Cây hoàng đàn là cây gì? Giá trị kinh tế, cách trồng, hình ảnh
Cây hoàng đàn chính là giống cây gỗ quý hiếm tại nước, giống cây lâm nghiệp lấy gỗ này được liệt vào danh sách cây cần được bảo tồn. Ngoài công dụng lấy gỗ thì cây cũng là loại dược liệu quý đối với sức khỏe con người. Đọc ngay để tìm hiểu về đặc điểm, giá trị kinh tế, cách trồng và chăm sóc cây hoàng đàn.
Cây hoàng đàn là gì?
Cây hoàng đàn có danh pháp khoa học là cupressus torulosa d. don, thuộc họ Hoàng Đàn (Cupressaceae). Loại cây này còn được biết tới với nhiều tên gọi khác như cây bách mộc, cây ngọc am, cây tùng có ngấn, cây bách xoắn,… Đây là giống cây thân gỗ, chiều cao của một cây trưởng thành khoảng 15 – 20m, một số cây sinh trưởng trong tự nhiên với chiều cao lên tới 40m, đường kính thân khoảng 0,5m. Một số cây có tuổi thọ cao trên 100 năm thì đường kính thân có thể lên tới 0,8 – 1m. Vỏ ngoài có màu xám, bên ngoài tróc vảy và nứt dọc thành mảng.
Cây phân nhiều cành nhánh, các cành non sẽ có hình trụ. Lá hoàng đàn có nhiều vảy, kích thước nhỏ, mọc sát nhau, các lá thường mọc ôm sát lấy cành. Hoa hoàng đàn là loại hoa đơn tính cùng gốc, quả sẽ hình thành ngay sau khi hoa thụ phấn thành công. Quả có hình trứng hoặc hình trái xoan, bên ngoài có 5 cạnh, mỗi cạnh lại mang 6 – 8 hạt. Hạt hoàng đàn có cánh mỏng, hình dầu, dẹt. Cây hoàng đàn là giống cây mọc tập trung ở những dãy núi đá vôi có độc cao trên 300m so với mực nước biển hoặc những ngọn đồi có độ dốc cao.
Vì vậy, nhiều người vẫn chưa có cơ hội được chiêm ngưỡng loại cây này và thường thắc mắc không biết cây hoàng đàn là cây gì? Cây hoàng đàn là giống cây lâm nghiệp ưa nước, được tìm thấy rải rác tại một số nước như Nepal, Ấn Độ, Trung Quốc. Tại nước ta, cây cũng được tìm thấy mọc rải rác ở một số tỉnh thành phía Bắc Việt Nam như Điện Biên Phủ, Cao Bằng, Tuyên Quang, Lạng Sơn. Thời điểm thu hái loại cây này sẽ phụ thuộc nhiều vào bộ phận mà người dân muốn thu hái. Thông thường, cây được thu hoạch quanh năm để bào chế các bộ phận thành thuốc.
Cây hoàng đàn có hạt không?
Cách nhân giống các loại thực vật được nhiều người nghĩ tới đầu tiên chính là gieo hạt. Vì vậy, việc cây hoàng đàn có hạt không được rất nhiều người quan tâm. Quả hoàng đàn có hình trứng, bên ngoài có nhiều vảy xếp chồng lại với nhau theo hình chữ nhật. Bên trong quả có chứa hạt, hạt có kích thước nhỏ, đường kính trong khoảng 7 – 8mm.
Giá trị kinh tế cây hoàng đàn tuyết Lạng Sơn
Cây hoàng đàn là giống thực vật đặc hữu hạn hẹp, quý hiếm, nằm trong nhóm cây có nguy cơ tuyệt chủng và cần được bảo tồn. Hiện nay, cây hoàng đàn còn có trữ lượng nhỏ ở Lạng Sơn. Cơ quan chức năng và người dân đã tiến hành nhân giống thành công giống cây hoàng đàn tuyết Lạng Sơn. Vườn hoàng đàn đang được ươm giống và phát triển tại rừng đặc dụng Hữu Liên. Giống cây này là một trong những loài cây cần được ưu tiên bảo tồn, chúng nằm trong nhóm IA – Nhóm cây bị cấm khai thác và sử dụng dưới bất kỳ hình thức nào.
Chính vì những công dụng tuyệt vời mà loài cây này mang lại, kể từ đầu năm 1970 thì giống cây này đã bị khai thác ồ ạt và quá mức, tới năm 2010 thì chúng đã gần như tuyệt chủng hoàn toàn. Hiện tại, cơ quan chức năng của tỉnh Lạng Sơn đã phục hồi loại cây này với hàng trăm cây hoàng đàn có độc tuổi từ 3 – 10 tại rừng đặc dụng Hữu Liên.
Trước năm 2010, loài cây này chỉ còn 80 cây mọc rải rác trong rừng. Năm 2013 thì rừng Hữu Liên đã tiến hành ươm giống để bắt đầu giúp các hộ dân phát triển kinh tế từ loại cây này. Hiện tại, gốc cây hoàng đàn lâu đời nhất tại đây đã có tuổi đời gần 30 năm tuổi, đây là cây lớn và lâu năm nhất đang được người dân trồng và nhân giống. Xuyên suốt trong 8 năm trồng và thử nghiệm loại cây này, số lượng cây hoàng đàn trong tự nhiên đang ngày càng được phục hồi mạnh mẽ. Từ 80 cây còn sót lại thì hiện giờ toàn huyện Hữu Lũng của tỉnh Lạng Sơn đã triển khai trồng được gần 710 cây.
Cách trồng cây hoàng đàn
Cây hoàng đàn là giống cây gỗ có kích thước lớn, ưa thích ánh sáng tự nhiên, cây có tốc độ sinh trưởng trung bình nhưng ở độ tuổi năm thứ 1 – 2 thì cây sinh trưởng vô cùng nhanh chóng. Theo như kinh nghiệm dân gian thì cây càng cong sẽ càng có tốc độ sinh trưởng trong tương lai nhanh chóng. Cây khá dẻo dai, có khả năng chống lại gió bão và sâu bệnh tốt, giá trị kinh tế mang lại vô cùng cao, do đó cây cần được ươm trồng và nhân giống mạnh mẽ hơn trong tương lai để bảo tồn giống cây quý hiếm này.
Tiêu chuẩn chọn giống: Hiện nay, cây hoàng đàn được nhân giống dưới nhiều hình thức khác nhau. Nên chọn cây có độ tuổi từ 6 – 12 tháng, đường kính cổ rễ tối thiểu là 4mm, chiều cao trong khoảng 25 – 50cm, cây khỏe mạnh, không bị sâu bệnh. Tuy nhiên, ngay khi lấy từ vườn ươm về thì chúng ta chưa trồng ngay loại cây này được mà nên tưới ẩm và đặt cây ở nơi có nắng 1 – 2 hôm.
Thời vụ và mật độ trồng: Khu vực Tây Nguyên và Đông Nam Bộ: Từ tháng 6 – tháng 9; Khu vực Duyên hải Miền Trung: Từ tháng 11 – tháng 1; Khu vực Bắc Trung Bộ: Từ tháng 9 – tháng 11; Khu vực miền Bắc: Khoảng từ tháng 2 – tháng 4. Nên trồng cây với khoảng cách tối thiểu là 3m, mỗi hàng cách nhau 3m, mật độ trồng cho 1ha khoảng 1100 cây. Trồng hàng rào hoặc trồng làm cảnh thì cây nên cách cây 1.5 – 2 mét.
Cách trồng cây hoàng đàn: Làm sạch cỏ dại, xới đất cho thật tơi xốp và đào hố có kích thước tối thiểu là 50x50x50cm. Mỗi hố trồng nên được bón khoảng 1 – 3kg phân chuồng ủ vi sinh, phân chuồng hoai mục. Loại bỏ lớp nilon bao nên ngoài bầu cây, đặt cây vào chính giữa hố sao cây thẳng đứng. Vun đất đều xung quanh và dùng tay nén chặt đất sao cho cây không bị vỡ bầu. Mỗi ngày tưới cho cây một gáo nước nhỏ, không nên tưới quá đẫm vào thời điểm này.
Cách chăm sóc giống cây hoàng đàn
Cách chăm sóc giống cây hoàng đàn định kỳ:
Tưới nước: Nên tưới nước thường xuyên và đều đặn vào mùa khô, khi trái chuẩn bị chín và đang sinh trưởng. Mùa mưa nên hạn chế tưới nước cho cây và chú ý cả chế độ thoát nước phù hợp.
Phòng trừ cỏ dại: Nên phủ quanh gốc cây phân xanh, rơm, rạ để hạn chế cỏ dại. Làm cỏ thường xuyên để đảm bảo không bị cỏ dại chen lấn và tạo nguồn quang hợp.
Phân bón: Trong suốt 3 năm đầu trồng hoàng đàn chúng ta nên thực hiện bón phân cho cây theo chu kỳ 2 – 3 lần/1 năm bằng phân NPK. Những năm sau bón thêm phân với lượng tăng từ 0,1 – 0,2kg NPK cho 1 cây.
Sâu bệnh: Cây hoàng đàn ít bị các loài sâu hại tấn công, chúng không thích lá hoàng đàn. Tuy nhiên, chúng ta cần quan tâm tới các biểu hiện bên ngoài của cây, nhất là 3 tháng trước khi mới trồng để điều trị kịp lúc.
Thu hoạch và bảo quản: Giá trị cây hoàng đàn hiện nay chỉ có người buôn gỗ mới biết được. Hiện nay số lượng cây có khả năng lấy gỗ trong tự nhiên ít, nhà nước cũng đã ban hành luật cấm. Do đó, chúng ta chỉ nên thu hái các bộ phận khác để chế biến tinh dầu hoặc làm thuốc.
Hình ảnh cây hoàng đàn
Để nhận biết được chính xác loại cây này với một số loại cây cùng họ, cùng Elead chiêm ngưỡng một số hình ảnh cây xô thơm dưới đây:
Trên đây là toàn bộ thông tin về đặc điểm, giá trị kinh tế, cách trồng và chăm sóc cây hoàng đàn. Hy vọng bài viết này hữu ích cho cuộc sống của bạn, cảm ơn bạn đã đọc bài viết này!
Xem thêm: Cây điên điển – Đặc điểm, tác dụng, cách chế biến và cách trồng
Sinh Vật Cảnh -Cây điên điển – Đặc điểm, tác dụng, cách chế biến và cách trồng
Cây địa lan – Đặc điểm, ý nghĩa, cách trồng và chăm sóc
Cây đậu rồng – Tuổi thọ, tác dụng, cách trồng và hình ảnh
Cây dã hương nghìn năm tuổi – Đặc điểm, tác dụng, cách dùng
Cây tùng đen hợp mệnh gì? Ý nghĩa, tác dụng, cách chăm sóc
Cây chỉ thiên – Đặc điểm, phân loại, tác dụng và cách dùng
Cây chàm là cây gì? Giá trị kinh tế và đặc tính gỗ chàm