Cây mướp – Đặc điểm, quá trình phát triển, cách trồng, hình ảnh
Cây mướp không những là một thực phẩm quen thuộc trong bữa ăn hàng ngày mà còn là một loại thảo dược tốt cho sức khỏe. Đọc ngay bài viết sau để tìm hiểu về đặc điểm, quá trình phát triển, cách trồng và hình ảnh cây mướp trong tự nhiên.
Đặc điểm của cây mướp
Mướp là một loài dây leo, được trồng chủ yếu để thu hái quả sử dụng trong ẩm thực. Theo nhiều nghiên cứu, bên trong quả mướp có chứa hàm lượng dưỡng chất tốt cho sức khỏe con người. Ở nước ta, cây được trồng ở khắp các tỉnh thành trên cả nước, chủ yếu để lấy quả làm thực phẩm. Giống cây này là loài bản địa của Bắc Phi, lần đầu tiên được khoa học mô tả vào năm 1846. Theo Đông Y quả mướp có vị ngọt, tính bình, có công dụng lợi tiểu, tiêu đờm, thanh nhiệt, trừ thấp, mát máu, làm ra sữa, giải độc, thông kinh mạch, khỏi lở sưng đau nhức, bổ khí an thai.
Trong nhân hạt mướt có 41 – 45 % chất dầu, quả mướp có chất saponin, chất nhầy, xylan, chất béo protein (1.5%) vitamin B và C, muối nitrat. Quả mướp sau khi già được dùng làm xơ mướp để rửa bát và có thể ép làm mũ. Mướp được trồng vào mùa xuân, người nông dân trồng để lấy quả ăn, nấu canh hay xào.
Đặc điểm cây mướp dễ nhận biết như sau: Thân có góc cạnh, màu lục nhạt. Quả có số lượng hạt rất nhiều, hình trứng, màu nâu nhạt dài 12mm, rộng 8 – 9 mm hơi có rìa. Mặt ngoài vỏ quả màu lục nhạt, trên có những đường màu đen, chạy dọc theo chiều dài quả. Quả có hình thoi hay hình trụ, không mở. Quả dài 25 cm đến 100 cm, có khi hơn. Hoa có màu vàng, hoa đực mọc thành chùm, hoa cái mọc đơn độc. Cuống lá dài 10 – 12cm, mép lá có răng cưa, mặt lá nháp, tua cuốn phân nhánh, phiến lá chia thùy hình 3 cạnh hay hình mác. Lá có kích thước khá to, đường kính từ 15-25 cm.
Tất cả các bộ phận của cây mướp đều có thể dùng làm thuốc chữa bệnh. Mướp được thu hái quanh năm, tùy theo mục đích sử dụng mà mỗi bộ phận sẽ được thu hoạch về phân loại, rửa sạch, dùng tươi hay sấy khô bảo quản dùng dần.
Cây mướp sống được bao lâu
Cây mướp sống được bao lâu? Từ lúc gieo trồng 80 – 100 ngày thì cây mướp hương cho thu hoạch, thời gian thu hoạch kéo dài đến tháng 9. Thời gian thu hoạch nếu được chăm sóc tốt có thể kéo dài đến 6 tháng. Nếu bón nhiều phân chuồng sẽ kéo dài được tuổi thọ của cây, mướp lâu già cỗi và cho trái đồng đều hơn.
Quá trình phát triển của cây mướp
Quá trình phát triển của cây mướp bao gồm 6 giai đoạn:
Giai đoạn nảy mầm: Ở giai đoạn này gặp nhiệt độ dưới 18 độ C hạt không mọc mầm. Tức là giai đoạn này sẽ được tính sau khi ngâm hạt giống trong nước và ủ hạt giống cho đến khi hạt nứt nanh nảy mầm.
Giai đoạn cây con: Ở giai đoạn này nếu trời lạnh cây sinh trưởng kém có thể dẫn đến chết cây. Nhiệt độ thích hợp cho cây con phát triển ở giai đoạn này là 20 – 28 độ C. Thông thường, cây sinh trưởng chậm, trong 15 ngày đầu cây ra lá thật chưa chẻ thùy.
Giai đoạn sinh trưởng thân lá: Thời tiết ấm thích hợp cho cây dưa phát triển ở giai đoạn này. Ở giai đoạn này cây cần cung cấp đủ nước để cây phát triển thân lá. Sau khi hạt mọc mầm, cây bắt đầu ngã ngọn bò, nách lá xuất hiện tua cuốn. Lúc này cây bắt đầu ra lá nhanh, sinh trưởng mạnh, bắt đầu mọc chồi nách.
Giai đoạn ra hoa: Thời gian ra hoa kéo dài khoảng 30 ngày nhưng cần tập trung thụ phấn bổ sung trong vòng 5 – 7 ngày. Sau khi trồng 25 – 30 ngày thì cây sẽ chuyển qua giai đoạn này. Khi cây đạt 16 – 18 lá, cây sẽ cho hoa cái to, nụ tròn, cuống dài, dễ thụ tinh. Những hoa ban đầu thường nhỏ, hoa đực nhỏ ít phấn, hoa cái có nụ nhỏ nên cần loại bỏ đóa hoa này. Ở giai đoạn cây bắt đầu ra hoa, hoa đực ra trước, hoa cái ra sau. Tiếp theo, hoa đực và hoa cái xuất hiện trên dây chính và dây nhánh.
Giai đoạn hình thành trái: Thời tiết ôn hòa, ấm áp ở giai đoạn này giúp trái phát triển tốt. Ở giai đoạn này cây cần cung cấp đủ nước, dinh dưỡng. Sau khi thụ phấn, trái phát triển nhanh trong 15 ngày đầu, sự phát triển của thân lá giảm dần.
Giai đoạn trái chín: Giai đoạn này nên giảm lượng nước tưới, giảm lượng phân đạm, chú ý phân kali để cải thiện phẩm chất trái và giúp trái tích lũy đường. Ở giai đoạn này trái lớn chậm thời gian từ 30 – 35 ngày tùy theo giống.
Công dụng lá cây mướp
Ngoài quả mướp ra, một số bộ phận khác trên cây mướp như lá mướp cũng có tác dụng chữa bệnh.
– Lá cây mướp có công dụng trị mụn trứng cá, làm mờ nám, đẹp da, thanh nhiệt, tiêu viêm. Ngoài ra, lá mướp còn có khả năng chữa chảy máu răng lợi, trị viêm họng, chữa phù thũng.
– Khai thông mạch máu: Mướp còn có tác dụng chữa viêm họng, trị viêm xoang, chữa ho và hen và rất nhiều những tác dụng khác nữa. Người ta dùng nước sắc lá cây mướp để cải thiện tình trạng không có kinh nguyệt, làm sạch hệ thống tuần hoàn, dọn sạch và khai thông mạch máu và ure huyết tăng cao tích tụ chất thải nitơ trong máu.
– Cung cấp chất xơ, cải thiện tiêu hóa và các bệnh khác: Để làm sạch hệ thống và ngăn ngừa béo phì và bệnh tim, người ta có thể xem xét thêm việc sử dụng lá mướp vào chế độ ăn uống. Ngoài ra, chất xơ bên trong lá mướp giúp tăng tốc độ tiêu hóa và trao đổi chất, làm giảm lượng lipoprotein mật độ thấp, ngăn ngừa các rối loạn tiêu hóa như táo bón, cholesterol xấu trong máu và bệnh trĩ. Hàm lượng lớn chất xơ này còn có tác dụng giúp cải thiện hệ tiêu hóa, loại bỏ các gốc tự do gây ra các bệnh như tim và ung thư, loại bỏ các chất có hại như độc tố.
– Làm đẹp da: Bạn có thể lấy quả mướp, lá non hoặc dây mướp non, giã nát rồi vắt lấy nước. Dùng loại nước này để trị các bệnh như da tàn nhang, mũi đỏ, viêm lỗ chân lông do uống nhiều rượu. Ngoài ra, lá mướp còn được dùng để loại bỏ nếp nhăn, giữ lại nét thanh xuân, chống lão hóa cho bạn.
Giúp mắt sáng khỏe là công dụng của mướp: Việc ăn lá mướp sẽ tốt cho thị lực, tính toàn vẹn của da và màng nhầy. Theo nghiên cứu, những người cung cấp đủ vitamin A, C, E, đồng và kẽm có thể giúp giảm nguy cơ thoái hóa điểm vàng trong 6 năm.
Cách trồng cây mướp tại nhà
Xử lý hạt giống: Ngâm hạt giống trong nước ấm khoảng 4 – 6 tiếng. Khi ngâm xong vớt ra và đem ủ vào khăn ấm khoảng 2 – 3 ngày, khi thấy hạt nứt nanh thì đem gieo trồng.
Đất trồng: Nên dùng đất có độ tơi xốp cao, thoát nước tốt thêm chút vỏ trấu lên trên bề mặt đây khi gieo hạt để giữ ấm.
Cách ươm hạt: Gieo vãi hạt mướp hương xuống đất với độ sâu khoảng 1cm rồi lấp đất.
Cách trồng cây mướp tại nhà: Làm đất thật kỹ, lên luống trồng cao 2 – 3m, bón lót lên toàn bộ bề mặt trồng. Đào các rãnh trồng, tiếp đó đào hố trồng bên trong rãnh với mật độ 7.000 – 10.000 cây/1 ha.
Tưới nước cho cây: Không nên tưới phun nước lên hoa, quả non. Không nên tưới nước quá nhiều cho cây. Lượng nước cần gia tăng lúc ra hoa rộ. Tưới nước 1 lần trong ngày vào chiều tối đối với mùa đông. Tưới nước 2 lần trong ngày vào sáng sớm và chiều mát đối với mùa hè. Không nên tưới nước vào giữa trưa nắng nóng.
Phòng ngừa sâu bệnh: Sau khi rau trồng từ 1- 2 ngày ta bắt đầu phun dung dịch thảo dược phòng ngừa sâu bệnh.
Thu hoạch: Thu hoạch sau 38-40 ngày gieo, thu khi trái còn non, sau mỗi lần thu hoạch nên bổ sung thêm mùn giun.
Hình ảnh cây mướp
Để nhận biết được chính xác loại cây này với một số loại cây cùng họ, cùng Elead chiêm ngưỡng một số hình ảnh cây mướp dưới đây:
Trên đây là toàn bộ thông tin về đặc điểm, quá trình phát triển, cách trồng và hình ảnh cây mướp trong tự nhiên. Hy vọng bài viết này hữu ích cho cuộc sống của bạn, cảm ơn bạn đã đọc bài viết này!
Xem thêm: Cây lưỡi rắn – Tác dụng, ý nghĩa, cách trồng và hình ảnh
Sinh Vật Cảnh -Cây lưỡi rắn – Tác dụng, ý nghĩa, cách trồng và hình ảnh
Cây lá gấm – Đặc điểm, ý nghĩa, tác dụng và cách trồng
Cây lát hoa – Đặc điểm, phân loại và thời gian thu hoạch
Cây lá cẩm – Đặc điểm, tác dụng, cách trồng và cách chăm sóc
Cây lá cách – Đặc điểm, tác dụng, cách chế biến và cách trồng
Cây kim tuyến – Đặc điểm, phân loại, tác dụng và cách dùng
Cây khúc khắc – Đặc điểm, phân loại, tác dụng và cách trồng