Cây lan tỏi – Đặc điểm, ý nghĩa, tác dụng, cách trồng
Cây lan tỏi là giống hoa đặc biệt, cây sinh trưởng dạng dây leo, có mùi thơm giống như mùi cây tỏi. Loại cây này vừa được dùng làm cảnh, vừa được dùng trong trang trí nội thất, sân vườn, vừa là vị thuốc hữu hiệu trong Đông Y. Đọc ngay bài viết sau để tìm hiểu về đặc điểm, ý nghĩa, tác dụng và cách trồng cây lan tỏi.
Đặc điểm cây lan tỏi tím
Cây lan tỏi vốn dĩ không phải là một loại hoa lan rừng hay hoa lan núi, nó chính xác là một loại lan sinh trưởng dạng dây leo có tên khoa học là garlic vine hoặc mansoa alliacea. Ngoài cái tên hoa lan tỏi, trong tự nhiên người ta còn biết tới chúng thông qua cái tên dây ánh hồng. Loại cây này du nhập tới nước ta từ rất sớm, được xác định là có nguồn gốc từ một số nước trong rừng mưa nhiệt đới của Châu Phi. Giống thực vật này nhanh chóng du nhập tới nhiều nơi trên thế giới, sinh trưởng khỏe mạnh ở những nước có khí hậu nhiệt đới gió mùa như Việt Nam.
Cây lan tỏi được trồng chủ yếu ở Việt Nam chính là giống cây lan tỏi tím. Trong tự nhiên, hoa lan tỏi có hai màu đó và màu tím và màu vàng, trong đó lan tỏi tím được trồng thông dụng ở nhiều nơi trên thế giới. Thân cây sinh trưởng dạng dây leo, sống lâu năm sẽ hóa gỗ, chiều cao của cây phụ thuộc vào vật bám. Lá lan tỏi chính là bộ phận tạo nên mùi thơm đặc biệt của cây, lá khá giòn, thường rụng hết vào mùa đông. Hoa lan tỏi sinh trưởng thành cụm, một cụm hoa thường sẽ có khoảng 15 – 20 bông, cánh hoa mỏng. Đây là giống cây có tuổi thọ cao, nhiều cành nhánh, sinh trưởng dựa vào những tua cuốn mọc ra từ kẽ lá.
Lá lan tỏi có hình bầu dục, nhọn 2 đầu, có màu xanh bóng, mép lá không có răng cưa. Mùa đông tới, hoa lan tỏi nở dày đặc, cứ hết lớp này nở lại tới lớp khác. Cùng thời điểm hoa nở, toàn cây sẽ rụng dần lá, hương thơm của hoa nồng nàn. Trong vòng đời của hoa, chúng sẽ thay đổi dần màu sắc từ màu tím đậm tới tím nhạt, từ tím nhạt cho tới trắng. Nhiều người yêu thích cây lan tỏi chính vì mùi thơm này nhưng cũng có rất nhiều người gặp tình trạng dị ứng khi tiếp xúc gần với chúng. Chính vì vậy, khi trồng chúng ta cần hết sức cẩn thận để tránh xảy ra những trường hợp không đáng có.
Lan tỏi vàng
Trong tự nhiên có hai loại cây lan tỏi đó là cây có hoa tím và cây có hoa màu vàng. Giống cây có hoa màu tím được trồng phổ biến ở nhiều nơi trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Tại nước ta, hiện chưa xuất hiện cây lan tỏi vàng. Thời gian gần đây, một số người nhầm tưởng cây chuông vàng là cây lan tỏi vàng, do đó đã có tình trạng thổi giá cây non. Người tiêu dùng cần tỉnh táo hơn trong việc lựa chọn cây cảnh phù hợp, tránh rơi vào “bẫy lừa đảo”.
Ý nghĩa phong thủy cây lan tỏi
Từ xưa, cây lan tỏi đã được ông cha ta trồng trong vườn nhà với mục đích xua đuổi côn trùng và xua đuổi rắn. Mùi thơm phát ra từ cây sẽ làm ảnh hưởng tới vị giác của các loài vật này và khiến cho chúng phải tránh xa ngôi nhà. Đây cũng chính là lý do vì sao nhiều gia đình thường trồng loại cây này ở quanh các hàng rào, bờ rào để xua đuổi muỗi, ruồi, rắn,… ra khỏi khu vực nhà ở. Theo nhiều nghiên cứu, cây lan tỏi còn có khả năng sản sinh oxy, hút khí cacbonic, thanh lọc môi trường sống.
Nhờ mùi thơm giống mùi tỏi nên tại nhiều quốc gia, loài hoa này được xem là một vật phẩm phong thủy có khả năng hóa giải vận đen, xua đuổi những điều không may mắn trong cuộc sống. Người dân thường dùng hoa lan tỏi để cắm hoa, trang trí cho không gian sống, đồng thời xua đi những yếu tố không may mắn như bệnh tật, kẻ gian hãm hại. Một số bộ tộc ở rừng Amazon đã xem loại cây này là một loại cây may mắn, là loại cây linh thiêng trong văn hóa. Ngoài ra, nhiều người còn sử dụng hoa lan tỏi mang theo khi đi săn để hy vọng thần linh có thể sẽ giúp họ săn bắn được nhiều thú rừng hơn.
Ý nghĩa phong thủy cây lan tỏi vô cùng tốt đẹp, chúng phù hợp với hầu hết tất cả các độ tuổi, bản mệnh trong ngũ hành. Với màu sắc hoa đặc trưng, loài hoa này được xem là biểu tượng của tình yêu, một mối quan hệ lâu bền, thủy chung theo năm tháng. Chúng thể hiện ý nghĩa về sự gắn kết trong tình yêu, sự lãng mạn, sự bền chặt trong các mối quan hệ xã hội. Những chùm hoa lan tỏi mọc đan xen nhau được xem là sự đoàn kết, tinh thần vượt qua mọi khó khăn, gian khổ và thử thách trong cuộc sống. Nhiều gia đình còn trồng loại cây này trước nhà với hy vọng chào đón những điều may mắn, sự thuận lợi trong công việc, sự phát đạt trong kinh doanh.
Hoa lan tỏi nở vào mùa nào?
Khi nhắc tới bất kỳ một loại cây cảnh nào, đặc biệt là những giống hoa lan, việc hoa lan tỏi nở vào mùa nào được rất nhiều người trồng quan tâm. Thông thường, hoa lan tỏi thường nở vào tháng 10 – 12 hằng năm. Một mùa hoa sẽ nở không quá dài, điều kiện thời tiết càng nắng, càng ấm, đất càng ẩm thì cây càng cho nhiều hoa.
Cây lan tỏi có tác dụng gì?
Không chỉ có công dụng làm cảnh, hoa lan tỏi còn góp phần không nhỏ vào việc giúp thanh lọc không khí, loại bỏ bụi bẩn và giúp không khí trong lành hơn. Nhờ mùi thơm đặc trưng, nhiều nơi trên thế giới đã trồng loại cây này như một loại gia vị ẩm thực, có thể kết hợp để chế biến thành rất nhiều món ăn ngon. Chưa dừng lại ở đó, loại cây này còn được dùng như một vị thuốc đa công dụng. Vậy cụ thể, cây lan tỏi có tác dụng gì? Theo một số ghi chép từ y học cổ truyền, cây lan tỏi được dùng để điều trị một số bệnh liên quan tới đường hô hấp như viêm phổi, viêm phế quản, ho, trị cảm cúm.
Ngoài ra, vị dược liệu này còn có khả năng điều trị bệnh thấp khớp, viêm nhiễm, làm thuốc giảm đau. Tinh chất từ cây lan tỏi được dùng để sản xuất một số loại thuốc điều trị tình trạng thấp khớp, giúp giảm đau, chiết xuất ra thuốc chống viêm, thuốc xông điều trị cảm lạnh, cảm cúm. Với hương thơm của tỏi, chúng được dùng trong ẩm thực như một loại gia vị thay thế được cho tỏi. Tuy nhiên, tại Việt Nam chưa hề ghi nhận thông tin này. Lá và thân non của cây có thể cắt nhỏ, dùng như hẹ để trang trí lên những món ăn, trộn cùng với salad, khoai tây nghiền, bánh mì kẹp và bất kỳ loại thực phẩm nào khác. Những lá già có thể tán thành bột để sử dụng thay thế hoàn toàn cho tỏi.
Cách trồng lan tỏi
Thời vụ trồng: Hoa lan tỏi khá đẹp nhưng lại nhanh rụng và dễ bị nhàu. Hoa thường nở rộ vào đầu mùa đông và giữa mùa mưa. Vì vậy, chúng ta nên trồng cây ở những nơi có nhiều nắng, đất thoát nước nhanh.
Cách trồng lan tỏi: Cây khá dễ trồng, dễ chăm sóc, có sức sống cao, tốc độ nảy chồi nhanh. Phương pháp trồng lan tỏi được nhiều người áp dụng chính là giâm cành. Chúng ta cần lựa chọn cành mẹ bánh tẻ, khỏe mạnh, cắt thành đoạn cành có chiều dài khoảng 10 – 15cm, sau đó cắm trực tiếp xuống những nơi có đất ẩm, tơi xốp. Sau khoảng 15 – 20 ngày thì cây sẽ bắt đầu mọc rễ và nảy chồi.
Cách chăm sóc cây lan tỏi trồng chậu
Cây lan tỏi trồng chậu sẽ có sức sống yếu hơn cây lan tỏi trồng ngoài tự nhiên. Cách chăm sóc cây nhanh ra hoa như sau:
– Tưới nước: Mùa khô nên tưới nước khoảng 2 – 3 lần/ 1 ngày cho cây. Mùa mưa không cần tưới nước cho cây.
– Bón phân: Bón thúc cho cây theo chu kỳ 2 – 3 tháng/1 lần bằng phân NPK, phân hữu cơ, phân chuồng hoai mục, sau mỗi lần bón phân cần tiến hành cắt tỉa cho cây.
– Thay chậu và đất cho cây theo chu kỳ 2 – 3 năm một lần để thay đổi kết cấu đất và bón bổ sung dinh dưỡng cho cây.
Cây hoa lan tỏi có độc không?
Cây hoa lan tỏi có độc không chính là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Tuy nhiên, Việt Nam chưa ghi nhận trường hợp ngộ độc nào liên quan tới loại cây này, chúng ta hoàn toàn có thể yên tâm khi trồng trong nhà,
Trên đây là toàn bộ thông tin về đặc điểm, ý nghĩa, tác dụng và cách trồng cây lan tỏi. Hy vọng bài viết này hữu ích cho cuộc sống của bạn, cảm ơn bạn đã đọc bài viết này!
Xem thêm: Cây mã tiền – Đặc điểm, tác dụng, độc tố, cách trồng
Sinh Vật Cảnh -Cây mã tiền – Đặc điểm, tác dụng, độc tố, cách trồng
Cây lá dứa – Đặc điểm, tác dụng, cách dùng và cách trồng
Cây kim vàng – Đặc điểm, tác dụng, cách dùng và hình ảnh
Cây kim quýt – Đặc điểm, tác dụng trái kim quýt và ý nghĩa
Cây khổ sâm – Tác dụng, cách dùng, cách trồng và hình ảnh
Cây kế sữa – Đặc điểm, tác dụng của silymarin trong cây kế sữa
Cây ké đầu ngựa – Phân loại, tác dụng và cách trồng