Lòng hiếu thảo là gì? Vai trò và dẫn chứng về lòng hiếu thảo

Lòng hiếu thảo là gì? Đọc ngay để tìm hiểu người có lòng hiếu thảo là người như thế nào, dẫn chứng và vai trò của lòng hiếu thảo. 

Hiếu thảo là một trong những truyền thống tốt đẹp của cha ông ta, cũng là một đề tài quen thuộc trong văn học, trong các đề văn nghị luận xã hội. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp quý vị có thêm thông tin lòng hiếu thảo là gì?

Nội Dung Chính

Giải thích lòng hiếu thảo là gì?

Ngay từ khi sinh ra, những đứa con nhỏ lúc nào cũng cần phải có sự che chở, bao bọc của cha mẹ. Người ta vẫn thường hay nhắc tới tấm lòng hiếu thảo của con cái đối với cha mẹ. Cùng Elead giải thích lòng hiếu thảo là gì thông qua nội dung dưới đây.

Hiếu thảo là tấm lòng yêu thương chăm sóc ông bà cha mẹ, luôn kính trọng hết mực, luôn đối xử chân thành và tình cảm yêu thương kính mến ấy phải xuất phát từ tận đáy lòng. Đặc biệt, khi đấng sinh thành đã bước qua tuổi trung niên, bệnh tật liên miên, về già sức khỏe sa sút, đây là lúc cần sự hiếu thảo của con cháu nhất, lúc này đây con cháu vẫn còn tận tình chăm sóc, hỏi han không sợ phiền phức, không ngại khó, ngại khổ, thì mới thật là tấm lòng hiếu thảo đáng quý biết chừng nào. Bởi khi ấy, họ đã thấu hiểu và ý thức được những gì ông bà cha mẹ hi sinh cho mình. Công ơn của cha mẹ như trời như biển bao la biết dường nào!

Giải thích lòng hiếu thảo là gì?

Giải thích lòng hiếu thảo là gì?

Giải thích chữ hiếu là gì? 

Hiếu kính là một đức tính tốt đẹp, nhưng thế nào mới thực sự là “hiếu”, chúng ta đã thực sự hiểu rõ hiếu là gì? 

Hiếu có nghĩa là đạo lý thờ phụng cha mẹ, nghĩa vụ của người con đối với bậc cha mẹ. Ngoài ra, “hiếu” còn mang một nét nghĩa nữa như hiếu học, sự ham hiểu biết, ham học hỏi, muốn chinh phục những tri thức của nhân loại. Người nào lấy chữ hiếu làm gốc thì sẽ sinh ra đạo, đạo ở đây chính là đạo đức của con người. Chữ hiếu có tính nhắc nhở và giáo dục con người. 

Đạo hiếu được gìn giữ và lưu truyền hàng ngàn, hàng vạn năm, xuất hiện từ thời xa xưa và được lưu truyền trong các kinh điển Nho giáo. Hiếu phải chăng là cái gốc của đức nhân, có nghĩa rằng người quân tử khi chuyên chú vào cái gốc, cái gốc được dựng thì đạo mới sinh. Trong Luận Ngữ có câu “Quân tử vụ bản, bản lập nhi đạo sinh, hiếu đễ dã giả kỳ vi nhân chi bản dư.” Bởi vì đây là thứ tình cảm sâu sắc nhất của nhân sinh, không ai có thể thiếu được.

Tục ngữ Trung Quốc có câu “Bách thiện hiếu vi tiên” tức là tất cả mọi điều thiện đều bắt đầu từ chữ hiếu. Có rất nhiều việc vốn chúng ta có thể làm được nhưng đã bỏ lỡ khi nào không hay. Cho đến khi cuối đời, khi chúng ta có con cái mới hiểu hết được tấm lòng của cha mẹ. Đôi khi làm cho con người ta quên đi rằng việc báo hiếu cha mẹ đang rút ngắn đi từng ngày. Nhịp sống hiện đại ngày càng nhanh, làm cho con người luôn ở trạng thái hết sức bận rộn. Chúng ta vui vẻ lớn lên bên cha mẹ, sau đó ra ngoài xã hội. Cha mẹ hy sinh rất nhiều cho sự trưởng thành của chúng ta. Do đó, chữ hiếu phải được trọn đạo ngay từ khi chúng ta có nhận thức.

Người có lòng hiếu thảo là người như thế nào? 

Lòng hiếu thảo là thước đo phẩm chất của một con người trong xã hội, đây là phẩm chất đạo đức hàng đầu. Vậy, người có lòng hiếu thảo là người như thế nào? Người có lòng hiếu thảo là người khiến ông bà, cha mẹ có thể tự hào, yên tâm về mình, bởi suy cho cùng bậc cha mẹ nào cũng mong con mình có một cuộc sống tốt đẹp. Bên cạnh đó, chúng ta nên cố gắng rèn luyện bản thân, trở thành người có ích, sống vui, sống khỏe, sống hạnh phúc.

Người có lòng hiếu thảo là người như thế nào? 

Người có lòng hiếu thảo là người như thế nào?

Quan tâm đến ông bà, cha mẹ, kính trọng, yêu thương, chăm sóc cũng là một trong những cách thể hiện lòng hiếu thảo mà ai ai cũng nên “thuộc lòng”. Tránh làm những việc khiến cha mẹ buồn phiền, lo lắng. Luôn bày tỏ thái độ tôn trọng, biết ơn cha mẹ bằng việc lắng nghe và làm việc đúng đắn. Chẳng hạn như việc nói năng nhẹ nhàng, lễ phép với cha mẹ. Chỉ qua những lời nói và hành động nhỏ nhặt, gần gũi hàng ngày, chúng ta cũng có thể thể hiện được tình cảm của mình. Việc bày tỏ lòng hiếu thảo với cha mẹ, ông bà tưởng chừng phải làm điều gì đó to tát, lớn lao nhưng thực ra lại rất đơn giản. Nhìn chung, người có lòng hiếu thảo là người: 

– Luôn cố gắng học hành nên người, nỗ lực với những mục tiêu và xây dựng cuộc sống có ích cho bản thân và xã hội. Bởi, niềm hãnh diện của mọi người trong gia đình chính là con cháu trở thành người tài giỏi, một người tốt đóng góp cho xã hội thêm văn minh. 

– Hãy luôn dành thời gian ở bên và chăm sóc tận tình ông bà, cha mẹ. Đừng cảm thấy phiền phức vì những điều đó, bạn cũng đã từng được họ làm khi còn nhỏ. Bởi khi ông bà, cha mẹ về già, ốm đau bệnh tật, rất cần con cháu ở cạnh. 

– Những người con làm ăn xa xứ, nếu có cơ hội hãy trở về nhà khi tết đến. Đó cũng là cách để thể hiện lòng hiếu thảo. Bởi đây là khoảnh khắc cha mẹ luôn muốn con cháu quây quần, sum vầy bên cạnh nhau. 

– Hãy dành thời gian quý báu của mình để cùng ăn cơm trò chuyện, tâm sự, trở về nhà với cha mẹ dù công việc có bận rộn tới đâu. 

– Có thái độ sống tốt, luôn dành sự tôn trọng và biết ơn cho những người đã dạy dỗ, giáo dục chúng ta thành người và người đã sinh ra mình.

– Biết được trách nhiệm và bổn phận của mình, luôn yêu thương, kính mến chân thành với ông bà cha mẹ. 

Dẫn chứng về lòng hiếu thảo

Phận làm con, chúng ta càng phải hiếu thảo phụng dưỡng cha mẹ. Cha mẹ vì nuôi dạy con cái trưởng thành, ngày qua ngày, tuổi thanh xuân không còn, ngày càng già nua. Một số câu chuyện dẫn chứng về lòng hiếu thảo dưới đây sẽ giúp bồi dưỡng thêm tình yêu gia đình: 

Bá Du thương mẹ: Thời xưa có một người con hiếu thảo, tên là Hàn Bá Du. Mẹ của cậu dạy bảo cậu rất nghiêm khắc, mỗi khi cậu làm sai, mẹ cậu đều đánh cậu ất đau. Tuy nhiên, có một lần, cậu không cầm được lòng nói: “Sức khỏe của mẹ ngày càng yếu đi, thời gian con phụng dưỡng mẹ càng ngày càng ngắn lại. Hôm nay mẹ đánh đòn, con đã không cảm thấy đau nữa. Từ nhỏ đến lớn, khi mẹ đánh, con đều cảm thấy rất đau. Con có thể cảm nhận được mẹ vì dạy dỗ con nên mới làm như thế”.

Dẫn chứng về lòng hiếu thảo

Dẫn chứng về lòng hiếu thảo

Cõng gạo nuôi cha mẹ: Khổng Phu Tử có một người học trò tên là Tử Lộ. Tử Lộ thường xuyên vác gạo đường xa về phụng dưỡng cha mẹ. Ông cảm thấy chỉ cần được phụng dưỡng cha mẹ, thì sống cuộc sống như vậy cũng vô cùng vui sướng, vô cùng yên tâm. Tử Lộ luôn luôn nhớ đến cha mẹ, chia sẻ cùng cha mẹ. Sau này, Tử Lộ làm quan to, hàng ngày thức ăn vô cùng nhiều, nhưng Tử Lộ lại không thể nuốt trôi vì nhớ thương những ngày cõng gạo về cho mẹ cực khổ. 

Từ quan tìm mẹ: Chu Thọ Xương thời nhà Tống có người mẹ là vợ hai, sau khi cha ông mất, bà cả luôn tìm cách ép mẹ của ông đi tái giá. Vì thế, khi vừa tròn 7 tuổi ông đã phải xa mẹ. Sau này, ông đã làm quan nhưng luôn nghĩ tới mẹ của ông và mong muốn phụng dưỡng nhưng mãi mà ông vẫn chưa tìm được mẹ. 50 năm sau, ông nói với gia đình sẽ đi tìm mẹ, nếu không tìm được sẽ không bao giờ trở về nữa. Đi đến một nơi, bỗng nhiên trời đổ mưa, ông liền dừng ở đó trú mưa và gặp một người rất giống mẹ của ông. Người này lại chính là người mẹ mà ông ngày đêm mong nhớ. Tấm lòng hiếu thảo của ông đã làm trời đất cảm động và ông trời đã hoàn thành tâm nguyện hiếu thảo của ông. Sau đó, ông đón mẹ và tất cả anh chị em cùng trở về và hưởng niềm hạnh phúc gia đình.

Vai trò của lòng hiếu thảo

Ngay từ khi sinh ra, chúng ta luôn được dạy rằng cần phải hiếu thuận với cha mẹ. Vai trò của lòng hiếu thảo luôn là một chủ đề được nhiều người theo dõi: 

Tấm lòng hiếu thảo là thước đo nhân cách của mỗi người: Những người sống vô tâm, thờ ơ với cha mẹ thường là người vong ơn bội nghĩa. Người sống có hiếu với cha mẹ là những người có đạo đức và nhân cách tốt. Dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào, người có lòng hiếu thảo cũng được mọi người trân trọng và tín nhiệm vì sống có hiếu, có trước có sau. Những người biết yêu thương cha mẹ, gia đình là những người có đạo đức và nhân cách tốt. Việc thể hiện lòng hiếu thuận với cha mẹ, ông bà chính là thước đo giá trị nhân cách của mỗi con người.

Vai trò của lòng hiếu thảo

Vai trò của lòng hiếu thảo

Bày tỏ lòng hiếu thảo để báo đáp công ơn của cha mẹ: Lòng hiếu thảo chính là nghĩa vụ và trách nhiệm để xứng đáng với những gì cha mẹ đã làm cho chúng ta. Công ơn của cha mẹ không gì có thể báo đáp được nên phận làm con cần phải thể hiện tấm lòng hiếu thảo. Cha mẹ đã không tiếc công sức, thời gian, tuổi trẻ để lo cho chúng ta có cuộc sống tốt đẹp hơn. Cha mẹ là những người đã vất vả sinh ra ta và nuôi nấng ta thành người. Quả thực, đằng sau sự trưởng thành của các con luôn là sự hy sinh vô bờ bến của cha mẹ. Hiếu thảo với bậc sinh thành là đạo mà một người con nên làm. Vì thế, việc thể hiện tấm lòng hiếu thảo với cha mẹ, ông bà là điều quan trọng. Công ơn dưỡng dục của cha mẹ không có gì có thể đong đếm được. 

Trên đây là toàn bộ thông tin chi tiết lòng hiếu thảo là gì, người có lòng hiếu thảo là người như thế nào, dẫn chứng và vai trò của lòng hiếu thảo. Hy vọng bài viết này hữu ích cho cuộc sống của bạn, cảm ơn bạn đã đọc bài viết này!

Xem thêm: Bi quan là gì? Tác hại và cách để thoát khỏi sự bi quan

Thắc Mắc -