Cây thiên tuế là gì? Ý nghĩa phong thủy và cách trồng
Cây thiên tuế là loại cây cảnh được nhiều người ưa chuộng bởi ý nghĩa phong thủy và các thế đứng đẹp trong tự nhiên của loại cây này. Đọc ngay bài viết sau để tìm hiểu thông tin về cây thiên tuế hợp mệnh gì, ý nghĩa, cách trồng loại cây này.
Cây thiên tuế là cây gì?
Đối với những người yêu cây cảnh trang trí chắc cũng không quá xa lạ với cây thiên tuế. Đây là loại cây được giới chơi cây cảnh nghệ thuật vô cùng ưa chuộng, không chỉ bởi hình ảnh bên ngoài mà còn bởi vẻ đẹp phong thủy tìm ẩn bên trong. Cây thiên tuế thuộc họ Cycadaceae, cây có nguồn gốc từ Nhật Bản, được nhiều người biết tới với cái tên cây vạn tuế. Loài cây này có thể dễ dàng được tìm thấy ở Ấn Độ, Trung Quốc và Nhật Bản. Tại Việt Nam, chúng được sử dụng làm cây cảnh trang trí trong nhà, trong văn phòng, trang trí tiểu cảnh, để bàn, trang trí cho công viên, khuôn viên trường học, bệnh viện.
Tuy được trồng phổ biến nhưng không phải ai cũng biết rõ cây thiên tuế là cây gì? Cây thiên tuế là giống cây cảnh phong thủy nổi tiếng bởi sự kết hợp hài hòa giữa lá và hoa. Hoa thiên tuế có vẻ đẹp dịu dàng nhưng không kém phần mạnh mẽ, mãnh liệt. Lá thiên tuế thì lại vô cùng cứng cáp so với các giống cây cảnh thông thường, chúng mọc xen kẽ và xếp chồng với nhau tạo thành hình vòng cung ôm lấy phần hoa bên trong. Mặt lá lại có nhiều cuống lá và gai nhọn. Hoa thiên tuế có màu trắng hoặc hồng, khi ra hoa thường trổ bên trong tán cây.
Ý nghĩa cây thiên tuế
Cây thiên tuế với dáng đứng hiên ngang, tràn đầy sức sống và lá cây xanh tươi tốt giúp đem đến cho không gian khu vườn nhà bạn trở nên sinh động hơn, được tô điểm thêm và trở nên nổi bật hơn bao giờ hết. Theo giới chơi cây cảnh, ngoài ý giá trị to lớn về mặt cảnh quan và tạo tính thẩm mỹ cho không gian sống, cây thiên tuế còn mang ý nghĩa phong thủy vô cùng lớn. Khi gia chủ trồng loại cây này sẽ giúp cho đường công danh sự nghiệp thuận lợi, tăng cường may mắn và giúp gia đình luôn hòa thuận.
Với thế đứng hiên ngang, bất khuất, cây thể hiện sự uy nghi và sang trọng có công dụng hữu hiệu trong việc xua đuổi ma quỷ, bảo vệ tất cả các thành viên trong gia đình. Hơn hết, cây thiên tuế thường rất ít khi nở hoa, để một cây thiên tuế nở hoa phải mất khoảng hơn 10 năm, thậm chí là hơn 60 năm. Chính vì vậy, cây thiên tuế nở hoa được xem là một sự may mắn, tài lộc, sắp tới sẽ có nhiều chuyện vui dành cho gia chủ. Theo quan niệm trong dân gian, cây thiên tuế nằm trong bộ ba Tam Đa cây cảnh gồm: Phúc (cây sanh) – Lộc (cây lộc vừng) và Thọ (cây thiên tuế). Bộ ba cây cảnh này nổi tiếng trong việc mang lại nhiều sức khỏe, may mắn, tiền tài cho người trồng.
Hiện nay, cây thiên tuế đang trở thành một trong những giống cây cảnh được ưa chuộng trồng làm cây công trình và làm cây trang trí. Do đó, loại cây này hiện đang được nhiều nhà vườn trồng rộng rãi với mục đích kinh tế. Nhiều gia đình cũng đã ăn nên làm ra từ loại cây này, vì vậy ngoài ý nghĩa về mặt thẩm mỹ và phong thủy, cây còn mang lại ý nghĩa to lớn về mặt kinh tế.
Chưa dừng lại ở đó, cây thiên tuế còn là một loại thuốc nam có công dụng điều trị các bệnh về tim mạch, thanh lọc mỡ, thanh lọc máu và giúp cân bằng khí huyết hiệu quả. Ngoài ra, phần rễ cây còn được sử dụng như một vị thuốc nam có công dụng tăng cường sinh lực, bổ thận tráng dương, thanh nhiệt, giải độc, mát gan.
Có nên trồng cây thiên tuế trước nhà?
Như các bạn đã biết, cây thiên tuế là một trong những loại cây được trồng nhiều ở nước ta với mục đích trang trí và cải vận. Cây mang nhiều ý nghĩa phong thủy tốt đẹp nên nếu trồng trước nhà sẽ mang tới cho gia đình nhiều sức khỏe, tài lộc và sự hạnh phúc. Tuy nhiên, không phải ai cũng nghĩ như vậy, nhiều người lại cho rằng cây thiên tuế trồng trước nhà sẽ dẫn dụ ma quỷ đến nhà, làm ảnh hưởng tới những luồng sinh khí trong nhà, làm âm thịnh dương suy, từ đó làm ảnh hưởng tới sức khỏe của các thành viên.
Nhiều người cũng đã phản bác lại ý kiến này và cho rằng, cây thiên tuế là loại cây có thể ngăn chặn những luồng khí xấu vào nhà, giúp cho đường công danh sự nghiệp của gia chủ ngày một thăng tiến, hơn hết nếu cây ra hoa chắc chắn sẽ mang lại rất nhiều may mắn. Vậy liệu chúng ta có nên trồng cây thiên tuế trước nhà? Trên thực tế, cây thiên tuế mang ý nghĩa tốt nhiều hơn là những ý nghĩa xấu, do đó không có chuyện loại cây này thu hút ma quỷ hay làm ảnh hưởng tới sức khỏe của người trồng. Chính vì vậy, chúng ta cứ thoải mái mà trồng cây thiên tuế trước nhà để tăng vận khí và cân bằng âm dương của ngôi nhà.
Cây thiên tuế hợp mệnh gì?
Cây thiên tuế mang trong mình nhiều ý nghĩa phong thủy tốt đẹp, thích hợp trồng ở nhiều nơi, nhiều vị trí. Do đó, cây thiên tuế hợp mệnh gì, tuổi gì cũng là một vấn đề mà nhiều người cần phải quan tâm. Nhiều nhà phong thủy học cho biết, cây thiên tuế thuộc mệnh Mộc, do đó nếu người trồng mang mệnh Mộc và mệnh Hỏa là vô cùng tốt trong phong thủy. Khi chúng ta trồng và chăm sóc chúng đúng cách, cây thiên tuế sẽ giúp cho công danh sự nghiệp của bạn phát triển bền vững, đón được nhiều may mắn, tài lộc hơn.
Thông thường, những người mệnh Hỏa khi trồng cây thiên tuế trước nhà sẽ nhận được nhiều giá trị về mặt tài lộc, sức khỏe. Còn gia chủ mệnh Mộc thì được hỗ trợ nhiều về mặt sự nghiệp, tình cảm, đặc biệt là những người làm trong lĩnh vực kinh doanh. Ngoài ra, hai bản mệnh khác trong ngũ hành cũng thích hợp trồng cây thiên tuế đó là mệnh Kim và Thổ. Tuy nhiên, chúng ta cần lưu ý trồng chúng trong những chậu trồng có màu trắng hoặc màu vàng, màu nâu, trang trí thêm những viên sỏi cùng màu sắc để chế ngự những điều không tốt mà cây sẽ mang lại.
Người mệnh Thủy không nên trồng vì cây hút nước để phát triển, cây sẽ hút tài lộc của gia chủ khiến gia chủ gặp nhiều khó khăn, gia đình nhiều bất hòa. Ngoài yếu tố mệnh, yếu tố tuổi cũng là điều khiến chúng ta cần quan tâm. Những người mệnh Hỏa và mệnh Mộc là những người có năm sinh sau đây: 1997 – Đinh Sửu, 1996 – Bính Tý, 1989 – Kỷ Tỵ, 1982 – Nhâm Tuất, 1981 – Tân Dậu, 1980 – Canh Thân, 1974 – Giáp Dần, 1973 – Quý Sửu, 1972 – Nhâm Tý, 1958 – Mậu Tuất, 1957 – Đinh Dậu, 1956 – Bính Thân, 1954 – Tân Mão, 1950 – Canh Dần, 1943 – Quý Mùi, 1942 – Nhâm Ngọ.
Cách trồng cây thiên tuế rừng
Do nhu cầu về loại cây này ngày càng lớn dẫn tới giá thành của chúng đang ngày một bị đội lên khá cao. Chính vì thế việc trồng một cây thiên tuế rừng đang là một giải pháp hữu ích cho chúng ta. Chúng ta có thể trồng cây thiên tuế rừng bằng hạt giống.
Bước 1: Lựa chọn những hạt giống có kích thước lớn, chắc, khỏe, không bị sâu bệnh hay mối mọt. Khi mua về cần ngâm trong nước ấm khoảng 12 tiếng.
Bước 2: Để hạt giống vào một chiếc khăn ấm, bọc lại và ngâm cùng với dung dịch kích thích ra rễ pha loãng trong vòng 12 – 15 tiếng.
Bước 2: Tiến hành đào những rãnh đất cách nhau 30 – 50cm. Tiến hành gieo hạt trực tiếp vào luống và lấp đất lại. Tưới nước dạng phun sương để cung cấp độ ẩm cho cây.
Bước 3: Sau khoảng 2 – 3 năm, cây đã bắt đầu ra khoảng 1 – 2 lá thật thì có thể đưa cây sang trồng trong chậu hoặc những khu vực canh tác lâu dài.
Lưu ý: Chúng ta nên tưới nước cho cây khoảng 1 – 2 lần/tuần tùy vào thời tiết để đảm bảo độ ẩm của đất.
Hình ảnh tiểu cảnh cây thiên tuế
Để phân biệt được chính xác loại cây này với các loại cây cảnh phong thủy khác, cùng chiêm ngưỡng một số hình ảnh tiểu cảnh cây thiên tuế dưới đây:
Trên đây là toàn bộ thông tin về cây thiên tuế, cây hợp mệnh gì, ý nghĩa, cách trồng loại cây này. Hy vọng bài viết trên hữu ích với cuộc sống của bạn, cảm ơn bạn đã đọc bài viết này!
Xem thêm: Cây thì là – Đặc điểm, phân loại, tác dụng, cách trồng
Sinh Vật Cảnh -Cây thì là – Đặc điểm, phân loại, tác dụng, cách trồng
Cây sưa – Đặc điểm, giá trị kinh tế, công dụng, hình ảnh
Cây sồi – Đặc điểm, công dụng, ý nghĩa và cách trồng
Cây thầu dầu – Đặc điểm, tác dụng, cách chăm sóc, độc tố
Cây sao đen – Đặc điểm, giá trị kinh tế và cách trồng
Cây phong lá đỏ – Nguồn gốc, đặc điểm, ý nghĩa, cách trồng
Cây phèn đen – Cách nhận biết, ý nghĩa, tác dụng, hình ảnh