NDA là gì? Tầm quan trọng của thỏa thuận bảo mật thông tin

NDA là gì, giải thích định nghĩa của NCA, Non-Disclosure và Confidentiality Agreement cũng như một số thông tin liên quan. Đọc ngay bài viết sau đây để tìm hiểu thông tin chi tiết!

Nội Dung Chính

Tìm hiểu thỏa thuận NDA là gì?

Thông tin được coi là dữ liệu vô cùng quan trọng đối với mọi doanh nghiệp, tổ chức hay cá nhân. Để có được thông tin, dữ liệu đó, người dùng phải đánh đổi bằng nhiều thứ. Vì vậy, bảo mật thông tin là điều vô cùng quan trọng. Những thông tin bị đánh cắp có thể dẫn đến những rủi ro vô cùng nghiêm trọng đối với các cá nhân, tổ chức. Đó là lý do vì sao phải bảo mật thông tin.

NDA là “thỏa thuận bảo mật thông tin” hay thỏa thuận không tiết lộ thông tin về các thông tin mà các bên ký kết muốn giữ kín, chỉ chia sẻ với bên thứ 3 vì những mục đích chung. Các loại thỏa thuận bảo mật thông tin bao gồm: 

NDA đa phương: Điểm hạn chế của NDA đa phương là cần các cuộc thương lượng dài kỳ, chi tiết để có thể thỏa mãn nhu cầu của các bên. Tuy nhiên, ưu điểm lớn của thỏa thuận NDA đa phương là nếu các bên xem xét tình hình thực tế, có thể chỉ thực hiện một thỏa thuận. Loại bảo mật thông tin này chỉ cần một NDA đa phương duy nhất, thay vì dùng 2 loại hình trên là NDA đơn phương hay song song, trong đó mỗi bên có ý định tiết lộ thông tin cho các bên còn lại. Nhìn chung, NDA đa phương có liên quan đến ba hoặc nhiều bên trong đó có ít nhất một trong các bên sẽ tiết lộ thông tin cho các bên khác.

NDA song phương: Trường hợp các doanh nghiệp đang trong quá trình xem xét, chuẩn bị về việc liên doanh, sáp nhập với nhau sẽ sử dụng loại NDA này khá phổ biến. Đối với NDA này thì mỗi bên sẽ được bảo vệ quyền lợi nếu như một trong hai bên tiết lộ thông tin không được phép, các bên đều có dự định sẽ tiết lộ thông tin cho nhau và yêu cầu bên còn lại bảo mật thông tin. NDA song phương liên quan đến hai bên nên còn được gọi là NDA hai chiều. 

NDA đơn phương: Đây chính là loại NDA một chiều, theo đó nếu thông tin được tiết lộ ra ngoài thì bên tiết lộ sẽ phải chịu trách nhiệm bồi thường. Loại thỏa thuận này có liên quan đến hai bên trong đó chỉ có một bên cung cấp thông tin.

Thỏa thuận NDA là gì?

Thỏa thuận NDA là gì?

Tìm hiểu thỏa thuận NCA là gì?

NCA là gì? NCA là viết tắt của Non – Competition Agreement, đây là thỏa thuận không cạnh tranh là thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động. Khi ký hợp đồng này thì người lao động sẽ không được làm việc cho đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp trước. Nhiều người cho rằng, NCA là một thỏa thuận xâm phạm đến quyền tự do làm việc, lựa chọn nghề nghiệp và nơi làm việc của người lao động. Tuy nhiên, giá trị pháp lý của thỏa thuận này vẫn còn là một vấn đề chưa rõ ràng. Tuy rằng thực tiễn có cơ sở để doanh nghiệp yêu cầu người lao động ký kết NCA. 

Theo NCA yêu cầu, sau khi nghỉ việc cũng không được làm việc cho đối thủ cạnh tranh và cũng không tiết lộ thông tin mật của doanh nghiệp trong quá trình làm việc tại doanh nghiệp. Thông qua thỏa thuận NCA, người lao động bị ràng buộc nghĩa vụ ngay cả sau khi đã nghỉ việc. Chính vì lý do này, doanh nghiệp khi tuyển dụng thường yêu cầu người lao động ký kết NCA. 

Thỏa thuận này phòng trường hợp để đối thủ cạnh tranh tiếp cận được, được thực hiện nhằm phòng ngừa rủi ro rò rỉ thông tin cần bảo mật của doanh nghiệp ra ngoài. Thông thường, thỏa thuận này không nằm độc lập mà được lồng ghép vào thỏa thuận bảo mật và không cạnh tranh NDA. 

Thỏa thuận MOU là gì?

MOU là gì? MOU là viết tắt của Memorandum of Understanding, là một thỏa thuận không ràng buộc giữa hai bên hay là nhiều bên, bao gồm chi tiết về yêu cầu và trách nhiệm cũng như sự hiểu biết giữa các bên liên quan. MOU được sử dụng cho các trường hợp kiện cáo hoặc hai bên không đồng tình khi làm việc với nhau, người kí kết có thể xem biên bản ghi nhớ chính là một hợp đồng thay thế trong nhiều trường hợp.

Hiện tại, trên thực tế thì vẫn chưa có điều khoản cụ thể nào có quy định rõ về hiệu lực pháp lý của biên bản ghi nhớ cả. Tuy nhiên, nó được làm cơ sở cho một hợp đồng trong tương lai, được xem như là một hồ sơ, tài liệu hay công cụ không chính thức. MOU có thể trở thành biên bản pháp lý nếu có những điều kiện cụ thể như sau:

– Có đầy đủ chữ ký của các bên liên quan.

– Các điều khoản của giao ước được xác nhận bởi các bên liên quan.

– Mục đích và nội dung của bản cam kết cần được công nhận.

– Các bên tham gia giao ước cần rõ ràng.

Tìm hiểu thỏa thuận Non-Disclosure là gì?

Non-Disclosure là gì? NDA là viết tắt của tiếng Anh là Non – Disclosure Agreement tức là “thỏa thuận bảo mật thông tin” hay thỏa thuận không tiết lộ thông tin. NDA có thể được bao gồm nhiều yếu tố thỏa thuận và luôn đảm bảo phải có các yếu tố dưới đây:

Non-Disclosure là gì?

Non-Disclosure là gì?

Nếu một trong các bên vi phạm DNA, bên còn lại có thể kiện bên vi phạm về thiệt hại tài chính và yêu cầu tòa án ngăn chặn mọi tiết lộ thêm thông tin. DNA được sử dụng trong một số tình huống cụ thể như:

DNA giúp các bên có thể chia sẻ những thông tin mật, thông tin nhạy cảm mà không lo lắng thông tin này rơi vào tay các bên khác. Do đó, khi một doanh nghiệp thực hiện đàm phán với các doanh nghiệp khác thì NDA được sử dụng rất phổ biến. 

Tìm hiểu Confidentiality Agreement là gì?

Confidentiality Agreement là gì? Thực chất, Confidentiality Agreement chỉ là một tên gọi khác của NDA – “thỏa thuận bảo mật thông tin”. Các vấn đề chính trong bản thỏa thuận bảo mật thông tin: 

Phân bổ trách nhiệm: 

– Yêu cầu giảm nhẹ: Trong điều khoản này, bên tiết lộ có quyền tìm kiếm và được ban hành lệnh cấm hoặc biện pháp cứu trợ công bằng. Vì vậy, NDA thường bao gồm một điều khoản cho phép cứu trợ theo lệnh hoặc công bằng. Trong trường hợp bên nhận vi phạm nghĩa vụ bảo mật của mình, bên tiết lộ có thể định lượng thiệt hại dưới hình thức tiền tệ. 

– Không chuyển quyền sở hữu: Khẳng định này có thể là một tuyên bố đơn giản rằng bên tiết lộ giữ lại toàn bộ quyền, vẫn là chủ sở hữu của bất kỳ thông tin được tiết lộ nào, tư cách và lợi ích của mình. 

– Không có nghĩa vụ hoặc trách nhiệm pháp lý: NDA sẽ bao gồm một điều khoản quy định bên tiết lộ không đưa ra tuyên bố, bảo đảm của thông tin được tiết lộ và hơn nữa. 

Áp đặt giới hạn thời gian: NDA tuân theo một thời hạn cụ thể, tránh trường hợp NDA tồn tại trong một khoảng thời gian dài hơn.

Trả lại thông tin mật: Bên nhận phải tự động trả lại thông tin đó khi hết hạn hoặc chấm dứt NDA. 

Khắc phục các loại trừ: Bất kỳ thông tin nào có sẵn cho công chúng mà không phải do lỗi của bên nhận đều bị loại trừ khỏi sự bảo vệ. 

Hạn chế phạm vi được phép sử dụng: NDA phải nêu chi tiết cách bên nhận có thể sử dụng thông tin, chia sẻ thông tin đó với ai.

Xác định thông tin nào được bảo vệ: NDA áp dụng cho tất cả các ghi chú, tóm tắt, phân tích, tài liệu do bên nhận chuẩn bị dựa trên thông tin bí mật đó.

Confidentiality Agreement là gì?

Confidentiality Agreement là gì?

Trên đây là toàn bộ thông tin NDA là gì, NCA là gì, Non-Disclosure là gì và Confidentiality Agreement là gì? Hy vọng bài viết này hữu ích cho cuộc sống của bạn, cảm ơn bạn đã đọc bài viết này!

Xem thêm: Công chứng vi bằng là gì? Nhà vi bằng có làm sổ được không?

Thắc Mắc -