Cây điên điển – Đặc điểm, tác dụng, cách chế biến và cách trồng

Mỗi năm, vào dịp tháng 7 âm lịch thì nước lại đổ về các cánh đồng của khu vực Nam Bộ. Mùa nước nổi mang tới cho người dân nơi đây nhiều tôm cá, những món đặc sản mà chỉ riêng nơi đây mới có. Nếu là người con của vùng đất Nam Bộ chắc hẳn chúng ta cũng đã quen với cây điên điển, một loại cây rau có hương vị thơm ngon, nấu được nhiều món ăn khác nhau từ gỏi cá cho tới món xào. Đọc ngay để tìm hiểu về đặc điểm, tác dụng, cách chế biến và cách trồng cây điên điển. 

Nội Dung Chính

Cây điền thanh và cây điên điển có phải là một loại?

Hoa điên điển chính là một mặt hàng rau tươi ngon được bày bán ở khắp các chợ, siêu thị của khu vực Nam Bộ. Cây điên điển là giống cây dễ thấy, có mặt ở khắp các mé sống, đầm ruộng, bờ đê mỗi khi mùa nước nổi về. Loại rau này được dùng để chế biến rất nhiều món ăn khác nhau thơm ngon và bổ dưỡng. Ngoài ra, chúng được sử dụng để làm thuốc trừ giun sán, chống viêm sưng, kháng sinh, dịu cơn đau,… Loại cây này còn được biết tới với nhiều tên gọi khác như cây điền thanh thân tía, cây điền thanh bụi, cây muồng rút, cây điền thanh,…

Cây điền thanh và cây điên điển có phải là một loại?

Cây điền thanh và cây điên điển có phải là một loại?

Cái tên cây điền thanh được sử dụng khá nhiều, thực tế cây điền thanh và cây điên điển là cùng một loại. Giống thưc vật này có danh pháp khoa học là sesbania sesban (Jacq) w.wight, thuộc họ Đậu. Cây mọc hoang dại ở nhiều nơi nên thích nghi khá tốt với nhiều loại môi trường sống khác nhau. Khi cây trưởng thành, chiều cao trong khoảng 1 – 4m, mọc tập trung thành bụi. Thân cây nhẵn bóng, phân nhiều nhánh và có nhiều những sọc màu tím xanh. Rễ điên điển sinh trưởng trong độ sâu 60 – 70cm so với mặt đất, rễ có khả năng cộng sinh với vi khuẩn tạo nên những nốt sần có khả năng cải tạo thành phân xanh. 

Cây điên điển là giống thực vật có sức cạnh tranh khá cao. Hoa mọc tập trung thành cụm, kích thước lớn, mỗi cụm hoa sẽ có khoảng 8 – 10 bông. Quả thuộc dạng quả đậu, chiều dài trong khoảng 20 – 30cm, bên trong có chứa nhiều hạt nhỏ màu nâu. Cây tái sinh tự nhiên bằng cách tự động tách vỏ khi già và rơi xuống đất. Người dân thường sử dụng hoa và lá điên điển để chế biến thành nhiều món ăn khác nhau như rau luộc, làm dưa chua, làm gỏi trộn thịt gà, nấu canh. Theo nhiều chia sẻ của người dân trồng điên điển thì loại cây này thích hợp thu hoạch nhất vào buổi chiều. Lúc này, hoa mới bắt đầu hé nhụy. hoa và lá sẽ tươi tắn hơn việc thu hoạch các buổi khác trong ngày.

Cây điên điển sống ở đâu?

Cây điên điển thường được trồng để thu hái lấy phần lá, bông và hạt được dùng chế biến món ăn; cành lá thì làm phân xanh hoặc làm thuốc; Thân thì đem về làm củi đốt, phẩn thân phình to, ngập dưới nước dùng làm nút chai, làm mũ. Do có nhiều công dụng trong đời sống nên việc cây điên điển sống ở đâu được rất nhiều người quan tâm. Tại Việt Nam, cây có mặt ở khắp các nơi có mùa nước nổi trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, Hà Nam, Hưng Yên, Ninh Bình, Hải Dương và khu vực Đồng Tháp Mười. Trên thế giới, cây mọc tập trung nhiều ở Campuchia, Thái Lan, Việt Nam, hạ lưu sông Mekong. 

Cây điên điển trị bệnh gì?

Theo nhiều nghiên cứu của y học hiện đại, lá điên điển có chứa hàm lượng cao polyphenol, tanin, saponins, xenlulozơ, đường, protid. Bên trong hạt điên điển có chứa hàm lượng cao protein. Vì vậy, cây điên điển chính là loại thực phẩm có chứa hàm lượng dinh dưỡng quý giá. Tại Ấn Độ, người ta dùng hạt điên điển như một loại thực phẩm cứu đói. Vậy theo y học, cây điên điển trị bệnh gì? Theo y học cổ truyền, hoa và lá điên điển có vị ngọt, hơi đắng, tính mát, có công dụng điều trị táo bón, ăn uống kém, mất ngủ, chữa cảm sốt do phong nhiệt, nhuận trường, giải độc, thanh nhiệt, an thần, lợi tiểu.

Cây điên điển trị bệnh gì?

Cây điên điển trị bệnh gì?

Nước sắc từ lá điên điển có hoạt chất tẩy mạnh nên được người dân sử dụng để làm thuốc điều trị giun sán, mụn nhọt, áp xe, làm dịu vùng da bị viêm nhiễm, giảm đau, chống viêm. Cao được nấu từ lá điên điển có thể bôi ngoài da để điều trị ngứa, phát ban, tiêu diệt côn trùng và làm tan máu bầm. Cao dán bào chế từ lá điên điển có công dụng điều trị áp xe, sưng mủ, chữa nhọt đầu đinh, chữa sưng viêm thấp khớp. Rể điên điển được dùng trong nhiều bài thuốc điều trị bọ cạp cắn, mụn nhọt hoặc áp xe. 

Nhựa điên điển có công dụng chữa bệnh giời leo rất hiệu quả. Hạt điên điển có công dụng điều trị tiêu chảy, điều hòa kinh nguyệt, giúp da săn chắc, điều trị ngứa và kích ứng da. Hoa điên điển chủ yếu được sử dụng để nấu ăn và làm thành trà uống có tác dụng.

Cây điền thanh ngoài Bắc

Ở miền Bắc, người ta gọi cây điên điển là cây điền thanh. Nếu cây điên điển ở Nam Bộ mang một ý nghĩa tuyệt vời trong ẩm thực thì cây điền thanh ngoài Bắc mang ý nghĩa tốt đẹp trong y học và nông nghiệp. Tại đây, người ta biết tới cây điền thanh như một loại thứ phân xanh thiên nhiên thần dịu, chúng có công dụng cải tạo độ đạm cho đất (hình như từ nốt sần gì đó trên rễ), hút nitơ từ khí trời (kiểu kiểu bèo hoa dâu). Khi cây sinh trưởng tới một độ tuổi nhất định thì người ta sẽ dùng cây để làm phân xanh luôn. Có thể nói, điền thanh là một người bạn thân thiết với nghề nông với những ưu thế hơn hẳn so với các loại phân đạm nhân tạo.

Cách chế biến rau điên điển

Cứ vào khoảng tháng 7 – 10 hằng năm, khi mùa nước lên thì khách du lịch lại được thưởng thức những món đặc sản của vùng nước miền Tây. Cây điên điển chính là thứ đặc sản mà bất cứ ai trong chúng ta khi du lịch tới đây đều cần phải thưởng thức. Một số món ăn được chế biến từ rau điên điển như canh chua bông điên điển, bông điên điển bún nước lèo, điên điển chấm mắm kho, điên điển chấm cá kho lạt, điên điển xào tôm, gỏi điên điển. 

Canh chua bông điên điển: Bông điên điển sau khi hái, nhặt sạch, rửa sạch, để ráo. Tiếp đó chúng ta đun một nồi nước sôi, cho cá vào bên trong, vắt chanh, nêm nếm gia vị sao cho hợp khẩu vị, có thể thêm vài loại rau gia vị để món canh trông bắt mắt hơn.

Cách chế biến rau điên điển

Cách chế biến rau điên điển

Món gỏi bông điên điển: Làm sạch bông điên điển, bóp chung cùng với rau thơm, tôm, thịt heo là đã có một món ăn đặc sản của người miền Tây.

Gỏi tép đồng bông điên điển: Trộn bông điên điển với giấm đường hoặc nước me cùng với các loại rau củ khác như cà chua, dưa leo, rau thơm, thịt ba chỉ vừa nạc vừa mỡ, giò chả, tôm luộc, tép ram. 

Cách trồng cây bông điên điển Thái

Cây bông điển Thái chính là giống cây cho thu hoạch hoa, lá, quả, hạt quanh năm. Đây chính là giống cây mới nhưng được rất nhiều người nông dân lựa chọn. 

Đất trồng: Nên cày bừa cho đất thật tơi xốp. Bơm nước ngập ruộng, sau đó rút khô nước từ từ. 

Phương pháp trồng: Cây trồng chủ yếu bằng hạt giống. Có thể thu hái hạt giống từ vụ thu hoạch trước. 

Cách trồng cây bông điên điển Thái: Gieo vãi hạt giống trên khu vực đất trồng đã chuẩn bị. Ngay sau khi trồng nửa tháng thì bón khoảng 20kg urê/1ha. Từ lúc này về sau chúng ta không cần bón thâm bất cứ loại phân bón nào nữa. Sau khoảng 2 – 3 tháng là chúng ta có thể tiến hành thu hoạch đợt đầu tiên.

Thu hoạch: Nên thu hoạch cây vào lúc sáng sớm, tránh thu hoạch buổi chiều bởi đây là thời điểm chất lượng hoa giảm sút. Với mỗi 1000m2 chỉ nên thu hoạch khoảng 1kg hoa mỗi ngày.

Cách trồng cây bông điên điển Thái

Cách trồng cây bông điên điển Thái

Trên đây là toàn bộ thông tin về đặc điểm, tác dụng, cách chế biến và cách trồng cây điên điển. Hy vọng bài viết này hữu ích cho cuộc sống của bạn, cảm ơn bạn đã đọc bài viết này!

Xem thêm: Cây địa lan – Đặc điểm, ý nghĩa, cách trồng và chăm sóc

Sinh Vật Cảnh -