thì cành hoa địa lan sẽ có chiều cao gấp 2 lần. Quả địa lan là loại quả sóc, kích thước to nhỏ không đều, thon dài, khi chín sẽ tự động tách vỏ và nứt tung hạt ra ngoài. Hạt địa lan có hình tròn, kích thước nhỏ, bên ngoài thì có lớp tế bào mỏng trong suốt bảo vệ.
Cây địa lan trắng
Cây địa lan có khoảng 48 loài hoa khác nhau, hoa được phân loại theo tiêu chí về màu sắc hoa. Trong đó, phổ biến nhất chính là cây địa lan tím, cây địa lan vàng, cây địa lan trắng, cây địa lan đỏ. Mỗi loại hoa lại mang những ý nghĩa riêng, hoa địa lan trắng chính là giống cây được trang trí chủ yếu vào dịp Tết với ý nghĩa sức khỏe, tài lộc, may mắn đối với tất cả các thành viên trong gia đình. Đặc biệt, hoa địa lan trắng còn mang ý nghĩa về hình ảnh một cô gái thanh thuần, ngây thơ, trong sáng, đang ở độ tuổi tràn đầy sức sống đấy.
Cây hoa địa lan tím
Cây hoa địa lan tím có những đặc điểm bên ngoài tương tự cây địa lan trắng, hoa có màu tím đậm, dễ trồng. Loại cây này thường được trồng thành giàn che mát, trang trí tiểu cảnh sân vườn. Hoa địa lan tím mang ý nghĩa về sự may mắn, điềm lành, vẻ đẹp sang trọng và quý phái.
Cây hoa địa lan đỏ
Cây hoa địa lan đỏ mang sắc đỏ nổi bật, màu sắc hoa này thể hiện sự may mắn, trẻ trung và tươi mới, sự sắc sảo, quyến rũ của người phụ nữ thành công. Địa lan đỏ có số lượng hoa khá nhiều, đây chính là biểu tượng của sự may mắn, sung túc. Ngoài ra, loại cây này cũng có khả năng chống chịu sâu bệnh khá tốt, tốc độ sinh trưởng nhanh chóng. Cuối mùa xuân, chính là thời điểm hoa địa lan nở rộ nhất, hoa lưu hương liên tục trong 1 – 2 tháng.
Ý nghĩa hoa địa lan
Với bề ngoài sang trọng, đẹp mắt, việc trang trí cây địa lan sẽ mang lại nét thẩm mỹ cho không gian sống. Do đó, loại cây này thường được trồng trong chậu để bàn để trưng bày cho không gian sống và làm việc. Trong các dịp lễ, Tết hay các sự kiện quan trọng, không chỉ những chậu đào, mai, cúc được nhiều người lựa chọn mà địa lan cũng là một thứ hoa được rất nhiều người yêu thích. Hơn hết, cây mang lại cho con người nhiều giá trị về vật chất và tinh thần khiến cho loài hoa này ngày càng được phổ biến trong cuộc sống hơn.
Người ta biết tới hoa địa lan như một biểu tượng của sự quyền lực, thanh lịch, sang trọng, lịch lãm, quý phái. Cây có đa dạng màu sắc hoa, hình đáng cũng thay đổi tùy theo giống, do đó chúng ta có thể thoải mái lựa chọn theo nhu cầu của mình. Ý nghĩa của cây địa lan chính là lời chúc về mộc cuộc sống tràn đầy tình thương, sung túc, thịnh vượng, an khang, phát lộc, phát tài. Vì vậy, người dân Việt Nam đều khá yêu thích những chậu hoa địa lan trang trí cho không gian sống. Với vẻ ngoài kiêu sa, lịch lãm, hoa địa lan được xem là loài hoa vương giả của núi rừng.
Chúng không chỉ được sử dụng để trang trí cho phong thủy mà còn được dùng để làm quà tặng cho các dịp đặc biệt, dành tặng cho gia đình, cấp trên, đối tác, bạn bè. Hơn hết, việc bàn làm việc có một chậu địa lan sẽ giúp nâng cao hiệu quả công việc, giúp hăng say, nhiệt tình, sáng tạo, tạo sự hứng thú, giảm căng thẳng, áp lực công việc hơn. Ngay từ xưa, loại hoa này đã được xem là loài hoa quý mà chỉ có giới cầm quyền địa vị cao mới có đủ điều kiện để thưởng thức vẻ đẹp của nó. Ý nghĩa hoa địa lan mang lại giá trị tinh thần rất lớn đối với người dân Việt Nam.
Cách trồng củ địa lan
Chậu trồng: Nên lựa chọn chậu trồng có kích cỡ và hình dáng phù hợp với kích thước phát triển trong tương lai của củ địa lan. Nên thể lót dưới một lớp sỏi nhỏ để rễ cây không mọc lan ra ngoài chậu.
Ánh sáng: Nhiệt độ lý tưởng cho địa lan phát triển là 20-30 độ C, nên đặt chậu địa lan ở những nơi có nguồn ánh sáng tự nhiên nhưng không quá mạnh mẽ.
Đất trồng: Nên trộn hỗn hợp vỏ thông, sỏi, than củi cùng với đất để lan lớn nhanh và ra hoa đẹp. Chúng ta có thể sử dụng thêm rêu hoặc dương xỉ để giữ ẩm cho lan trong suốt quá trình sinh trưởng.
Cách trồng củ địa lan: Tách củ địa lan từ cây mẹ, sau khi tách xong thì hơ vết cắt vào lửa nóng, sau khi vết cắt khô lại thì chờ cho nguội và trồng trực tiếp củ địa lan này vào đất trồng. Sau khoảng 5 – 7 ngày thì củ địa lan sẽ mọc khoảng 5 – 6 chồi, lúc này loại bỏ các nhánh hỏng, thối, giữ lại duy nhất nhánh khỏe nhất.
Cách chăm sóc cây địa lan đất
Cách chăm sóc địa lan đất đúng kỹ thuật:
Tưới nước: Đây là giống cây khá ưa nước, nên tưới nước theo chu kỳ 3 – 4 ngày/1 lần. Vào những ngày mưa, độ ẩm cao thì không cần tưới. Cần kiểm soát độ ẩm ở mức từ 40 – 60%, mùa hè cần duy trì độ ẩm từ 70 – 90%. Nên tưới nước cho cây bằng bình phun sương, hạn chế tưới quá mạnh gây hỏng chồi non và mầm hoa bị biến dạng. Khi tưới không chỉ làm ướt bề mặt mà phải để nước thấm dưới đáy chậu.
Phòng trừ sâu bệnh cây cây địa lan: Khi cây gặp các bệnh như cháy lá, thối rễ, đốm nâu, vàng lá, nên thực hiện một số biện pháp thủ công, hạn chế sử dụng các chế phẩm hóa học để diệt sâu bệnh.
Cắt tỉa cành: Để có dáng đẹp, cần thường xuyên cắt tỉa, uốn nắn cho cây.
Phân bón: Nên bón phân theo chu kỳ 1 lần/1 tháng, nên tập trung phân bón ở thời điểm cây ra hoa và chuẩn bị ra hoa.
Trên đây là toàn bộ thông tin về đặc điểm, ý nghĩa, cách trồng và chăm sóc cây địa lan. Hy vọng bài viết này hữu ích cho cuộc sống của bạn, cảm ơn bạn đã đọc bài viết này!
Xem thêm: Cây đậu rồng – Tuổi thọ, tác dụng, cách trồng và hình ảnh
Sinh Vật Cảnh -Cây đậu rồng – Tuổi thọ, tác dụng, cách trồng và hình ảnh
Cây dã hương nghìn năm tuổi – Đặc điểm, tác dụng, cách dùng
Cây tùng đen hợp mệnh gì? Ý nghĩa, tác dụng, cách chăm sóc
Cây chỉ thiên – Đặc điểm, phân loại, tác dụng và cách dùng
Cây chàm là cây gì? Giá trị kinh tế và đặc tính gỗ chàm
Cây cá vàng hợp mệnh gì? Đặc điểm, cách trồng và chăm sóc
Cây cà độc dược – Đặc điểm, tác dụng và tác hại cần lưu ý