Cây dưa leo – Vòng đời, cách trồng, cách chăm sóc và hình ảnh
Cây dưa leo có tên khoa học là cucumber sativus, đây là loại rau ăn quả được trồng phổ biến ở nhiều nơi trên thế giới. Hiện nay, loại quả này được sử dụng rộng rãi trong các món ăn hằng ngày. Tại Việt Nam, quả dưa leo còn được biết tới với cái tên khác là quả dưa chuột. Đọc ngay bài viết dưới đây để tìm hiểu về vòng đời, cách trồng, cách chăm sóc và hình ảnh loại cây này.
Vòng đời cây dưa leo
Dưa leo là một trong số những cây trồng phổ biến trên thế giới, thân cây mọc bò lan trên mặt đất hoặc trên những giá thể. Hiện nay, có rất nhiều giống dưa leo khác nhau, tuy nhiên phổ biến nhất vẫn là giống dưa leo trồng thành giàn, ngoài ra còn nhiều giống dưa leo khác như dưa leo Thái, dưa chuột gai, dưa chuột trắng, dưa leo xanh. Tùy theo nhu cầu sử dụng, trình độ canh tác, kỹ thuật trồng và chăm sóc mà chúng ta lựa chọn ra những giống dưa leo phù hợp. Vòng đời cây dưa leo trải qua 3 giai đoạn:
Giai đoạn nảy mầm: Giai đoạn này được tính từ khi người trồng bắt đầu xử lý hạt giống cho tới khi gieo hạt xuống đất. Thông thường, cây sẽ có khoảng 7 – 10 ngày để nảy mầm và bắt đầu sinh trưởng lá mới.
Giai đoạn sinh trưởng lá thật: Giai đoạn này được tính từ cuối giai đoạn nảy mầm tới khi cây sinh trưởng toàn diện về tán lá và chiều dài. Ở giai đoạn này, cây sinh trưởng rễ và lá rất nhanh, độ phủ mặt đất của thân trong đường kính khoảng 60cm, rễ ăn sâu vào lòng đất khoảng 30cm. Lúc này lá cây sinh trưởng thành hình chân vịt, một bông hoa trưởng thành có khoảng 5 cánh. Khi kết thúc giai đoạn này thì phần thân cây bắt đầu sinh trưởng những tua cuốn, giúp bám chắc hơn và vươn cao hơn. Thông thường, giai đoạn sinh trưởng lá thật này chiếm khoảng 30 ngày.
Giai đoạn ra hoa, đậu quả và thu hoạch thành quả: Sau khi cây sinh trưởng toàn diện về lá, thân và rễ thì cây sẽ chuyển qua giai đoạn sinh trưởng hoa, đậu quả. Thông thường, giai đoạn này diễn ra vào ngày thứ 45 – 55 kể từ khi gieo hạt. Hoa của cây sẽ sinh trưởng nhanh chóng để chuẩn bị sẵn sàng cho quá trình thụ phấn, khi thụ phấn thành công thì cây sẽ phát triển quả. Thời gian thu hoạch quả sẽ nằm trong khoảng 65 – 70 ngày tính từ thời điểm gieo hạt.
Thời gian sinh trưởng cây dưa leo
Tùy thuộc vào giống, điều kiện chăm sóc, thời tiết mà thời gian sinh trưởng cây dưa leo cũng sẽ thay đổi. Thời gian sinh trưởng cây dưa leo khá ngắn, từ khi bắt đầu gieo hạt tới khi cây cho thu hoạch vào khoảng 65 – 70 ngày. Có 3 yếu tố cơ bản ảnh hưởng tới thời gian sinh trưởng của cây đó là vùng miền, mùa vụ và giống cây.
- Giống: Người ta chia cây dưa leo ra làm 3 nhóm giống chính đó là nhóm dưa leo dài ngày (thời gian thu hoạch là sau 100 ngày gieo hạt), nhóm dưa leo thường (thu hoạch sau 65 ngày), nhóm dưa leo thu sớm (thu hoạch chỉ sau 35 ngày).
- Mùa vụ trồng: Nếu chúng ta trồng cây vào vụ hè sẽ có thời gian sinh trưởng dài hơn trồng vào vụ đông khoảng 7 – 10 ngày.
- Nơi trồng: Thông thường, cây dưa leo trồng tại miền Nam sẽ có thời gian sinh trưởng nhanh hơn cây dưa leo miền Bắc khoảng 5 – 10 ngày.
Cách trồng cây dưa leo
Dưa leo là giống cây dễ trồng, có thể tiến hành trồng quanh năm. Tuy nhiên, tùy vào từng vụ mùa khác nhau sẽ cho ra năng suất và chất lượng quả khác nhau. Giống thực vật này có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau, sinh trưởng tốt ở đất phù sa, đất pha cát, đất bồi, có khả năng giữ ẩm và thoát nước tốt.
Điều kiện khí hậu thích hợp: Khí hậu nóng ẩm, nhiệt độ ban ngày dưới 30 độ C, nhiệt độ ban đêm trên 24 độ C. Cây phải được cung cấp nguồn ánh sáng dồi dào. Hơn hết, loại cây này ưa thích nước và độ ẩm, không chịu được ngập úng, kể cả trong thời gian ngắn.
Hướng dẫn chi tiết cách trồng cây dưa leo:
Bước 1: Xử lý hạt giống.
Chúng ta có thể tiến hành mua giống dưa chuột tại các cửa hàng cây giống trên cả nước hoặc sử dụng những cây giống đã được ươm sẵn tại các vườn ươm trên địa bàn. Sau khi chuẩn bị được hạt giống thì tiến hành ngâm hạt giống vào trong nước ấm khoảng 3 – 4 tiếng, tiếp đó rửa lại thật kỹ với nước sạch và ủ hạt trong khăn ẩm khoảng 4 – 5 ngày. Sau khi kiểm tra thấy hạt giống đã nảy mầm thì tiến hành mang đi gieo.
Bước 2: Làm đất.
Nên chọn đất có chứa hàm lượng dinh dưỡng cao, đất trồng thích hợp nhất chính là đất pha cát, đất có nhiều gỗ mùn. Trước khi trồng khoảng 5 – 7 ngày cần tiến hành bón lót cho cây bằng phân chuồng hoai mục hoặc phân hữu cơ, tiếp đó xới đất cho thật tơi.
Bước 3: Trồng cây.
Lên những luống trồng cao khoảng 20 – 30cm, chiều ngang của luống trong khoảng 60 – 70cm, mỗi luống cách nhau khoảng 30cm. Đào những hố trồng có kích thước bằng với kích thước của bầu cây, đặt cây vào hố trồng và lấp đất lại. Nếu trồng cây bằng hình thức gieo hạt trực tiếp thì chúng ta dùng tay tạo một lỗ nhỏ trên mặt đất và gieo khoảng 2 hạt vào trong. Sau đó lấp một lớp đất mỏng lên trên bề mặt. Phủ lên toàn bộ khu vực trồng rơm, rạ hoặc phân xanh để gia tăng độ ẩm trong đất giúp cây sinh trưởng nhanh chóng.
Lưu ý: Nên trồng cây vào sáng sớm hoặc vào buổi chiều khi trời đã tắt hẳn nắng. Nếu trồng bằng cây con cần tiến hành làm màng che phủ cho cây.
Cách trồng dưa leo trong thùng xốp
Ngoài việc trồng cây ngoài tự nhiên thì chúng ta có thể tiến hành trồng cây trong những đồ dùng tái chế như thùng xốp, khay nhựa. Cách trồng dưa leo trong thùng xốp như sau:
Bước 1: Cho đất vào khay, đất phải giàu dinh dưỡng, tơi xốp và có độ ẩm cao.
Bước 2: Dùng tay ấn xuống đất tạo thành 1 lỗ trồng sâu khoảng 1cm, tiếp đó gieo hạt giống vào trong. Phủ lên bề mặt một lớp đất mỏng và tưới nước dạng phun sương lên toàn bộ bề mặt trồng. Sau khi gieo hạt khoảng 1 tuần thì cây bắt đầu sinh trưởng được 1 – 2 lá mầm, đợi khi cây cứng cáp chúng ta có thể đưa cây sang khu vực trồng khác.
Cách chăm sóc cây dưa leo con nhanh phát triển
Cây dưa leo có tốc độ sinh trưởng khá nhanh và không đòi hỏi chúng ta phải chăm sóc quá nhiều. Chúng ta chỉ cần tưới nước cho cây đầy đủ và cung cấp một lượng ánh sáng dồi dào cho cây là cây đã có thể cho năng suất rất cao. Cách chăm sóc cây dưa leo con nhanh chóng phát triển như sau:
Sau khi cây bắt đầu ra lá mầm thì chúng ta tiến hành tưới nước thường xuyên cho cây theo chu kỳ 2 lần/1 tuần vào sáng sớm và chiều mát. Cần phủ lên trên bề mặt cỏ khô, phân chuồng hoặc phân gà để giữ độ ẩm cho đất ở mức cao.
Sau khi trồng được 2 tuần thì chúng ta tiến hành bón thúc lần đầu cho cây. Hòa tan phân kali, lân, đạm để tưới quanh gốc cho cây, phun phân bón lá để kích thích sự sinh trưởng của lá, thân và rễ.
Ở tuần thứ 3, cây bắt đầu phát triển lá và các tua quấn, để cây có thể sinh trưởng như ý muốn thì bạn cần làm giàn để cây phát triển tốt. Nếu chúng ta trồng cây trong thùng xốp, chậu thì nên để cây leo ban công, lan can, tường,… như vậy vừa gia tăng tính thẩm mỹ cho ngôi nhà vừa tạo điều kiện sinh trưởng tốt cho cây.
Hình ảnh cây dưa leo con
Khi chưa sinh trưởng toàn diện về thân và lá chúng ta thường khó nhận biết thông qua hình dạng, cùng Elead chiêm ngưỡng một số hình ảnh cây dưa leo con dưới đây:
Trên đây là toàn bộ thông tin về vòng đời, cách trồng, cách chăm sóc và hình ảnh cây dưa leo. Hy vọng bài viết này hữu ích cho cuộc sống của bạn, cảm ơn bạn đã đọc bài viết này!
Xem thêm: Cây dứa – Thông tin cơ bản, đặc điểm, cách trồng, chăm sóc
Sinh Vật Cảnh -Cây dứa – Thông tin cơ bản, đặc điểm, cách trồng, chăm sóc
Cây du núi là cây gì? Phân loại, ý nghĩa, cách chăm sóc
Cây chôm chôm – Đặc điểm, phân loại, cách trồng, hình ảnh
Cây chân vịt – Đặc điểm, tác dụng, cách dùng và hình ảnh
Cây cẩm thị là cây gì? Công dụng, cách trồng và chăm sóc
Cây cát lồi – Đặc điểm, tác dụng, cách dùng và cách trồng
Cây cà ri – Đặc điểm – cách phân biệt, công dụng và cách trồng