Cây mơ – Hàm lượng dinh dưỡng, ý nghĩa và cách trồng
Cây mơ là một trong những loại cây có tác dụng thanh nhiệt, sát khuẩn, trị các bệnh đường tiêu hóa rất tốt như kiết lỵ, sôi bụng, khó tiêu, tiêu chảy, đau dạ dày,… Đọc ngay bài viết dưới đây để tìm hiểu thông tin về hàm lượng dinh dưỡng có bên trong trái mơ, ý nghĩa, cách trồng và đặc điểm của cây mơ lông.
Hàm lượng dinh dưỡng trái mơ
Mơ là trái cây rất tốt cho sức khỏe. Theo nghiên cứu thì bên trong trái mơ có các loại acid hữu cơ có tác dụng kháng khuẩn, thúc đẩy quá trình tiết mật và làm co túi mật. Mơ còn chứa beta caroten, chất này sẽ chuyển hóa thành vitamin A trong cơ thể, bảo vệ mắt, có thể ngăn chặn ung thư da và giúp ngăn ngừa tác hại của các gốc tự do. Các dưỡng chất như protein, canxi, photpho, sắt bên trong quả mơ có nhiều hơn ở các loại trái cây khác. Cũng theo một số nghiên cứu chi tiết về loại quả này thì mơ còn chứa một chất có tác dụng kháng vi trùng lao mycobacterium.
Ngoài ra, trong dịch chiết từ trái mơ có nhiều vitamin B15 có tác dụng chống oxy hóa, nhồi máu cơ tim, xơ vữa động mạch. Thịt quả mơ chứa urease, pectin, methyl salicylat, men peroxydaza, tanin, vitamin C, lycopen, caroten, tinh bột, i quexetin, quexetin, một ít dextrin, đường sucrose, acid lactic, acid citric,… Nhìn chung, mơ là loại trái cây có chứa nhiều khoáng chất và vitamin tốt cho sức khỏe.
Công dụng của quả mơ đối với sức khỏe:
– Giảm cân: Hàm lượng chất xơ cao trong quả mơ giúp tăng cường quá trình trao đổi chất trong cơ thể, cải thiện tình trạng hoạt động của hệ bài tiết, hệ tiêu hóa. Ngoài ra, trong quả mơ giàu chất khoáng, ít calorie nên đây là một lựa chọn lý tưởng trong thực đơn giảm cân và ăn kiêng.
– Làm đẹp da: Vitamin A bên trong mơ có thể ngăn ngừa mụn và một số vấn đề về da, giúp bạn có một làn da trẻ trung và khỏe mạnh. Không chỉ chứa nhiều các chất oxy hóa mà quả mơ còn chứa nhiều vitamin C, vitamin A giúp loại bỏ các lớp tế bào chết và giảm nếp nhăn, làm chậm quá trình lão hóa da và giúp tái tạo da.
– Ngăn ngừa ung thư: Quả mơ còn có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa và chống lão hóa rất tốt. Hàm lượng chất chống oxy hóa cao trong quả mơ có thể chống lại các tế bào gốc tự do, nguyên nhân chính gây ra bệnh ung thư ở người.
– Cải thiện tình trạng thiếu máu: Theo các chuyên gia, trong quả mơ có chứa cả 2 chất là sắt non và vitamin C. Chất này có thể giúp thúc đẩy sản sinh hồng cầu, cải thiện tình trạng thiếu máu.
– Cải thiện tình trạng tim mạch: Quả mơ giúp giảm nguy cơ đột quỵ và ổn định huyết áp, giúp cân bằng điện giải, giúp đảm bảo hoạt động của tim mạch ổn định. Ngoài ra, một số chất bên trong trái mơ có tác dụng giảm hàm lượng cholesterol xấu cũng như làm tăng các cholesterol tốt cho cơ thể, cải thiện tình trạng tim mạch.
– Hỗ trợ tiêu hóa: Nhờ hàm lượng chất xơ bên trong mà trái mơ có thể giúp phòng tránh các bệnh rối loạn tiêu hóa điển hình như bệnh táo bón, phá vỡ các acid béo giúp cho việc tiêu hóa trở nên dễ dàng hơn.
– Chống oxy hóa: Mơ là loại trái cây cung cấp vitamin B15 dồi dào, chúng còn chống xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim, loại bỏ các gốc tự do gây hại cho cơ thể đồng thời loại bỏ độc tố và tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể.
Ý nghĩa hoa mơ
Ngắm hoa mơ là một trải nghiệm vui vẻ và thú vị, nếu ở Việt Nam loại hoa này không được quá nhiều người yêu thích thì tại Nhật Bản, người dân rất tự hào và yêu thích loài hoa đẹp này. Bạn có thể tìm thấy hoa mơ trong các câu chuyện cổ Nhật, dân ca, tiểu thuyết và thơ. Các phụ kiện chủ đề hoa mơ cũng được ưa chuộng, nó xuất hiện khá nhiều trên áo kimono, tranh, poster treo tường, trang sức, đồ gỗ và phụ kiện nhà bếp. Muốn phân biệt hoa mơ, bạn chỉ cần nhìn vào vỏ cây, nếu bạn thấy vỏ cây màu tối và hoa hình tròn. Hoa mơ có mùi hương thoang thoảng ngọt ngào, khi hoa nở thì lá cây chuyển màu tím khi hoa nở. Hoa mơ có nhiều loại gồm có màu trắng, hồng đậm, hồng và vàng.
Tại Nhật Bản, họ có cả một lễ hội dành riêng cho loại hoa này. Ý nghĩa hoa mơ khác hoàn toàn so với hoa anh đào. Lễ hội hoa mơ kết thúc cuối tháng 3. Dựa vào lễ hội này, nhiều sự kiện văn hóa được tổ chức ở công viên, đền và chùa khắp Nhật Bản. Hoa mơ như một biểu tượng kết thúc mùa đông, hoa mơ rõ ràng mang một thông điệp tốt đẹp về sự sản sinh một cuộc sống mới với niềm hy vọng mới.
Cách trồng cây mơ
Độ ẩm không khí: 75 – 80%.
Thời gian trồng: Nhiệt độ lạnh dưới 15 độ C trong tháng 12 là điều kiện thích hợp cho sự ra hoa của cây mơ vào tháng này.
Yêu cầu về đất trồng: Nên trồng mơ trên đất có hàm lượng mùn và thành phần dinh dưỡng cao, đất phát triển trên đá vôi có độ pH từ 6 trở lên.
Đào hố và bón lót: Đào hố trồng với kích thước bằng với kích thước của bầu cây. Bón lót vào mỗi hố khoảng 30 – 50kg phân chuồng đã được trộn lẫn cùng vôi bột và phân hữu cơ. Nên làm đất và bón lót trước khi trồng ít nhất 1 tháng.
-Mật độ, khoảng cách và thời vụ trồng: Để cây mang lại năng suất cao nhất thì mật độ trồng thích hợp là 400 – 500 cây/1 ha. Khoảng cách trồng tối đa là 4x5m, 5x5m.
Cách trồng cây mơ: Đối với bầu ươm, tùy theo loại giá thể mà ta tiến hành cắt bịch theo cách khác nhau, miễn là đừng làm bể bầu, động rễ. Ví dụ giá thể xơ dừa, cây đã ra nhiều rễ (ươm trên 6 tháng) thì có thể cắt bỏ túi nilon bên ngoài trước khi đặt vào hố, đối với giá thể đất, cây ra ít rễ, hoặc bầu ươm bằng chậu nhựa,… nên cắt đáy trước, đặt vào hố trồng rồi mới cắt dọc theo bầu để rút phần túi nilon hoặc chậu nhựa ra. Vừa rút vừa lấp đất và nén nhẹ xung quanh tránh làm bể bầu.
Các loại cây mơ giống
Hiện tại, nước ta có 2 loại cây mơ giống:
-Giống mơ trơn: Các giống thuộc nhóm này có thời gian chín tập trung vào tháng 5. Quả thường to 20-25g, bề mặt quả nhãn, màu xanh, không có lông. Các giống thuộc nhóm này cho lá dày, xanh đậm, răng cưa nông, dạng lá giống lá đào, sinh trưởng rất khỏe và thường cho năng suất cao.
-Giống mơ lông: Quả thường nhỏ 10-20g, bề mặt quả có một lớp lông tơ che phủ, hạt to chiếm 10-20% khối lượng quả. Hàng năm cứ vào mùa đông rụng lá triệt để, lá xanh đậm, mỏng, răng cưa nhỏ, đuôi lá thót ngọn. Các giống thuộc nhóm này có đặc điểm sinh trưởng chậm, cành khẳng khiu gầy guộc.
Các loại cây mơ giống
Đặc điểm cây mơ lông
Các bài thuốc có cây mơ lông để điều trị các loại bệnh khác nhau chắc hẳn cũng không còn xa lạ gì với nhiều người. Trong y học dân tộc, toàn thân của cây mơ lông đều được thu hoạch để sử dụng, lá được dùng tươi. Theo dân gian, lá không chỉ để ăn cho có vị mà còn ăn kèm với một số món ăn với tác dụng trị đau dạ dày, kháng sinh, kháng viêm. Lá mơ lông có tính mát, vị đắng, nhưng khi chế biến món ăn thì lại rất ngon vị.
Đặc điểm cây mơ lông: Lá có hình bầu dục khoảng bàn tay, mặt trên màu xanh lục và mặt dưới màu tía, hoa nhỏ xinh màu tím. Cây là thân dây leo, toàn thân cũng có lông, là cây sống lâu năm. Cái tên cây mơ lông có lẽ bắt nguồn từ đặc điểm có nhiều lông mịn tơ trên lá. Trước kia, nó vốn dĩ là cây mọc hoang, lâu dần được khám phá các ứng dụng hữu ích của nó. Loại cây này có nguồn gốc từ một số nước Châu Á, trong đó có Thái Lan và Việt Nam, ngày nay các công dụng của chúng càng được biết đến nhiều hơn.
Trên đây là toàn bộ thông tin hàm lượng dinh dưỡng có bên trong trái mơ, ý nghĩa, cách trồng và đặc điểm của cây mơ lông. Hy vọng bài viết này hữu ích cho cuộc sống của bạn, cảm ơn bạn đã đọc bài viết này!
Xem thêm: Cây mắt nai – Đặc điểm, tác dụng, ý nghĩa và cách trồng
Sinh Vật Cảnh -Cây mắt nai – Đặc điểm, tác dụng, ý nghĩa và cách trồng
Cây mãng cầu – Đặc điểm, công dụng, cách trồng và chăm sóc
Cây mướp – Đặc điểm, quá trình phát triển, cách trồng, hình ảnh
Cây lưỡi rắn – Tác dụng, ý nghĩa, cách trồng và hình ảnh
Cây lá gấm – Đặc điểm, ý nghĩa, tác dụng và cách trồng
Cây lát hoa – Đặc điểm, phân loại và thời gian thu hoạch
Cây lá cẩm – Đặc điểm, tác dụng, cách trồng và cách chăm sóc