RDW là gì? Chỉ số RDW thấp MCV bình thường là bệnh gì?
RDW là gì? Đọc ngay để tìm hiểu ý nghĩa chỉ số RDW thấp và cao, RDW thấp MCV bình thường là biểu hiện của bệnh gì cũng như thông tin chỉ số MCHC trong máu là gì?
Xét nghiệm máu luôn là chỉ định không thể thiếu trong mỗi lần khám sức khỏe tổng quát, bởi thông qua các chỉ số của kết quả xét nghiệm máu có thể phản ánh được tình trạng sức khỏe bản thân. Trong xét nghiệm máu có chỉ số RDW, trong bài viết này chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp quý vị có thêm thông tin chi tiết chỉ số RDW là gì?
Tìm hiểu chỉ số RDW là gì?
Chỉ số RDW là một thuật ngữ quen thuộc thường bắt gặp. Vậy, chỉ số RDW là gì?
RDW là tỷ lệ phân bố hồng cầu, đây chính là viết tắt của Red cell Distribution Width. Xét nghiệm RDW là một xét nghiệm nhằm kiểm tra sự thay đổi của kích thước, hình dạng của các tế bào hồng cầu. Người bệnh thực hiện xét nghiệm chỉ số này để có thể kiểm tra được sự thay đổi về kích thước và hình dạng hiện tại của các tế bào hồng cầu. Trong tế bào máu thì chỉ số này có 2 loại là RDW-SD và RDW-CV, trong đó:
- RDW-CV: 11.6 – 14,6% (Đối với người lớn).
- RDW-SD: 29-46 FL.
- RDW-CV cho ra giá trị %.
- RDW-SD cho ra thông số thể tích thực.
- RDW có giá trị càng cao thì tỷ lệ hồng cầu trong máu thay đổi càng nhiều.
- Nếu tế bào máu RDW thấp hơn hay cao hơn so với khoảng từ 9 – 15% phản ánh cơ thể đang có những vấn đề.
- Chỉ số RDW càng cao đồng nghĩa với việc độ phân bố của hồng cầu thay đổi càng nhiều. RDW có khoảng giá trị bình thường là từ 9 đến 15%.
Nếu bạn nằm trong số những trường hợp sau thì nên đi làm xét nghiệm RDW:
- Tiền sử trong gia đình có người mắc các rối loạn máu liên quan đến di truyền khác, bệnh thalassemia, bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm.
- Bệnh nhân có da xanh xao, mắc triệu chứng thiếu máu, chóng mặt và chân tay lạnh.
- Mắc bệnh nhiễm trùng dài ngày.
- Chế độ ăn uống thiếu sắt và các khoáng chất cho cơ thể.
- Người bị nhiễm HIV/AIDS.
- Bệnh nhân tiểu đường.
- Bệnh nhân mắc bệnh mãn tính crohn.
- Mất máu nhiều.
Ý nghĩa chỉ số RDW thấp là gì?
Xét nghiệm máu là một trong những xét nghiệm thường được bác sĩ chỉ định khi khám chữa bệnh. Nó cung cấp các chỉ số quan trọng giúp chẩn đoán bệnh, theo dõi tiến triển của bệnh và đánh giá quá trình điều trị. Sau khi biết chỉ số RDW là gì thì chúng ta cần biết ý nghĩa chỉ số RDW. RDW là kỹ thuật xét nghiệm được sử dụng nhiều nhất đối với huyết học và y khoa bởi công dụng và sự tiện lợi mà nó đem lại thông qua các chỉ số. Vậy, ý nghĩa chỉ số RDW thấp là gì?
Nếu chỉ số RDW giảm bạn có thể sẽ mắc phải một số bệnh lý như:
- Những người nghiện rượu.
- Bệnh nhân nhiễm độc chì.
- Bệnh suy thận mãn tính.
- Thiếu máu trong bệnh mãn tính.
- Bệnh sideroblastic anemia.
- Bệnh hemoglobin khác.
- Hội chứng thalassemia.
- Thiếu sắt.
Chỉ số RDW cao có sao không?
Xét nghiệm máu tổng quát là “tấm gương” phản ánh rõ ràng và chính xác tình trạng sức khỏe của mỗi người. Xét nghiệm máu tổng quát có thể giúp theo dõi, phát hiện nhiều bệnh phổ biến như: Tiểu đường, mỡ máu, gout, đánh giá chức năng gan, thận, tình trạng thừa hoặc thiếu vi chất (Sắt, canxi,…) hay thiếu máu,… Chỉ số RDW đóng vai trò quan trọng trong việc phát hiện và tìm ra nguyên nhân gây bệnh. Vậy, chỉ số RDW cao có sao không?
- MCV cao là biểu hiện của việc thiếu hụt vitamin B12, thiếu hụt folate, thiếu máu tan huyết do miễn dịch, ngưng kết lạnh, bệnh bạch cầu Lympho mạn.
- MCV bình thường sẽ có nguy cơ thiếu sắt giai đoạn sớm, thiếu hụt vitamin B12 giai đoạn sớm, thiếu hụt folate giai đoạn sớm, thiếu máu do bệnh globin.
RDW thấp MCV bình thường là biểu hiện của bệnh gì?
Bác sĩ sẽ dựa trên 2 chỉ số trong máu là MCV và RDW để đánh giá một số bất thường của tế bào máu trong cơ thể. Chỉ số MCV là chỉ số thể hiện thể tích tiểu thể trung bình, nghĩa là thể hiện kích thước trung bình của tế bào hồng cầu. Vậy, RDW thấp MCV bình thường là biểu hiện của bệnh gì?
MCV có bất thường về kích thước hồng cầu, khi chỉ số RDW của bạn thấp hơn 9%. Ý nghĩa của 2 chỉ số này như sau:
- MCV bình thường và RDW thấp: Chỉ số này sẽ thể hiện tình trạng thiếu máu do bệnh mãn tính, bệnh tan máu cấp tính, bệnh enzyme, bệnh hemoglobin không thiếu máu hoặc mất máu.
- Khi RDW thấp và MCV giảm: Thường gặp ở người mắc các bệnh mãn tính gây thiếu máu và bệnh thalassemia dị hợp tử.
- Khi RDW thấp và MCV tăng: Thường gặp ở người mắc bệnh thiếu máu bất sản hoặc bạch cầu.
Ngoài ra, chúng ta cần quan sát một số chỉ số sau để có thể chẩn đoán bệnh tật trong cơ thể một cách chính xác hơn:
- Chỉ số P-LCR: Chỉ tỷ lệ tiểu cầu có kích thước lớn.
- Chỉ số PDW: Chỉ độ rộng phân bổ kích thước tiểu cầu.
- Chỉ số PCT: Chỉ thể tích khối tiểu cầu.
- Chỉ số MPV: Chỉ thể tích trung bình tiểu cầu.
- Chỉ số PLT: Chỉ số lượng tiểu cầu.
- Chỉ số MONO: Chỉ số lượng bạch cầu mono.
- Chỉ số LYM: Chỉ số lượng bạch cầu lympho.
- Chỉ số BASO: Thể hiện số lượng hoặc tỷ lệ bạch cầu hạt ưa bazơ.
- Chỉ số EO: Thể hiện số lượng hoặc tỷ lệ bạch cầu hạt ưa acid.
- Chỉ số NEU: Là tỷ lệ bạch cầu hạt trung tính trong máu, bình thường từ 43 – 76%.
Chỉ số MCHC trong máu là gì?
Sau khi tìm hiểu RDW là gì rồi thì chắc chắn chúng ta cần biết thêm thông tin về chỉ số MCHC. Chỉ số MCHC có thể giúp chẩn đoán chứng rối loạn máu và đánh giá lượng sắt trong cơ thể. Một số người khác cho biết MCHC giúp đánh giá nồng độ huyết sắc tố tế bào hồng cầu. Vậy, chỉ số MCHC trong máu là gì?
MCHC chính là lượng hemoglobin trung bình có bên trong mỗi tế bào hồng cầu. Trong trường hợp chỉ số này cao hơn và thấp hơn đều là dấu hiệu cho thấy cơ thể bạn đang gặp vấn đề và cần được chăm sóc nhiều hơn.
Chỉ số MCHC được cho là bình thường khi nằm trong mức 316 đến 372GL. Những bệnh lý về máu đang xảy ra trong cơ thể bạn, bệnh thiếu máu do thiếu sắt và nhiều bệnh lý khác nhất là bệnh rối loạn đông máu sẽ thông qua kết quả của xét nghiệm này. Hoặc bạn cũng có thể hiểu rằng, chỉ số MCHC cho chúng ta biết có khoảng bao nhiêu phần trăm tế bào máu được tạo thành từ hemoglobin.
Ý nghĩa chỉ số MCHC là gì?
Chỉ số MCHC được tính bằng cách đo các giá trị của hemoglobin và hematocrit có trong máu và được đánh giá bằng xét nghiệm công thức máu toàn phần. Vậy, ý nghĩa chỉ số MCHC là gì?
- Chỉ số MCHC cao.
Nếu MCHC của bạn cao hơn bình thường, rất có thể bạn đang mắc một số bệnh sau đây:
– Bệnh hereditary spherocytosis: Chỉ số MCHC của người bệnh cao hơn bình thường khi hồng cầu bị phá hủy gây vàng da.
– Thiếu vitamin B12: Chỉ số MCHC của cơ thể con người không ngừng tăng lên khi người bệnh thiếu vitamin B12. Lúc này sẽ khiến lượng hồng cầu trong máu giảm nhưng huyết sắc tố lại không giảm.
– Tan máu: Hầu hết bệnh nhân có chỉ số MCHC tăng cao là do nguyên nhân này. Bệnh này xảy ra khi các tế bào hồng cầu bị phá hủy hoặc bị vỡ trong khi lượng hemoglobin không thay đổi.
- Chỉ số MCHC thấp.
– Nhiễm trùng: Chỉ số MCHC trong xét nghiệm máu thấp nguyên nhân có thể do bệnh thiếu máu thiếu sắt. Chỉ số MCHC thấp hơn bình thường bởi một số bệnh nhiễm trùng gây ra như HIV, nhiễm ký sinh trùng, bệnh lao,…
– Chứng tăng hồng cầu lưới: Bệnh nhân mắc bệnh tăng hồng cầu lưới thường có giá trị MCHC thấp hơn bình thường. Hồng cầu lưới thường có có ít hemoglobin trên mỗi tế bào hơn các tế bào hồng cầu trưởng thành. Tế bào hồng cầu chưa trưởng thành được giải phóng từ máu ngoại vi cho tới tủy xương.
– Bệnh thalassemia: MCHC của bệnh nhân thấp hơn bình thường khi cơ thể bệnh nhân có thể tạo ra một hemoglobin bất thường. Với những trường hợp bệnh nhân mắc thalassemia sẽ gây rối loạn máu nghiêm trọng.
– Bệnh thiếu máu do thiếu sắt: Lượng huyết sắc tố trên mỗi tế bào hồng cầu sẽ giảm một cách tự nhiên, dẫn đến chỉ số MCHC thấp hơn bình thường khi bạn bị thiếu sắt. Do sắt là yếu tố cần thiết để sản xuất hemoglobin nên gây MCHC thấp hơn.
Lưu ý: Chỉ số MCHC bình thường ở trong khoảng 316 – 372 GL. Nếu chỉ số MCHC nằm ngoài ngưỡng cho phép này, cần chú ý để có biện pháp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe tốt nhất.
Trên đây là toàn bộ thông tin chi tiết RDW là gì, ý nghĩa chỉ số RDW thấp và cao, RDW thấp MCV bình thường là biểu hiện của bệnh gì cũng như chỉ số MCHC trong máu là gì? Hy vọng bài viết này hữu ích cho cuộc sống của bạn, cảm ơn bạn đã đọc bài viết này!
Xem thêm: Giá trị sử dụng là gì? Liên hệ giá trị và giá trị sử dụng
Thắc Mắc -Giá trị sử dụng là gì? Mối liên hệ của giá trị và giá trị sử dụng
Tự ti là gì? Biểu hiện và hậu quả của việc thiếu tự tin
Plot twist là gì? Ý nghĩa và cách tạo plot twist hấp dẫn
Mỏi cơ là gì? Triệu chứng và nguyên nhân của sự mỏi cơ
Lòng hiếu thảo là gì? Vai trò và dẫn chứng về lòng hiếu thảo
Bi quan là gì? Tác hại và cách để thoát khỏi sự bi quan
Tia hồng ngoại là gì? Tác dụng, tác hại của tia hồng ngoại