Cây hoa nhài Nhật – Đặc điểm, ý nghĩa phong thủy và cách chăm sóc
Những loại hoa có thể tự mình biến đổi màu sắc theo thời gian không phải quá hiếm gặp nhưng nó không có nhiều, có thể kể đến như hoa hồng đổi màu, hoa cẩm tú cầu,… Nhưng một loại hoa nữa mà ta không thể không nhắc đến đó chính là cây hoa nhài Nhật. Đọc ngay bài viết dưới đây để tìm hiểu về đặc điểm, ý nghĩa phong thủy, cách trồng và chăm sóc cũng như thông tin cây hoa nhài Nhật có uống được không?
Đặc điểm cây nhài Nhật cổ thụ
Nếu hoa nhài ta là giống hoa có hương thơm nhẹ nhàng, nồng nàn được đông đảo người dân yêu thích thì hoa nhài Nhật lại là giống hoa cảnh leo có hoa đổi màu rất độc đáo có nguồn gốc từ Nhật Bản. Giống cây này có tên gọi khác là hoa lài Nhật, hoa lài tây, hoa nhài tây,… Danh pháp khoa học là brunfeldsia hopeana benth, thuộc họ Cà (Solanaceae). Giống cây này có khá nhiều tên gọi tiếng anh từ yesterday today tomorrow plant cho tới manaca rain tree.
Đặc điểm cây nhài Nhật cổ thụ: Cây hoa nhài nhật có hương thơm, hoa đẹp lâu tàn, dáng đẹp nên phù hợp với mọi khuôn viên trang trí. Hoa nhài nhật cũng rất bền, hoa nở khoảng một tuần mới tàn, trên cây luôn luôn có 2 màu hoa tím và trắng đan xen. Ngoài đặc tính đổi màu, cây nhài nhật có một ưu điểm nữa là rất sai hoa và hoa rất thơm. Khi mới nở hoa nhài nhật có màu tím sau đó theo thời gian nó dần chuyển sang màu trắng đến khi hoa tàn. Hoa nhài nhật là loại hoa cánh đơn thường mọc tập trung ở phía đầu cành và có từ 2 – 3 bông. Lá của cây nhài nhật có màu xanh đậm, lá nhẵn bóng nhọn phần đầu, mặt dưới lá có gân nổi lên, mép lá trơn, có kích thước trung bình.
Cây nhài nhật là loại cây thân gỗ cho thân dài, mọc thẳng và phân cành nhánh nhiều, dọc theo vỏ cây là những vết nứt. Hoa có hương thơm ngát cùng với sắc hoa rực rỡ sẽ khiến cho khu vườn của bạn cực kì hấp dẫn. Mùi thơm của hoa nhài Nhật không quá nồng và rất dịu nhưng không quá “nhạt”. Tuy nhiên, với những ai bị dị ứng với hoa hoặc các bộ phận của hoa thì không nên trồng hoa nhài Nhật trong nhà. Một số nơi còn dùng hoa nhài Nhật làm trà hoa. Có thể nói rằng cây hoa nhài Nhật là cây không có độc. Mùi hương của hoa nhài Nhật có tác dụng an thần rất tốt. Cho tới nay, loài hoa đã có nhiều nghiên cứu về công dụng của nó. Chính vì điểm này nên rất nhiều người yêu thích trồng hoa nhài Nhật làm cây trang trí vì cây vừa có hoa đẹp, ra hoa nhiều mà mùi hương thì rất thơm.
Phong thủy cây nhài Nhật
Cây nhài Nhật luôn luôn là một lựa chọn tuyệt vời cho mọi không gian sống. Hoa tập trung ở đầu cành nên khi hoa nở gần như cả cây được bao trùm bởi một tấm vải hai màu, phân thành nhiều nhánh ngang mềm mại và mang mùi hương riêng biệt nên càng tăng thêm giá trị. Vì thế, có khi trên cây xen kẽ 2 hoặc 3 màu sắc trông rất vui mắt. Hoa thường nở rộ cả cây, bền khoảng 5 ngày và thay phiên nhau nở liên tục. Chính vì vậy, loài cây cảnh bình dân này còn được dân gian biết đến với cái tên hôm qua, hôm nay, và ngày mai. Hoa nhài Nhật có màu tím sẫm vào ngày đầu tiên, hoa cà nhạt vào ngày thứ hai và gần như trắng vào ngày thứ ba. Thoạt nhìn ngỡ như được ghép lại từ muôn vàn cánh hoa của đất trời.
Hoa nhài Nhật một khi đã nở sẽ rực rỡ vô cùng. Bạn sẽ có cảm tưởng như mình đột ngột bước vào một thế giới xinh đẹp như mơ và mọi thứ sáng bừng lên lấp lánh. Chính nhờ vẻ đẹp tuyệt vời của nó nên trong phong thủy, hoa nhài Nhật mang một ý nghĩa vô cùng tuyệt vời. Với hai sắc màu tím và màu trắng của hoa nhài Nhật thì loài hoa này phù hợp với những người thuộc mệnh Hỏa và Kim. Trồng cây nhài Nhật ở trong không gian chính là cách hút năng lượng khá tốt cho ngôi nhà. Nhìn chung, phong thủy cây nhài Nhật chính là sự thỏa mãn, tràn đầy sức sống, ý nghĩa thủy chung, đam mê. Ở một số nơi, thì loại nhài trắng còn là biểu tượng của tình yêu và chính sự viên mãn trong tình yêu. Tại một số nơi, loài hoa nhài Nhật nếu có màu trắng sẽ mang ý nghĩa thuần khiết, trong trắng vô cùng dịu dàng.
Hoa nhài Nhật có uống được không?
Khi nhắc tới hoa nhài, người ta thường nghĩ ngay tới món trà hoa nhài thanh lọc cơ thể được sử dụng phổ biến. Vậy, hoa nhài Nhật có uống được không? Câu trả lời là có. Trà hoa nhài Nhật có những công dụng sau đối với sức khỏe con người:
Cải thiện hệ miễn dịch: Trà nhài Nhật không chỉ là sở thích của nhiều người mà còn là cách cải thiện sức khỏe ở nhiều phương diện, giúp cơ thể khỏe mạnh hơn. Hiệu quả có thể thấy rõ nhất là những người uống trà nhài Nhật thường xuyên sẽ giảm cúm và cảm lạnh thông thường và thấy sức khỏe được cải thiện. Chất chống viêm, chống oxy hóa trong trà hoa nhài Nhật cùng lượng lớn vitamin và khoáng chất là những thành phần giúp củng cố hệ miễn dịch vô cùng tốt.
Giảm đau xương khớp: Trà hoa nhài có thể làm giảm triệu chứng đau khớp, viêm khớp mạn tính hiệu quả nếu sử dụng kiên trì.
Làm đẹp da: Hoa nhài chứa nhiều hoạt chất làm sáng da, giảm thâm mụn tàn nhang. Trà hoa nhài với tác dụng chống viêm, kháng khuẩn giúp ngăn ngừa nám, tàn nhang, mụn,… Các chất chống oxy hóa và polyphenol có trong trà có tác dụng ngăn ngừa nếp nhăn, làm chậm quá trình lão hóa và tổn thương da do gốc tự do gây ra.
Hỗ trợ giảm cân: Những người béo phì, thừa cân nên thực hiện chế độ ăn kiêng giảm cân cùng trà hoa nhài để giảm cân, giảm mỡ thừa hiệu quả hơn. Bởi tác dụng giảm cân từ trà hoa nhài đến từ chất catechin và EGCG, nếu sử dụng về lâu về dài thì chúng sẽ kích thích làm tăng hoạt động của enzym, giảm hấp thu chất béo.
Ngăn ngừa, hỗ trợ điều trị tiểu đường: Để ngăn ngừa, cải thiện triệu chứng bệnh, cả người bình thường và người bệnh tiểu đường đều có thể uống trà nhài Nhật. Trà hoa nhài chứa chất có tác dụng điều tiết, rất hữu ích trong ngăn ngừa và điều trị tiểu đường. Ở bệnh nhân mắc tiểu đường type 2, cơ thể họ gặp phải vấn đề về khả năng chuyển hóa glucose.
Ngăn ngừa bệnh ung thư: Hoa nhài có chứa chất chống oxy hóa ngăn ngừa ung thư. Chất này hoạt động như chất chống oxy hóa mạnh mẽ bảo vệ cơ thể tránh tác hại từ các gốc tự do. Việc sử dụng trà hoa nhài đúng cách giúp cung cấp chất polyphenol có tác dụng giảm kích thước khối u, ức chế làm chết tế bào ung thư. Theo nhiều kết quả nghiên cứu, chất methyl jasmonate có trong cây hoa nhài có tác dụng tiêu diệt tế bào ung thư tuyến tiền liệt. Hơn hết, trong trà hoa nhài Nhật còn có chứa hàm lượng chất chống oxy hóa cao, có tác dụng loại bỏ gốc tự do.
Cách chăm sóc cây nhài Nhật
Cách chăm sóc cây nhài Nhật:
– Chế độ cắt tỉa: Kỹ thuật cắt tỉa hợp lý sẽ kích thích cây sinh trưởng phát triển mạnh và cho ra các đợt hoa liên tiếp trong năm. Nên cắt tạo tán theo ý muốn, cắt các cành yếu, cành sâu bệnh hại để tạo độ thông thoát cho tán cây và tiến hành cắt tỉa đều đặn sau mỗi đợt ra hoa.
– Bón phân thúc cho cây hoa nhài nhật: Lượng phân bón mỗi lần bón thúc từ 12 – 17 gram/3 lít nước tưới cho cây. Sau trồng cây bén rễ thì nên tưới phân bón định kỳ cho cây 17 – 20 ngày/1 lần. Lưu ý: Tuy là giống cây dễ trồng, nhưng khả năng phát triển trung bình nên việc bổ sung dinh dưỡng cho cây trước các đợt điều chỉnh ra hoa là điều cần thiết.
– Chế độ nước tưới: Giai đoạn ra hoa nên ngày tưới 1 lần với lượng nước vừa phải, không tưới nhiều cho cây dễ gây chết cây. Muốn cây ra hoa nhiều, nở đồng loạt có thể áp dụng biện pháp xiết nước, hãm nước cho cây. Nên duy trì độ ẩm đất từ 60 – 65%.
Cây hoa nhài Nhật có ưa nắng không?
Cây hoa nhài Nhật có ưa nắng không? Cây hoa nhài là cây ưa nắng. Hiện tại, giống cây này là một trong những cây hoa được đánh giá là dễ trồng dễ chăm sóc nhất hiện nay. Ở môi trường có nhiệt độ cao và ánh sáng gay gắt cây hoa nhài vẫn có thể sống rất tốt với khả năng chịu hạn cao. Hoa nhài Nhật có thể phát triển tốt ở môi trường có ánh sáng cao và nhiệt độ phù hợp ở mức 20 – 27 độ C.
Hoa nhài Nhật nở tháng mấy?
Cây hoa nhài nhật có khả năng sinh trưởng phát triển mạnh, thích ứng với nhiều điều kiện sinh trưởng khác nhau. Không yêu cầu về chất đất trồng nhiều có thể trồng trên đất nghèo dinh dưỡng,… Hoa nhài Nhật nở tháng mấy? Cây thường dễ điều tiết ra hoa theo ý muốn, khi chồi non mọc là lúc cây ra hoa.Nếu trồng tự nhiên hoa thường nở từ tháng 4 – 5 và tháng 9 – 10.
Trên đây là toàn bộ thông tin về đặc điểm, ý nghĩa phong thủy, cách trồng và chăm sóc cũng như thông tin cây hoa nhài Nhật có uống được không? Hy vọng bài viết này hữu ích cho cuộc sống của bạn, cảm ơn bạn đã đọc bài viết này!
Xem thêm: Cây ngưu bàng – Đặc điểm, tác dụng, giá trị kinh tế, cách trồng
Sinh Vật Cảnh -Cây nứa – Đặc điểm, ý nghĩa, cách trồng và công dụng
Cây ngưu bàng – Đặc điểm, tác dụng, giá trị kinh tế, cách trồng
Cây mơ – Hàm lượng dinh dưỡng, ý nghĩa và cách trồng
Cây mắt nai – Đặc điểm, tác dụng, ý nghĩa và cách trồng
Cây mãng cầu – Đặc điểm, công dụng, cách trồng và chăm sóc
Cây mướp – Đặc điểm, quá trình phát triển, cách trồng, hình ảnh
Cây lưỡi rắn – Tác dụng, ý nghĩa, cách trồng và hình ảnh