Cây lá cách – Đặc điểm, tác dụng, cách chế biến và cách trồng
Cây lá cách là giống rau gia vị thường xuyên được sử dụng trong các bữa ăn hằng ngày của người Việt Nam. Ngoài ra, loại cây này còn được biết tới là một loại thuốc quý có nhiều công dụng trong việc điều trị bệnh. Đọc ngay bài viết dưới đây để tìm hiểu về đặc điểm, tác dụng, các món ăn nấu từ lá cách và cách trồng loại cây này.
Đặc điểm cây lá cách
Cây lá cách còn được biết tới với danh pháp khoa học là premna integrifolia, tại nước ta loại cây này còn được biết tới với nhiều tên gọi khác như cây lộc cách, cây cách biển, cây vọng cách,… Hiện tại, giống cây này mọc hoang dại ở khắp nơi tại Việt Nam, có mặt tại hầu hết các nước của khu vực Châu Úc, Philippines, Indonesia, Ấn Độ, Mangat, Campuchia, Lào. Đặc điểm cây lá cách dễ nhận biết như sau:
Cây lá cách là giống thực vật thân thảo, là giống cây có kích thước nhỏ, phân nhiều cành nhánh, một cây trưởng thành có chiều cao lên tới 8m, thân cây mọc thẳng, vỏ ngoài có nhiều gai nhọn bảo vệ. Lá cách có nhiều hình dáng khác nhau từ bầu dục cho tới hình trái xoan, phần lá trên hơi tù hoặc nhọn tùy theo từng giống khác nhau. Mặt lá dưới sẽ có nhiều lông, đặc biệt là các gân lá. Lá cách trưởng thành sẽ có chiều dài trong khoảng từ 10 – 16cm, chiều rộng khoảng 5 – 6cm hoặc có thể lớn hơn. Khi còn non thì mặt lá sẽ có màu xanh nhạt, khi già sẽ chuyển dần sang màu xanh đậm hơn.
Quả cây lá cách có kích thước rất nhỏ, đường kính quả trong khoảng 3 – 4cm, quả có hình trứng, màu đen, khi chín thì bên ngoài sẽ xù xì, phần đầu sẽ lõm xuống, chia thành 4 ngăn, mỗi ngăn sẽ chứa 1 hạt. Cây lá cách tỏa ra mùi thơm khá dễ chịu, lá cây có mùi khá hắc, rễ cây có mùi thơm. Dược liệu thường được thu hái quanh năm, có một số nơi dùng vỏ cây, có một số nơi lại dùng rễ. Lá cách sau khi được thu hái sẽ rửa sạch, sấy khô và tiến hành sao vàng để sử dụng, lá có mùi thơm khá dễ chịu nên người ta dùng luôn lá cách tươi để ăn sống hoặc ăn kèm với các loại bánh khác.
Lá cách miền Bắc gọi là gì?
Lá cách chính là giống cây được sử dụng nhiều trong ẩm thực và y học, mỗi một vùng miền lại gọi cây với những cái tên khác nhau. Vậy, lá cách miền Bắc gọi là gì? Tại miền Bắc, lá cách được gọi là cây vọng cách.
Cây lá cách mọc ở đâu?
Cây lá cách mọc ở đâu cũng được rất nhiều người quan tâm. Loại cây này thường xuất hiện nhiều ở những nơi có đất thịt pha cát, đất phèn, vách núi, bìa rừng, thềm ao của khu vực miền Tây Nam Bộ. Trên thế giới, cây mọc nhiều ở các nước Châu Á.
Tác dụng của lá cách
Theo nhiều nghiên cứu, bên trong các bộ phận của cây như rễ, thân, hoa, lá có chứa hàm lượng tinh dầu, đường khử, polysaccharide, flavonoid, iridoid cao, premnin, ganiarin, Fe, Zn, Na, Mg, K. Theo y học cổ truyền, dược liệu lá cách có tính bình, vị ngọt, chát nhẹ, có công dụng tăng cường hệ tiêu hoá, thanh nhiệt, mát gan, tăng cường trí nhớ, giúp tăng cường hệ thần kinh, giảm co thắt tim. Tác dụng của lá cách được y học hiện đại công nhận chính là giảm chấn thương, bệnh lý về gan, giúp gan ít bạc màu hơn và các điểm tổn thương, bảo vệ gan, chống men gan cao, điều trị viêm gan.
Vị dược liệu này cũng có hàm lượng các hợp chất hóa học có công dụng ngăn ngừa nóng trong người, nóng gan, nổi mụn nhọt, ngăn ngừa nhiệt miệng, giải rượu do lạm dụng rượu bia, giải độc tố, thanh nhiệt, mệt mỏi do viêm gan B, vàng da, giảm sưng phù gan, giảm hàm lượng protein. Ngoài ra, vị dược liệu này còn có khả năng nấu nước uống để hỗ trợ tan sỏi, thông tiểu tiện, điều trị bệnh viêm đường tiết niệu, thấp nhiệt, thận yếu.
Theo y học cổ truyền, cây lá cách được sử dụng phổ biến trong Đông Y với công dụng giảm huyết áp, giảm sức cản ngoại biên và cơ thể bất ổn, hành khí hoạt huyết, tăng lưu thông máu, điều trị bệnh khó ngủ, hay cáu giận, đỏ mặt, điều hoà huyết áp do can hỏa vượng gây ra. Nhìn chung, các nghiên cứu y học hiện đại về cây lá cách còn khá ít ỏi. Tuy nhiên, chúng ta không thể khẳng định được các bài thuốc chữa bệnh từ loại cây này đã thực sự hiệu quả trong dân gian.
Cách dùng cây lá cách nấu nước uống lợi sữa
Đối với phụ nữ sau sinh, cây lá cách được xem là một dược liệu có tác dụng lợi sữa, giúp trẻ có thể tiêu hóa thuận tiện hơn. Nguyên nhân của việc tắc sữa chính là ăn uống chưa hợp lý, đồ ăn có mùi mạnh, chưa chín kỹ, ăn đồ tái sống. Có một số người mẹ không có sữa cho con, có một số lại có nhiều sữa nhưng khi trẻ uống vào lại dễ bị ọc, khó tiêu.
Cách dùng cây lá cách nấu nước uống lợi sữa: Chuẩn bị một cành lá cách còn nguyên lá và cành, thái thành từng lát mỏng, phơi khô. Mỗi ngày, dùng khoảng 50g lá cây cách phơi khô nấu cùng với 1 – 2 lít nước, đun thêm 15 phút sau khi nước sôi thì tắt bếp. Chắt lấy nước, uống thay nước lọc hằng ngày, duy trì ít nhất việc uống nước trong vòng 1 tháng và nhiều nhất là 3 tháng.
Món ăn từ lá cách
Lá cách không phải loại thực phẩm nào xa lạ với mâm cơm người Việt, loại lá này có vị thơm, được ăn kèm cùng với các món chiên, nướng khác nhau. Trong đó, chúng ta không thể không kể tới món bánh xèo ăn kèm lá cách và các loại rau vườn khác như lá xoài, củ nèo. Món ăn từ lá cách nổi tiếng chính là món lươn um lá cách. Cách thực hiện như sau:
Chuẩn bị: Tiến hành làm sạch lươn, dùng quả hạnh hoặc phèn chua rửa sạch nhớt ở bên ngoài, dùng 300ml nước cốt dừa nguyên chất và 100g lá cách cùng với 50g đậu phộng.
Chế biến: Cho nước cốt dừa vào chảo, nấu sôi rồi bỏ lươn vào bên trong, nêm gia vị sao cho vừa ăn. Nấu tiếp tục trong vòng 5 – 7 phút rồi cho lá cách vào, đậy nắp trong vòng 3 phút. Cuối cùng là tắt bếp, cho đậu phộng vào bên trong.
Đây là món ăn ngon, đồng thời cũng là bài thuốc an thần, bồi bổ sức khỏe. Nếu bạn muốn ngủ thật ngon nữa thì thường xuyên ăn lá cách trong những bữa cơm.
Cách trồng cây lá cách
Lá cách là giống cây ưa thích độ ẩm, chịu bóng râm tốt, là loại thảo dược trồng được trên nhiều loại đất khác nhau.
Đất trồng: nên tiến hành cày bừa, san phẳng và dọn cỏ sạch trước khi trồng 5 – 7 ngày.
Thời vụ: Vụ thu trồng từ cuối tháng 6 đến đầu tháng 8 và vụ xuân trồng trong tháng 2, tháng 3.
Cách trồng cây lá cách: Cây sinh sản hữu tính, được trồng bằng phương pháp tách gốc và giâm cành. Dùng hom và gốc giống trồng thẳng ra nơi đã được chuẩn bị. Nếu trồng theo hàng thì rạch hàng cách hàng 16 – 20cm. Cây cách cây 10 – 12cm, trồng sâu từ 8 – 15m.
Lượng phân bón lót: tiến hành bón khoảng 0,5 – 1kg phân chuồng hoai mục cho 1m2 trồng cây lá cách. Ngay sau khi bón thì dùng vòi ô doa tưới nhẹ cho chặt gốc.
Tưới nước: Đất cần được giữ ẩm thường xuyên, khi trời nắng quá lớn thì nên che chắn để cây không bị chết khô.
Bón phân: Khi cây ra lá mới thì nên thực hiện bón thúc lần đầu theo chu kỳ 3 – 4 tháng/1 lần. Tăng cường lượng phân bón cho cây khi cây mới ra hoa, chuẩn bị ra hoa, đậu quả.
Cắt tỉa: Ngay sau khi trồng nửa tháng thì tiến hành cắt tỉa những lá vàng, già để cây sinh trưởng ra những lá cách non, khỏe mạnh.
Trên đây là toàn bộ thông tin về đặc điểm, tác dụng, các món ăn nấu từ lá cách và cách trồng cây lá cách. Hy vọng bài viết này hữu ích cho cuộc sống của bạn, cảm ơn bạn đã đọc bài viết này!
Xem thêm: Cây kim tuyến – Đặc điểm, phân loại, tác dụng và cách dùng
Sinh Vật Cảnh -Cây kim tuyến – Đặc điểm, phân loại, tác dụng và cách dùng
Cây khúc khắc – Đặc điểm, phân loại, tác dụng và cách trồng
Cây hồng ngọc mai hợp mệnh gì? Ý nghĩa, cách trồng và chăm sóc
Cây hoàng đàn là cây gì? Giá trị kinh tế, cách trồng, hình ảnh
Cây điên điển – Đặc điểm, tác dụng, cách chế biến và cách trồng
Cây địa lan – Đặc điểm, ý nghĩa, cách trồng và chăm sóc
Cây đậu rồng – Tuổi thọ, tác dụng, cách trồng và hình ảnh