Cây lá gấm – Đặc điểm, ý nghĩa, tác dụng và cách trồng

Cây lá gấm chính là giống cây cảnh lá có hình dáng bên ngoài đẹp mắt, độc đáo, mang ý nghĩa phong thủy tốt đẹp. Đọc ngay bài viết dưới đây để tìm hiểu về đặc điểm, ý nghĩa, tác dụng và cách trồng cây lá gấm. 

Nội Dung Chính

Đặc điểm cây lá gấm ngũ sắc

Cây lá gấm có danh pháp khoa học là solenostemon, thuộc họ Lamiaceae (Bạc Hà). Đây chính là giống cây cảnh lá góp phần tô điểm thêm cho không gian nét sặc sỡ, đáng yêu. Loại cây này khá đa dạng màu sắc nên được sử dụng để trồng trong công viên, làm cây công trình, làm cây trồng nền, cây trang trí tiểu cảnh sân vườn, trồng hành lang, trồng viền,… Đây chính là giống thực vật có sự kết hợp màu khá đặc biệt mà rất hiếm có loại thực vật nào có thể so sánh được. Các màu sắc của 2 gam màu nóng, lạnh đã kích thích được rất nhiều người làm vườn. Cây dễ trồng, dễ chăm sóc và được trồng nhiều trong vườn hoa, giỏ treo, ban công, trồng chậu.

Đặc điểm cây lá gấm ngũ sắc

Đặc điểm cây lá gấm ngũ sắc

Cây lá gấm ngũ sắc nằm trong phân họ Nepeta Idea, chi Solenostemon (Coleus). Loại cây này có tên tiếng Anh là coleus blumei hoặc plectranthus scutellarioides. Cây có nguồn gốc từ Malaysia và các nước trong khu vực Đông Nam Á. Đây chính là giống cây thân thảo, sinh trưởng lâu năm trong tự nhiên, thân cây có màu xanh, nhẵn bóng, chiều cao trong khoảng 30 – 60cm, thời kỳ ra hoa trong khoảng tháng 6 – 10 hằng năm. Giống thực vật này có hình trứng, mép lá có nhiều răng cưa, mặt lá trên có màu tía đỏ, mặt lá dưới có màu xanh lục hoặc vàng tươi tùy vào giống. Viền lá không đều nhau, chỗ lớn chỗ nhỏ không theo quy luật. 

Lá gấm có cuống lá khá dài, mỏng, màu sắc trùng với màu của lá. Đây chính là giống cây cảnh thân cỏ, có nhiều cành nhánh, lá to mọc đối xứng hai bên. Cây sinh trưởng tập trung thành bụi, chiều cao khi trưởng thành khoảng 30 – 50cm. Màu sắc lá được thấy phổ biến nhất chính là màu xanh, màu vàng hoặc đỏ tía. Hoa mọc tập trung thành cụm, mọc ra từ đầu cành, lá bắc có màu đỏ tía, thời gian lưu hoa nhanh, hoa có kích thước nhỏ, cuống hoa ngắn. Hiện nay, cây lá gấm được lai tạo thành nhiều màu sắc phong phú, sặc sỡ, giúp thu hút được nhiều ánh nhìn, thích hợp trồng làm cây cảnh phong thủy, cây trang trí văn phòng, tiểu cảnh. 

Cây lá gấm đỏ

Cây lá gấm đỏ chính là giống cây thân thảo thích nghi tốt với khí hậu nhiệt đới của nước ta. Đây chính là 1 trong những màu sắc cây lá gấm được trồng và sử dụng nhiều nhất. Bề mặt lá có khá nhiều lông, nhìn tổng thể sẽ trông khá giống cây tía tô cảnh. Do đó, nhiều người thường hay nhầm lẫn loại cây này với cây tía tô ăn. Đây chính là giống cây lá gấm mới, viền lá nhạt chứ không vàng giống cây cũ. Giá của chúng cũng sẽ tùy thuộc vào màu sắc và số lượng cành và lá trên cây.

Cây lá gấm đỏ

Cây lá gấm đỏ

Cây lá gấm xanh

Cây lá gấm xanh chính là giống lá gấm phổ biến, lá có màu xanh lục, gân lá có màu trắng, nổi rõ lên trên bề mặt. Hiện tại, giống lá gấm này chính là giống cây có giá thành rẻ nhất trên thị trường.

Cây lá gấm xanh

Cây lá gấm xanh

Ý nghĩa cây lá gấm phong thủy

Cây lá gấm có nhiều màu sắc khác nhau đã trở thành giống cây cảnh được trồng nhiều ở trường học, công viên. Cây khá dễ chăm sóc, sinh trưởng và phát triển khá nhanh nên được nhiều người trồng để che lấp chân tường, chân cột, trang trí viền hiệu quả. Đây chính là giống cây được rất nhiều người ưa chuộng để thi công tường xanh, trang trí nội thất,… Hiện tại, giống cây này còn được trồng trong phong thủy với mục đích cải vận người trồng. 

Nhiều người cho rằng, việc trồng loại cây này trong nhà sẽ mang tới cho chúng ta niềm vui, may mắn cho gia đình. Ý nghĩa cây lá gấm phong thủy cũng được rất nhiều nhà nghệ thuật đánh giá cao. Giống cây này có đa dạng các chủng loại cũng như màu sắc khác nhau, vì vậy việc trồng cây lá gấm sẽ tạo nên không gian vui tươi, hạnh phúc cho những nơi trồng nó. Hoa lá gấm cũng mọc tập trung thành cụm, màu sắc hoa thay đổi từ xanh tới đỏ, tượng trưng cho may mắn, sum vầy và hạnh phúc.

Ý nghĩa cây lá gấm phong thủy

Ý nghĩa cây lá gấm phong thủy

Cây lá gấm hợp mệnh gì?

Là giống cây được sử dụng trong phong thủy với mục đích cải vận người trồng nên việc cây lá gấm hợp mệnh gì được rất nhiều người quan tâm. Theo nhiều chuyên gia phong thủy thì cây lá gấm là giống cây ứng với mệnh Hỏa mà mệnh Hỏa chính là bản mệnh tượng trưng cho sự nhiệt huyết, đam mê, sức sống mãnh liệt. Tính cách người mang bản mệnh Hỏa cũng luôn tràn đầy nhiệt huyết, quyết đoán, mạnh mẽ. Mà Hỏa tương sinh với Mộc, do đó cây lá gấm sẽ hợp nhất với 2 bản mệnh đó là Hỏa và Mộc. 

Cây lá gấm là một trong những loại cây phong thủy hợp và mang lại may mắn cho người mệnh Hỏa. Ngoài mệnh Hỏa và Mộc thích hợp trồng loại cây này thì chúng ta cũng cần quan tâm tới yếu tố năm sinh. Năm sinh thích hợp trồng loại cây này đó là Kỷ Mùi (1979, 2039), Mậu Ngọ (1978, 2038), Kỷ Sửu (1949, 2009), Mậu Tý (1948, 2008), Ất Tỵ (1965, 2025), Giáp Thìn (1964, 2024), Đinh Mão (1987, 1927), Bính Dần (1986, 1926), Bính Thân (1956, 2016), Ất Hợi (1995, 1935), Giáp Tuất (1934, 1994).

Cây lá gấm hợp mệnh gì?

Cây lá gấm hợp mệnh gì?

Cây lá gấm đỏ có tác dụng gì?

Nhiều người thường thắc mắc không biết cây lá gấm đỏ có tác dụng gì? Như đã đề cập ở phần đầu bài viết, tác dụng của cây lá gấm là mang tới sự rực rỡ, tô điểm không gian. Đây cũng là lý do vì sao cây được sử dụng để trồng trong các khuôn viên công cộng, khu vui chơi giải trí và trong sân vườn tại nhà.

Cây lá gấm đỏ có tác dụng gì?

Cây lá gấm đỏ có tác dụng gì?

Cách trồng cây lá gấm Thái

Cách nhân giống cây: Cây được nhân giống chủ yếu bằng phương pháp giâm cành và gieo hạt. Cành giâm cần có chiều dài khoảng 10 – 15cm, không sâu bệnh, khỏe mạnh. Nếu trồng bằng phương pháp gieo hạt thì hạt sẽ có kích thước lớn, to đều, mẩy, chắc. 

Đất trồng: Trồng cây ở khu vực đất trồng tơi xốp, giàu dinh dưỡng. Nếu trồng chậu thì cần có lỗ thoát nước lớn.

Cách trồng cây lá gấm Thái: Cắm cành giâm hoặc hạt giống trực tiếp vào đất, sau đó tưới nước dạng phun sương lên toàn bộ bề mặt trồng. Nên tiến hành làm giàn che nắng cho cây để cây nhanh chóng phát triển. Nếu trồng số lượng lớn thì khoảng cách trồng tối thiểu là 15 – 20cm. Nên trồng cây ở nơi có nắng không quá gay gắt, bởi cây ưa bóng và dễ dàng bị cháy lá khi gặp ánh nắng mặt trời.

Cách trồng cây lá gấm Thái

Cách trồng cây lá gấm Thái

Cách chăm sóc hoa cây lá gấm

Để cây lá gấm ra hoa thì chúng ta tiến hành chăm sóc cây như sau: 

Ánh sáng: Có thể đặt cây trong phòng điều hòa suốt ngày nhưng cần cho phơi nắng 1 – 2 tiếng mỗi tuần. Tuyệt đối không để cây phơi ánh sáng trực tiếp từ mặt trời.

Nhiệt độ: Nhiệt độ thích hợp cho cây sinh trưởng là từ 18-24°C.

Nước: Luôn giữ ẩm đất và tưới nước cho cây mỗi ngày vào buổi sáng. Nếu trời quá nóng thì có thể tưới phun sương lên toàn bộ bề mặt trồng để tăng độ ẩm và làm mát không khí. 

Cắt tỉa: Hoa cây lá gấm mọc ở trung tâm của tán lá, do đó nếu không tiến hành cắt tỉa đi những chiếc lá héo, xấu thì hoa khi nở sẽ không được đẹp. Tuy nhiên, người ta thường không giữ lại hoa mà sẽ cắt bỏ hoa trước khi nở để giữ phần lá được xanh tốt.

Sâu bệnh: Cây thường xuyên gặp tình trạng cành mọc vượt tán, lá vàng và rụng nhiều, lá mềm, héo rũ xuống. Nên tiến hành xoay chậu theo tuần, cắt bỏ những lá vàng đi và tưới thật nhiều nước khi thấy cây và đất quá khô. 

Phân bón: Nên tiến hành bón phân bón lá theo chu kỳ 2 – 3 tháng/1 lần, hòa tan phân với nước và bón vào thời điểm chiều mát.

Cách chăm sóc hoa cây lá gấm

Cách chăm sóc hoa cây lá gấm

Trên đây là toàn bộ thông tin về đặc điểm, ý nghĩa, tác dụng và cách trồng cây lá gấmHy vọng bài viết này hữu ích cho cuộc sống của bạn, cảm ơn bạn đã đọc bài viết này!

Xem thêm: Cây lát hoa – Đặc điểm, phân loại và thời gian thu hoạch

Sinh Vật Cảnh -