Cây nứa – Đặc điểm, ý nghĩa, cách trồng và công dụng
Cây nứa hiện đang được biết đến là loại nguyên liệu tre trúc mang lại rất nhiều lợi ích cho con người. Không chỉ được dùng làm thực phẩm mà loại cây này còn mang lại giá trị kinh tế rất cao. Đọc ngay bài viết dưới đây để tìm hiểu thông tin về đặc điểm cây nứa, cây vầu, ý nghĩa, cách trồng, công dụng, hình ảnh và sự khác nhau giữa cây nứa và cây tre.
Cây nứa là cây gì?
Trên thế giới họ phụ Tre -Trúc có tới 1200 loài và 70 chi, được phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới, á nhiệt đới hoặc một số ít loài phân bố ở vùng ôn đới và hàn đới. Vậy, tại Việt Nam, cây nứa là cây gì? Cây nứa chính là tên gọi chung của bà con nông dân dùng để chỉ các loại cây thuộc họ nhà tre nhưng vách thân sinh khí mỏng. Bên cạnh giá trị thực phẩm nó còn là nguyên liệu xanh trong kiến trúc xây dựng cùng nhiều công dụng nổi bật khác đang ngày càng được khai thác triệt để. Cũng giống như các nguyên liệu tre trúc khác, cây nứa là thân mọc cụm, sinh trưởng và phát triển tươi tốt quanh năm.
Nứa phân bố tự nhiên kéo dài từ Băng La Đét đến Việt Nam. Đa phần các loài tre trúc ở Việt Nam là những loài có thân khí sinh mọc cụm, một số ít loài có thân mọc tản như vầu (ở Vĩnh Phúc, Sơn La, Phú Thọ, Tuyên Quang, Hoà Bình,…), trúc sào, trúc cần câu (Bắc Kạn, Cao Bằng,…). Theo Phạm Hoàng Hộ (1999), Việt Nam đã thống kê được 23 chi với 121 loài tre trúc. Tại Việt Nam, cây nứa là loài tre mọc cụm trong rừng tự nhiên, tập trung chủ yếu ở vùng Bắc Trung Bộ và Bắc Bộ. Đây là loài cây quan trọng của một số nước vùng Đông Nam Á trong đó có Việt Nam.
Đặc điểm cây nứa: Hoa cây nứa có màu vàng nhạt, nhị hoa mang bao phấn màu vàng tươi, thường mọc thành chùm nhỏ bao hoa không phát triển. Mo cây nứa có lông màu trắng mịn, mép mo ở trên có lông dày. Lưỡi mo có lông cứng và dày cao khoảng 0.4cm. Tai mo thấp khoảng 0.2cm và lông thưa dài 1cm. Bên trong mo có lông mịn, càng về phía đáy lông dài và cứng hơn. Hình dáng phiên mo hẹp, nhọn về phía đầu, rộng từ 2.2 – 2.4cm và cao từ 7.5 – 9cm. Lá cây nứa có hình mác, cuống lá dài từ 0.2cm đến 0.7cm và mặt dưới phủ lông mịn. Đầu lá nhọn, hơi lệch và các gân lá lộ rõ, phiến lá dài từ 10cm đến 30cm và rộng từ 3cm đến 7cm.
Là loài mọc cụm thưa, đường kính thân đạt tới 10cm, vách mỏng 0,5 – 0,6 cm. Thân cây cao 12 – 15 m, thẳng hoặc dựa vào các cây xung quanh, thân mảnh. Cành thường mọc trên mỗi đốt thân cây nứa, có đặc điểm nhỏ, mềm và kích thước dài từ 50cm đến 70cm. Vách móng có kích thước từ 0.2 – 0.6cm, thân cây còn có nhiều lóng, chiều dài mỗi lóng dao động từ 30cm đến 90cm. Chiều cao của một cây nứa trưởng thành trong khoảng 1- 15m.
Cây vầu là cây gì?
Vầu chủ yếu phân bố ở vùng trung du và miền núi phía Bắc, trong đó Tuyên Quang là tỉnh có nhiều vầu. Vậy, cây vầu là cây gì? Thực tế, vầu chính là một cây nằm trong nhóm cây nứa, được xếp vào loại cây lâm nghiệp nhanh cho thu hoạch. Chỉ 3 – 4 tuổi là vầu đã khai thác được, tới 5 tuổi là cây đã già. Sau khi trồng vầu cũng cần định kỳ phát dọn với các cây bụi và các loại dây leo, vun xới đất quanh gốc, bón phân. Mỗi ha người ta trồng độ 400 gốc, cự ly 5×5 m. Khi cây lên rồi, nó sẽ tự lan rộng ra.
Cây vầu dễ trồng, chăm sóc, ít sâu bệnh, năm nào cũng ra măng đều, cho thu hoạch nhanh, không mất mùa là một trong những ưu điểm nổi trội. Ngoài ra, tiền bán cây vầu tỉa thưa làm nguyên liệu giấy cũng cho thu nhập không nhỏ. Trồng 1 ha vầu cho thu nhập tiền bán măng khoảng 50 – 60 triệu đồng/năm. Đây là điều kiện cho nhân dân phát triển vùng chuyên canh cây vầu.
Ý nghĩa cây nứa rừng
Cùng với cây tre, cây nứa cũng mang nhiều ý nghĩa trong đời sống tinh thần con người hàng ngàn năm. Ý nghĩa cây nứa rừng bao gồm:
Trong đời sống con người: Một số sản phẩm tre nứa vẫn còn sử dụng như phên tre, cót tre, mê bồ. Từ thời chưa có nhựa và thép thì nứa cũng là nguồn nguyên vật liệu chính phục vụ người dân trong rất nhiều hoạt động sinh hoạt hằng ngày.
Trong văn học: Hiện tại, kho tàng văn học nước ta có hàng ngàn tác phẩm in dấu hình ảnh tre nứa truyền qua bao thế hệ. Các câu ca dao, bài hát sử dụng các phép ẩn dụ và so sánh giúp người đọc hình dung được giá trị thực thông qua đó đề cao tầm quan trọng của hình ảnh cây tre.
Trong lịch sử dựng nước và giữ nước: Đến chiến tranh hiện đại thì tre hay nứa đóng vai trò rất quan trọng. Chúng được dùng để chế tạo vũ khí, được xây dựng để đẩy lùi quân địch.
Trong văn hóa dân gian: Cây nứa mang lại sức khỏe, hạnh phúc và tình yêu lẫn thịnh vượng, được coi là sự may mắn và vững chắc trong phong thủy. Tre nứa tượng trưng như 1 quân tử mạnh mẽ và kiên cường chống chọi với mọi hoàn cảnh, là biểu tượng phi thường nhưng không kém phần mềm mại.
Cây nứa khác cây tre
Cây nứa khác cây tre như thế nào? Thực tế, chúng ta có thể dễ dàng phân biệt được cây tre và nứa bằng cách sau: Tre chính là các loài cây có thân mọc cụm, vách thân khí sinh dày. Còn nứa là để gọi chung các cây có thân mọc cụm nhưng lại vách thân khí sinh mỏng.
Cách trồng cây nứa tép
Đất trồng: Tùy loại đất mà nứa được trồng với nhiều mật độ khác nhau từ 3 x 3m, 4 x 4m, 4,5 x 4,5m cho tới 5 x 5m. Để giúp cây nhanh bén rễ và phát triển tốt sau này cần cung cấp phân hữu cơ đã hoai mục cộng phân lân trộn đều với đất mặt và lấp đầy hố. Nứa phải được trồng trên đất cao ráo, không bị ngập úng.
Chọn giống: Lựa những cây không quá non hoặc quá già, khoảng 7 – 8 tháng tuổi để làm giống. Khi nhân giống nên chọn những bụi nứa phát triển tốt, không sâu bệnh, chưa ra hoa.
Đối với các loài nứa nói chung có nhiều cách nhân giống, tùy theo kinh nghiệm và điều kiện thổ nhưỡng mà chúng ta có thể lựa chọn sao cho phù hợp.
Cách trồng cây nứa tép: Đặt cây giống xuống hố nghiêng khoảng 45 độ, lấp đất đầy hố và nén chặt. Trồng xong nên tưới nước thật đẫm, đảm bảo rễ cây tiếp xúc tốt với đất, dùng rơm rạ tủ chung quanh gốc để chống cỏ dại và giữ ẩm. Trong thời gian 20-30 ngày sau trồng bà con tiến hành kiểm tra toàn bộ diện tích trồng, những cây chết, cây kém chất lượng phải tiến hành trồng dặm bổ sung giúp vườn cây phát triển đồng đều.
Chăm sóc: Đào rãnh nhỏ xung quanh bụi tre cách gốc tre khoảng 0,5m rồi rải phân lấp kín đất lại theo chu kỳ bón thúc định kỳ 2 năm/1 lần. Sau khi trồng thời gian đầu cần thường xuyên kiểm tra độ ẩm đất quanh gốc, nếu thấy đất khô thì bổ sung nước tưới để cây con không bị thiếu nước.
Công dụng cây nứa khô
Cây nứa rừng được sử dụng gần như không bỏ đi phần nào. Tre nứa nguyên liệu còn được dùng trong xây dựng, trang trí không gian kiến trúc. Nứa còn được sử dụng trong xây dựng làm phên nứa, lợp mái, làm giàn che trong sản xuất nông nghiệp. Trên thực tế, thời điểm những mặt hàng được làm từ cây nứa rừng “lên hương” cũng chính là khi loài cây này bắt đầu cạn kiệt. Tuy nhiên, cây nứa khô được sử dụng nhiều nhất vẫn là để làm nguyên liệu hàng thủ công mỹ nghệ, đan lát, được sử dụng làm vạt giường nằm, chân hương và thêm một sản phẩm không thể thiếu trong mỗi gia đình là những cây tăm. Không chỉ hiện tại mà trong kháng chiến, nó được sử dụng làm chồng để bẫy địch, trước kia những lóng nứa già còn được người vùng cao vót làm tên bắn ná.
Trên đây là toàn bộ thông tin về đặc điểm cây nứa, cây vàu, ý nghĩa, cách trồng, công dụng, hình ảnh và sự khác nhau giữa cây nứa và cây tre. Hy vọng bài viết này hữu ích cho cuộc sống của bạn, cảm ơn bạn đã đọc bài viết này!
Xem thêm: Cây ngưu bàng – Đặc điểm, tác dụng, giá trị kinh tế, cách trồng
Sinh Vật Cảnh -Cây ngưu bàng – Đặc điểm, tác dụng, giá trị kinh tế, cách trồng
Cây mơ – Hàm lượng dinh dưỡng, ý nghĩa và cách trồng
Cây mắt nai – Đặc điểm, tác dụng, ý nghĩa và cách trồng
Cây mãng cầu – Đặc điểm, công dụng, cách trồng và chăm sóc
Cây mướp – Đặc điểm, quá trình phát triển, cách trồng, hình ảnh
Cây lưỡi rắn – Tác dụng, ý nghĩa, cách trồng và hình ảnh
Cây lá gấm – Đặc điểm, ý nghĩa, tác dụng và cách trồng