Tỳ vị là gì? Nguyên nhân và cách chăm sóc tỳ vị hư hàn
Tỳ vị là gì? Đọc ngay để tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng bệnh tỳ vị hư hàn, cách chăm sóc và chữa bệnh tỳ vị hiệu quả.
Tỳ và vị là hai tạng giữ những nhiệm vụ khác nhau trong cơ thể nhưng lại có mối liên quan chặt chẽ với hệ tiêu hóa. Nhờ có sự kết hợp của hai tạng này mà quá trình hấp thu, vận chuyển thức ăn, chất dinh dưỡng mới được diễn ra thuận lợi. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp quý vị có thêm thông tin chi tiết bộ phận tỳ vị trong cơ thể!
Tìm hiểu chi tiết tỳ vị là gì?
Tỳ và vị thực tế chỉ là 2 cái tên dùng để chỉ 2 hệ thống cấu trúc, chức năng của cơ thể trong mối liên hệ hữu cơ với các hệ thống khác. Tỳ và vị hợp tác với nhau để hoàn thành chức năng tiêu hóa, hấp thu thức ăn và chuyển vận chất dinh dưỡng. Vậy cụ thể, tỳ vị là gì?
Tỳ là một cơ quan nằm bên trái của vị có chức năng hấp thu và vận chuyển chất dinh dưỡng. Vị được sách cổ mô tả là một cơ quan rỗng, trên tiếp với thực quản, dưới thông với tiểu trường. Đông Y gọi tỳ là có công năng vận hóa. Vận tức là chuyển vận, chuyên chở còn hóa tức là tiêu hóa, hấp thu. Thức ăn từ miệng qua thực quản rồi vào vị, được vị làm chín nhừ, cho nên vị là cái kho lớn, cái “bể chứa đồ ăn”.
Từ đó có thể thấy chức năng của tất cả các tạng tượng đều góp phần thực hiện chức năng của các bộ máy trên. Chức năng của từng bộ máy giải phẫu như hô hấp, tiêu hóa, tuần hoàn,… không lệ thuộc duy nhất vào một tạng tượng nào.
Tâm, can, tỳ, vị là gì trong Đông Y?
Mỗi tạng là một cơ quan có mối liên kết và gắn liền với nhau cùng hoạt động theo một chu trình nhất định. Tâm, can, tỳ, phế, thận là đại diện cho các bộ phận tương ứng: Tim, gan, lách, phổi, cật. Vậy, tâm, can, tỳ, vị là gì trong Đông Y? Theo Đông Y, tâm, can, tỳ, phế, thận là 5 cơ quan đảm nhận nhiệm vụ co bóp, chứa đựng và chuyển hóa. Còn vị ám chỉ dạ dày. Năm cơ quan này được gọi chung là “ngũ tạng”, là các cơ quan mang huyết, tân, dịch, khí, thần đóng vai trò rất quan trọng trong cơ thể con người.
Nguyên nhân mắc tỳ vị hư hàn là gì?
Nói “tỳ vị hư hàn” một hội chứng, nó chỉ rõ bệnh diễn ra ở tỳ vị. Do đó, người ta còn thường gọi căn bệnh này là tỳ vị hư nhược. Nhìn chung, dây là tình trạng bụng kêu óc ách, khó tiêu, bụng sình hơi, trung tiện nhiều và đau râm ran do thái tỳ dương (lá lách), vị dương (dạ dày) đều hư, sinh ra hàn (lạnh) dẫn đến. Vậy, nguyên nhân mắc tỳ vị hư hàn là gì? Nguyên nhân dẫn tới tỳ vị hư hàn có thể do:
Tác hại của thuốc giảm cân: Giảm cân không theo phương pháp khoa học mà tùy tiện uống một số loại thuốc tân dược, thuốc hóa học, sử dụng một số sản phẩm không rõ nguồn gốc khiến tỳ vị ngày càng kém.
Chế độ ăn uống kém điều độ: Chế độ ăn uống không điều độ, ăn nhiều đồ ăn vặt, đồ chiên rán, đồ cay nóng, thường xuyên ăn quá no đều rất có hại cho tỳ vị.
Ít vận động: Một người nếu thường xuyên lười vận động, thì lá lách và dạ dày sẽ trở nên kém hoạt động, dễ bị suy giảm chức năng. Do phải làm việc một chỗ trong thời gian dài, phần lớn nhân viên văn phòng đều có xu hướng ít vận động thể chất. Vì vậy, ngày càng có nhiều người mắc tình trạng tỳ vị hư hàn.
Thực phẩm sống và lạnh: Bạn nên biết rằng đồ ăn sống và lạnh rất dễ làm tổn thương lá lách. Tuy nhiên vào mùa hè, thời tiết khô nóng, con người thường xuyên sử dụng trực tiếp các thực phẩm và đồ uống có trong tủ lạnh.
Trầm cảm: Con người thường xuyên rơi vào trạng thái lo lắng khiến sức khỏe lá lách ngày càng kém hơn bởi áp lực cuộc sống ngày càng cao, nhịp sống vội vàng, làm việc và nghỉ ngơi thất thường. Mà trầm cảm và lo lắng là nguyên nhân chính làm tổn thương lá lách.
Triệu chứng bị tỳ vị hư hàn
Triệu chứng bị tỳ vị hư hàn sẽ tùy thuộc vào từng hội chứng khác nhau như sau:
- Hội chứng bệnh của vị:
– Vị thực: Đại tiện lỏng, rêu lưỡi dày dính và mạch hoạt.
– Vị hư: Lưỡi thon đỏ không có rêu, mạch tế sắc. Sốt cao, tiểu ít và đậm, táo bón, môi miệng khô nhưng không muốn ăn uống.
– Vị nhiệt: Đau rát tại vùng thượng vị, rêu vàng, chất lưỡi đỏ, mạch sác, sưng đau răng lợi, ợ hơi, ợ chua, thích uống nước mát, khát, hơi thở hôi,…
– Vị hàn: Đau vùng thượng vị, rêu lưỡi có trắng bóng, nôn nước trong, mạch trầm trì.
- Hội chứng bệnh tạng tỳ:
– Tỳ hư do giun: Đau bụng, mặt váng gầy rêu trắng, bụng đầy hơi trướng, ợ hơi.
– Tỳ vị thấp nhiệt: Mụn nhọt nhiều, mạch sác, rêu lưỡi vàng, môi đỏ, tiểu vàng, miệng đắng, sốt, người mệt, đau quặn bụng từng cơn, phân có lẫn bọt, đầy bụng, lợm giọng hay buồn nôn.
– Tỳ vị hàn thấp: Mạch như hoãn, rêu lưỡi trắng, ra nhiều khí hư trắng, không cảm thấy khát, tiểu ít, đại tiện lỏng, người mệt, cơ thể nặng nề, buồn nôn, lợm giọng, bụng đầy hơi, trướng.
– Tỳ dương hư: Mạch trầm trì, rêu lưỡi màu trắng, người lạnh và tay chân lạnh, ỉa chảy, trời lạnh thường đau bụng, đầy bụng có lúc giảm và đỡ hơn khi chườm nóng.
– Tỳ khí hư: Sắc mặt vàng hoặc trắng, người mệt mỏi, thở hụt hơi, ngại nói, ăn kém và tiêu hóa kém, rêu trắng dày, phân nát, tiêu hóa kém, cơ bắp teo nhẽo, chân tay mềm yếu.
Cách chăm sóc tỳ vị tại nhà
Dưới đây là những cách chăm sóc tỳ vị tại nhà mà bất cứ ai cũng có thể tham khảo:
Hình thành thói quen ăn uống tốt: Không nên ăn quá nhiều đồ chiên rán, vì chúng chỉ làm trầm trọng thêm các triệu chứng bệnh và làm tăng gánh nặng cho lá lách. Ăn ít đồ sống và lạnh, chẳng hạn như tỏi, ớt, hành lá. Vitamin và các nguyên tố vi lượng cũng có thể được bổ sung. Ngoài những thực phẩm chủ yếu, bạn cũng nên ăn nhiều trái cây và rau xanh. Đồng thời, nó cũng cải thiện triệu chứng của tỳ vị hư nhanh chóng. Chỉ bằng cách ăn uống đều đặn, đủ lượng mỗi ngày, không kén chọn thực phẩm, cân đối dinh dưỡng, kết hợp giữa thịt và rau thì dạ dày mới khỏe mạnh.
Tập thể dục đúng cách: Tập thể dục có thể tăng tốc độ cân bằng của khí huyết trong cơ thể và giúp điều chỉnh tỳ vị hư nhược. Tập thể dục có thể tăng tốc độ cân bằng của khí huyết trong cơ thể và giúp điều chỉnh tỳ vị hư nhược. Đồng thời, nó cũng có thể tăng cường quá trình trao đổi chất của cơ thể và đào thải chất độc ra ngoài. Việc bạn thường xuyên tham gia thể dục thể thao có tác dụng cải thiện quá trình tiêu hóa, hấp thu và kích thích nhu động ruột. Chạy, leo núi, đi bộ nhanh, đều là những môn mà bạn có thể tham khảo để tập luyện.
Luôn lạc quan: Duy trì một thái độ lạc quan và tích cực có thể cải thiện tình trạng tỳ vị hư. Quá trình tiêu hóa, hấp thụ và bài tiết trong cơ thể người đều do tâm trạng ảnh hưởng. Thần kinh trung ương hưng phấn có thể tăng cường tác dụng điều tiết của não đối với cơ thể. Y học cũng đã chứng minh tâm trạng lạc quan, tích cực có thể kích thích thần kinh trung ương của con người. Sự thông suốt của khí huyết cùng một tinh thần minh mẫn là yếu tố chính để duy trì một cơ thể khỏe mạnh. Cảm xúc tích cực có thể điều hòa âm dương, cân bằng khí huyết và cũng có thể giúp con người khỏe mạnh về thể chất và tinh thần.
Chú ý giữ ấm: Bạn hãy giữ ấm hàng ngày và chú ý đến sự thay đổi nhiệt độ, đặc biệt là độ ấm của vùng bụng. Vào mùa xuân, cởi bỏ quần áo ấm quá sớm khiến hơi ẩm dễ dàng xâm nhập vào cơ thể. Bởi Đông Y cho rằng phần lớn bệnh tật là do âm dương không hòa hợp, phong thấp xâm nhập vào cơ thể.
Cách chữa tỳ vị yếu hiệu quả
Dưới đây là cách chữa tỳ vị yếu hiệu quả bằng một số loại thảo dược mà chúng ta có thể áp dụng tại nhà:
Trần bì: Cho một lượng nhỏ trần bì vào món ăn, vừa có thể làm giảm tác hại của chất nhầy và chất béo đối với tỳ vị, tạo mùi dễ chịu, trị ẩm tiêu nhầy, điều hòa khí huyết, lại vừa làm tăng mùi thơm của món ăn, giúp thèm ăn, làm mất mùi tanh của thịt. Do đó, đối với những người có tỳ vị yếu, tốt nhất trong nhà bếp nên có trần bì.
Cháo củ từ, táo tàu bổ tỳ vị: Táo tàu ích khí, bổ tỳ vị, có thể dùng để chữa tỳ yếu, ăn ít, có tác dụng giúp thèm ăn, chữa tiêu chảy. Đây là một trong những loại thực phẩm làm thuốc có tác dụng bổ tỳ vị, hỗ trợ cho phổi, thận, có lợi cho việc tiêu hóa hấp thu của tỳ vị.
Bắp xào hạt thông giúp bổ tỳ, thèm ăn: Đây là món ăn có màu sắc bắt mắt, dinh dưỡng phong phú. Trước tiên nướng hạt thông với lửa nhỏ, sau đó xào bắp và ớt chuông rồi nêm muối, đường. Trong bắp có chứa chất béo không no, vitamin, nguyên tố vi lượng và nhiều axit amin, vừa có thể bổ tỳ thấm ẩm, điều hòa tạo cảm giác thèm ăn, ăn vào mùa thu còn có thể làm mất cảm giác khô nóng.
Cơm rượu: Ăn một chén khi còn ấm, có tác dụng làm dịu tỳ vị, vị ngọt cũng sẽ tạo cảm giác thèm ăn. Những người tỳ vị bị yếu nên ăn một chút canh cơm rượu trứng gà, tốt nhất nên nấu cùng vài quả táo tàu.
Ăn củ từ: Củ từ thường được dùng để chữa những triệu chứng như tỳ vị yếu, mệt mỏi, chán ăn. Củ từ khác với những thực phẩm bổ dưỡng khác ở chỗ nó bổ mà không ngán, vừa có thể chăm sóc sức khỏe lại vừa có tác dụng làm đẹp.
Ấn huyệt công tôn: Huyệt công tôn là “thuốc chữa tỳ vị” trên chính cơ thể, là cách chăm sóc tỳ vị rất tốt. Sau khi ăn xong mà khó tiêu cũng hãy xoa huyệt này thì sẽ nhanh chóng tiêu. Huyệt công tôn có thể tăng nhu động của ruột non, tăng cười khả năng tiêu hóa, có hiệu quả rất tốt với các vấn đề có liên quan đến tỳ vị.
Ăn lá tần bì: Lá tần bì có thể làm rau trộn, đun lấy nước, xào, chiên, gói bánh chẻo. Tần bì có thể chữa hàn, làm tiêu những chất tích tụ, thông tam tiêu, làm ấm tỳ vị, có lợi đối với tỳ vị yếu và lạnh.
Trên đây là toàn bộ thông tin chi tiết tỳ vị là gì, nguyên nhân và triệu chứng bệnh tỳ vị hư hàn, cách chăm sóc và chữa bệnh tỳ vị hiệu quả. Hy vọng bài viết này hữu ích cho cuộc sống của bạn, cảm ơn bạn đã đọc bài viết này!
Xem thêm: CAGR là gì? CAGR bao nhiêu là tốt? Ý nghĩa và cách tính
Thắc Mắc -CAGR là gì? CAGR bao nhiêu là tốt? Ý nghĩa và cách tính
Trường dân lập là gì? Trường công lập và dân lập trường nào tốt hơn?
Due Diligence là gì? Các hình thức Due Diligence khác nhau
Thai máy là gì? Tại sao nằm ngửa thai nhi đạp nhiều?
Cách mạng xanh là gì? Thành tựu của cuộc cách mạng xanh
IC3 là gì? Chứng chỉ tin học IC3 có quan trọng không?
Tôn trọng lẽ phải là gì? Biểu hiện của tôn trọng lẽ phải