Cây mãng cầu – Đặc điểm, công dụng, cách trồng và chăm sóc

Mãng cầu xiêm là loại trái cây thơm ngon, nổi tiếng khắp bốn phương. Loài quả này có gai bên ngoài giống như mít và sầu riêng, mùi thơm và vị ngọt tự nhiên. Một số giống mãng cầu xiêm sẽ có vị hơi chua, cực kỳ tốt cho sức khỏe bởi hàm lượng dưỡng chất dồi dào. Loài cây này được mệnh danh là siêu trái cây ở Mỹ, tại Việt Nam loài trái cây này cũng rất được ưa chuộng. Đọc ngay bài viết sau để tìm hiểu thông tin về đặc điểm, công dụng, cách trồng và cách chăm sóc cây mãng cầu. 

Nội Dung Chính

Đặc điểm cây mãng cầu xiêm

Cây mãng cầu xiêm có tên gọi khác là na gai, na xiêm, mãng cầu gai, mãng cầu xiêm,… Danh pháp khoa học là annona muricata, thuộc họ Annonaceae, có nguồn gốc xuất xứ từ vùng Nam Á. Hiện tại, cây được trồng chủ yếu ở khu vực miền Nam Trung Bộ. 

Đặc điểm cây mãng cầu xiêm: So với mãng cầu ta thì mãng cầu xiêm cho quả to hơn, trọng lượng trung bình mỗi quả chín lên đến 1 – 2kg. Hoa không mọc đơn lẻ mà mọc thành từng chùm ở thân cây. Mãng cầu xiêm có hoa màu xanh ngọc, hệ lá phát triển, lá màu xanh đậm, hình thuôn dài đẹp mắt. Chiều cao của mãng cầu xiêm dao động từ 3 – 10m tùy vào giống và địa phương. Mãng cầu xiêm thuộc giống cây thân gỗ, hệ tán của cây cũng tương đối rộng. Điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu ở nước ta tương đối lý tưởng để cây phát triển tốt. Ở Việt Nam, mãng cầu xiêm du nhập vào từ lâu và nhanh chóng trở thành loài cây trồng phổ biến. Ngoài Việt Nam thì loài cây này được trồng rất nhiều ở vùng phía Bắc Nam Mỹ như Colombia, Peru, Brazil và cùng Trung Mỹ.

Đặc điểm cây mãng cầu xiêm

Đặc điểm cây mãng cầu xiêm

Công dụng cây mãng cầu ta

Quả na (trong Nam gọi là mãng cầu ta) chứa thành phần phòng ngừa ung thư và là siêu vitamin thiết yếu cho phụ nữ mang thai. Công dụng cây mãng cầu ta chính là: 

Tăng cường sức khỏe tim mạch: Nhiều nghiên cứu cho thấy, lượng kali có bên trong mãng cầu ta sẽ làm giảm huyết áp cao ở những người bị tăng huyết áp và dẫn đến việc giảm nguy cơ đột quỵ. Nghiên cứu cũng cho thấy, hàm lượng chống oxy hóa như carotenoid, vi chất dinh dưỡng như kali, magie và chất xơ bên trong mãng cầu ta có khả năng giúp tăng cường sức khỏe tim mạch.

Cung cấp vitamin B6: Duy trì mức vitamin B6 bình thường cũng rất quan trọng đối với tâm trạng và khả năng tập trung của bạn. Các nghiên cứu cho thấy thiếu hụt vitamin B6 có thể gây ra các vấn đề về chức năng trí nhớ và sức khỏe nhận thức. Trong khi đó, mãng cầu ta là một nguồn cung cấp vitamin B6 dồi dào, hỗ trợ chức năng não, điều chỉnh chu kỳ giấc ngủ và giảm huyết áp, giúp duy trì mạch máu khỏe mạnh. 

Hỗ trợ sức khỏe của mắt: Mãng cầu ta có tác dụng tăng cường mô mắt và giúp cải thiện thị lực. Lutein có đặc tính chống viêm, có công dụng giúp giảm mỏi mắt, chói và nhạy cảm với ánh sáng, cải thiện hoặc thậm chí ngăn ngừa bệnh hoàng điểm do tuổi tác, nguyên nhân hàng đầu gây mù và suy giảm thị lực, hỗ trợ sức khỏe của mắt.

Công dụng cây mãng cầu ta

Công dụng cây mãng cầu ta

Tăng cường sức khỏe hệ thống miễn dịch: Các nghiên cứu cho thấy thiếu hụt vitamin C có thể làm suy giảm khả năng miễn dịch và dễ bị nhiễm trùng hơn. Cung cấp đủ vitamin C giúp cơ thể chống lại nhiễm trùng và nhiều bệnh tật. Quả mãng cầu ta chứa khoảng 60% giá trị vitamin C hàng ngày của bạn, cùng với chất chống oxy hóa và các hợp chất chống viêm bên trong mãng cầu, việc ăn mãng cầu ta là cách an toàn để nâng cao sức khỏe. 

Chống lại chứng viêm: Chất xơ có trong mãng cầu ta có thể lên men và giúp thay đổi tích cực hệ vi khuẩn đường tiêu hóa. Nó cũng chứa carotenoid và flavonoid chống viêm giúp tăng cường sức khỏe tổng thể và giảm nguy cơ mắc bệnh mãn tính. Các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng nó cải thiện các triệu chứng của bệnh viêm đại tràng, bao gồm tổn thương niêm mạc và thâm nhiễm tế bào viêm. Mãng cầu ta chứa một số hợp chất chống viêm, chẳng hạn như axit kaurenoic. 

Giàu chất xơ: Ăn nhiều chất xơ giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2, bệnh tim mạch, ung thư đại tràng và hơn thế nữa. Ngoài ra, chất xơ có trong mãng cầu ta có thể lên men và giúp thay đổi tích cực hệ vi khuẩn đường tiêu hóa. Có rất nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng chất xơ là thành phần quan trọng trong việc ăn uống lành mạnh. Chất xơ hòa tan bổ sung lượng lớn cho phân, giúp giảm tình trạng táo bón. Loại trái cây này đích thị là một nguồn cung cấp chất xơ hòa tan tốt, hỗ trợ các vấn đề về tiêu hóa và khiến bạn cảm thấy no lâu hơn. 

Cung cấp chất chống oxy hóa: Mãng cầu ta có tác dụng chống viêm và chống chất gây ung thư. Nghiên cứu cho thấy rằng flavonoid bên trong loại trái cây này có khả năng làm giảm tỷ lệ tử vong do tim mạch và giúp ngăn ngừa bệnh tim mạch. Phần thịt của nó có các hợp chất có lợi có thể giúp chống lại stress oxy hóa dẫn đến một loạt các vấn đề sức khỏe.

Lợi ích cây mãng cầu gai

Lợi ích cây mãng cầu gai bao gồm: 

Ổn định đường huyết: Khi kết hợp với một chế độ ăn uống lành mạnh và lối sống năng động mãng cầu xiêm có thể hỗ trợ kiểm soát đường huyết cho người mắc bệnh tiểu đường. Nghiên cứu trên chuột mắc bệnh tiểu đường trong 2 tuần đã chứng minh công dụng ổn định đường huyết của mãng cầu xiêm. 

Tăng cường khả năng miễn dịch: Chiết xuất từ ​​mãng cầu xiêm được chứng minh là có thể giúp chống lại bệnh tả và vi khuẩn tụ cầu staphylococcus. Ngoài ra, chiết xuất mãng cầu xiêm còn có thể tiêu diệt nhiều loại vi khuẩn khác nhau, bao gồm các chủng gây bệnh nướu răng và sâu răng.

Cải thiện hệ tiêu hóa: Các chất dinh dưỡng trong mãng cầu xiêm sẽ giúp tăng cường sự tiêu hóa chất béo và protein. Chính vì vậy, nếu bạn thường gặp phải vấn đề khó tiêu, đầy hơi. Hãy thử bổ sung mãng cầu xiêm vào thực đơn hàng tuần. Đồng thời, ăn mãng cầu xiêm có thể tạo môi trường lý tưởng trong đường ruột để lợi khuẩn phát triển, thúc đẩy tiêu hóa, kích thích nhu động ruột co bóp. 

Phòng chống và tiêu diệt tế bào ung thư: Các chuyên gia đã phát hiện khả năng ngăn chặn sự phát triển và hình thành tế bào ung thư của mãng cầu xiêm. Một nghiên cứu khác phát hiện mãng cầu xiêm có khả năng chống lại một số tế bào ung thư tuyến tụy. Đồng thời, mãng cầu xiêm cũng tiêu diệt tế bào ung thư, tăng cường hoạt động của hệ thống miễn dịch.

Cung cấp chất chống oxy hóa: Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, mãng cầu xiêm có đặc tính chống viêm, giảm đau trên loài gặm nhấm nhờ hàm lượng chống oxy hóa dồi dào. Những chất chống oxy này giúp ngăn ngừa tổn thương tế bào và giảm nguy cơ mắc bệnh mãn tính.

Lợi ích cây mãng cầu gai

Lợi ích cây mãng cầu gai

Cây mãng cầu xiêm trồng ở miền Bắc được không? 

Cây mãng cầu xiêm trồng ở miền Bắc được không? Mãng cầu xiêm chỉ có ở phía Nam, ngoài Bắc không trồng được. Mãng cầu có vị ngọt mát và thơm, ăn không biết ngán.

Cách trồng cây mãng cầu

Cách trồng cây mãng cầu: Kỹ thuật trồng mãng cầu xiêm không quá phức tạp. Trước tiên bạn đặt cây mãng cầu giống là cây ghép xuống hố đầu rồi vùi đất xung quanh rất chắc chắn để giữ cây vừng rồi tưới đẫm nước. Những cây non ươm trong bầu đất bạn xé bỏ lớp bọc nilon bên ngoài rồi đặt cây vào hố, lấp đất xung quanh, bồi thành mô đất cao khoảng 10cm rồi tưới nước ẩm cho cây. Hằng năm bạn cần tiến hành bồi mô đất lên cao theo bán kính của tán lá cây phát triển.

Cách chăm sóc cây mãng cầu Thái

Cách chăm sóc cây mãng cầu Thái như sau: 

Tỉa cành, tạo tán: Nên bấm ngọn cây để tạp tiếp các tán cấp 1, cấp 2, cấp 3 như bình thường. Không nên để quá nhiều cành, mỗi cây khoảng 3 – 4 cành là đủ. Vào thời kỳ đầu khi cây còn chưa ra quả bạn cắt tỉa tạo bộ khung và định hình tán lá. 

Vệ sinh vườn trồng: Trong thời gian đầu khi trồng và thời điểm sau khi bón phân bạn cần phải dọn sạch cỏ vườn trồng. 

Nước tưới: Tưới cho cây mãng cầu xiêm 1 tuần từ 2 – 3 lần nếu cây ra trái vào mùa khô. Vào mùa khô thì bạn nên tưới cho cây mỗi ngày 1 – 2 lần nếu câu chưa ra trái.

Hình ảnh cây mãng cầu

Để nhận biết được chính xác loại cây này với một số loại cây cùng họ, cùng Elead chiêm ngưỡng một số hình ảnh cây mãng cầu dưới đây:

Hình ảnh cây mãng cầu

Hình ảnh cây mãng cầu

Hình ảnh cây mãng cầu

Hình ảnh cây mãng cầu

Hình ảnh cây mãng cầu

Hình ảnh cây mãng cầu

Hình ảnh cây mãng cầu

Hình ảnh cây mãng cầu

Trên đây là toàn bộ thông tin đặc điểm, công dụng, cách trồng và cách chăm sóc cây mãng cầu. Hy vọng bài viết này hữu ích cho cuộc sống của bạn, cảm ơn bạn đã đọc bài viết này!

Xem thêm: Cây mướp – Đặc điểm, quá trình phát triển, cách trồng, hình ảnh

Sinh Vật Cảnh -