Thai máy là gì? Tại sao nằm ngửa thai nhi đạp nhiều?

Thai máy là gì? Đọc ngay để tìm hiểu thai máy ở vị trí nào, tại sao nằm ngửa thai nhi đạp nhiều và cách chọc thai nhi đạp.

Thai máy không chỉ giúp người mẹ cảm nhận được mầm sống đang ngày một lớn dần trong cơ thể mà theo dõi thai máy còn là phương pháp hiệu quả để kiểm tra sức khỏe thai nhi. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp quý vị có thêm thông tin chi tiết về hiện tượng thai máy này!

Nội Dung Chính

Tìm hiểu chi tiết thai máy là gì?

Cử động của thai nhi là một dấu hiệu cho thấy em bé đang phát triển tốt. Vậy, thai máy là gì? Thai máy hay cử động thai là khi thai nhi có những cử động như xoay trở mình, xoay tay chân hay toàn thân thai nhi có cử động mà người mẹ cảm nhận được.

Theo dõi thai máy chính là phương thức tích cực nhất để ba mẹ cùng bác sĩ theo dõi thai nhi một cách hoàn chỉnh. Do đó, bên cạnh cảm giác hạnh phúc khi nhận biết những cử động của bé, thai phụ cần học cách theo dõi sức khỏe thai nhi qua theo dõi cử động thai.

Tìm hiểu chi tiết thai máy là gì?

Tìm hiểu chi tiết thai máy là gì?

Đối với con rạ, bình thường bà mẹ mang thai có thể cảm nhận thấy thai nhi cử động rõ rệt vào khoảng thời điểm trung bình từ 16 tuần và 22 tuần đối với con so. Thời gian hoạt động rõ nhất là từ cuối tuần thứ 27 – 32. Thường trong ba tháng giữa này, cử động của thai nhi thường không đều đặn, nhưng càng về sau càng đều đặn hơn. Mẹ bầu sẽ bắt đầu cảm nhận được những cử động của thai nhi vào tuần lễ thứ 20 của thai kỳ. 

Hiện tượng thai máy 3 tháng đầu diễn ra như thế nào?

Các cử động thường sẽ nhiều, mạnh mẽ và rõ ràng hơn từ sau 18 – 20 tuần. Do đó, hiện tượng thai máy 3 tháng đầu sẽ rất khó cảm nhận được, nó chỉ xảy ra với những cử động đơn giản và rất nhẹ nên người mẹ chưa thể cảm nhận được thai máy ngay. Trên thực tế, hiện tượng thai máy 3 tháng đầu có thể bắt đầu ở thai nhi 11 – 12 tuần tuổi. Và đôi khi đó là sự nhầm lẫn của hoạt động các cơ quan trong đường tiêu hóa hay căng cứng tử cung thoáng qua, sự kiện này thường xuất hiện vào khoảng 16 – 18 tuần.

Thai máy ở vị trí nào? 

Thai máy ở vị trí nào là câu hỏi nhận được nhiều sự quan tâm của các mẹ. Thai máy chủ yếu sẽ tập trung nhiều ở phần bụng bên trái và phần bụng dưới. Ngoài ra, các cử động như xoay người, lộn nhào, đá chân, đạp bụng,… của thai nhi có thể ở bất kỳ vị trí nào trong bụng mẹ. Ở tư thế nằm nghiêng này, máu sẽ được đưa đến thai nhi nhiều hơn, tạo ra kích thích, buộc bé phải phản ứng. Thai thường đạp ở phần bụng dưới hoặc phần bụng bên trái.

Thai đạp nhiều bên trái: Nếu mẹ thấy bé đạp nhiều vào vùng này thì cũng đừng quá lo lắng. Bởi khi thai máy, bé sẽ chủ yếu tác động lên vùng bụng trái. Lúc này, bé sẽ có tư thế chúc đầu xuống dưới cổ tử cung của mẹ, lưng ở bên trái hoặc bên phải, nhưng thường là bên phải.

Thai máy ở vị trí nào? 

Thai máy ở vị trí nào?

Thai máy ở bụng dưới: Bé yêu rất tích cực đạp phần bụng dưới của mẹ. Nguyên nhân là do:

– Mẹ ăn no: Bé được ăn no, tiếp theo năng lượng nên cũng sẽ hoạt động thể chất dễ dàng hơn. Bé thai máy mạnh mẽ nhất khi dạ dày của mẹ được “lấp đầy” thức ăn. 

– Môi trường bên ngoài quá ồn: Bé sẽ khó chịu và phản ứng lại bằng những “cú đạp” nếu mẹ đang di chuyển ở ngoài đường, ngồi nói chuyện nơi đông người hay nghe nhạc quá lớn,…

– Tư thế nằm của mẹ: Thai nhi bị kích thích phản ứng lại do sự tăng lượng máu và dinh dưỡng đến thai nhi đột ngột khi chúng ta nằm nghiêng sang trái. 

Làm sao để biết thai nhi đang thức? 

Thỉnh thoảng bạn cần để ý và cảm nhận cử động thai, từ đó sẽ cảm nhận được thai nhi đang thức hay đang ngủ. Vậy, làm sao để biết thai nhi đang thức? Bạn có thể biết được thai nhi đang thức thông qua 1 loạt các cử động như một cú đạp, đá, rung, lắc lư hoặc cuộn tròn. Số lần cử động có xu hướng tăng dần cho đến tuần thứ 32 và giữ nguyên đến cuối thai kỳ. 

Có những khoảng thời gian trong ngày bạn sẽ không cảm nhận được cử động thai. Do trong khi ngủ, thai nhi sẽ không cử động. Trong cả ngày lẫn đêm, con bạn sẽ có những khoảng thời gian ngủ, thường kéo dài từ 20 đến 40 phút, hiếm khi kéo dài hơn 90 phút. Thông thường, buổi chiều và buổi tối là thời gian em bé của bạn hoạt động nhiều nhất. Khi em bé của bạn lớn lên, cả số lượng và kiểu cử động sẽ thay đổi. 

Tại sao nằm ngửa thai nhi đạp nhiều? 

Thai nhi đạp nhiều là dấu hiệu cho thấy bé đang phát triển một cách bình thường. Điều mẹ cần làm lúc này là cảm nhận sự tồn tại của bé, hình dung xem con thường làm gì trong tử cung và thử trò chuyện, kết nối cùng với bé. Những cử động thai cũng không có mối liên hệ với tình trạng tăng động giảm chú ý trong tương lai của con yêu. Các bé sẽ có rất nhiều hoạt động khác nhau như nhào lộn, đấm, đá, nấc cụt,… và vì vậy, mẹ sẽ cảm thấy con hoạt động thật nhiều. Nhiều mẹ thắc mắc tại sao nằm ngửa thai nhi đạp nhiều? 

Bé đang thức: Trẻ sơ sinh thường thức dậy chủ yếu vào ban đêm và ngủ nhiều vào ban ngày.

Bé đang rất khỏe mạnh: Nếu em bé bắt đầu nhào lộn, lăn và đá vào thành bụng mẹ, điều đó có nghĩa là bé đang hoạt động và rất khỏe mạnh.

Cố tránh ánh sáng: Khi tiếp xúc với ánh sáng, bé sẽ có xu hướng đạp nhiều hơn để quay đi chỗ khác. 

Thể hiện sở thích: Bé đã phát triển sở thích cá nhân ngay từ giai đoạn đầu hình thành.

Để “nói chuyện” với mẹ: Bé có thể ghi nhớ giọng nói của mẹ và có xu hướng đạp, trườn nhiều hơn để tỏ ý phấn khởi, thích thú khi nghe giọng nói quen thuộc của mẹ hoặc bố.

Bé đạp mạnh và liên tục do không gian chật chội: Khi thai lớn, không gian trở nên chật hẹp và bé cảm thấy khó chịu, muốn duỗi chân và đạp mẹ nhiều hơn.

Đạp mạnh khi bị nấc, giật mình: Hiện tượng này cho thấy thai nhi đang có hệ tiêu hóa khỏe mạnh và đang phát triển bình thường.

Tại sao nằm ngửa thai nhi đạp nhiều? 

Tại sao nằm ngửa thai nhi đạp nhiều?

Cảm giác thai nhi đạp như thế nào? 

Cảm giác thai nhi đạp như thế nào? Nhiều phụ nữ miêu tả cảm giác này giống như ngô rang đang nổ, cá vàng đang bơi lòng vòng hoặc giống như một con bướm đang bay lượn. Bạn sẽ nhận ra những cú đạp đầu tiên của bé trong lúc bị cơn đói hành hạ. Sau đó, bạn sẽ dễ dàng nhận thấy em bé đạp mỗi lúc một thường xuyên hơn. Sự chuyển động của thai nhi dễ chịu nhất là lúc bạn đang ngồi hoặc đang nằm nghỉ.

Cách chọc thai nhi đạp

Dưới đây là một số cách chọc thai nhi đạp giúp bé phản xạ tốt và thông minh hơn mà mẹ có thể áp dụng như sau:

Soi đèn pin vào phần bụng của mẹ: Với cách làm này, mẹ có thể nhận thấy bé sẽ đạp về các hướng có vùng ánh sáng chiếu vào.

Mẹ hát cho bé nghe: Để tạo cảm giác quen thuộc cho bé đồng thời kích thích sự phát triển não bộ của bé, mẹ nên trò chuyện với bé mỗi ngày. Bên cạnh việc sử dụng giọng nói của mẹ, giọng nói của bố cũng có thể kích thích bé đạp. Nếu mẹ thấy bé không đạp nhiều khi hát, mẹ có thể thể ngồi ở một tư thế yên tĩnh, đối sang vị trí yên tĩnh hơn, thực hiện lại phương pháp này. Hát cho bé nghe có thể kích thích thai nhi đạp mạnh hơn do bé cảm nhận và nghe thấy giọng nói của bé. 

Nằm nghiêng về bên trái: Phương pháp này được đánh giá rất hiệu quả và đem đến nhiều lợi ích như tăng khả năng truyền dinh dưỡng cho bé, tăng lượng máu di chuyển trong cơ thể. 

Ấn nhẹ ngón tay vào bụng: Cách chọc thai nhi đạp này là hoàn toàn khoa học và được các bác sĩ áp dụng để kiểm tra vận động của bé khi mẹ đi khám thai. Khi cảm nhận được sự tiếp xúc của mẹ, bé sẽ có xu hướng chủ động sử dụng các cú đạp để đáp lại. Mẹ nên nhớ rằng, cần ấn một cách nhẹ nhàng và chỉ sử dụng một ngón tay thay vì cả bàn tay. Nếu muốn chọc thai nhi đạp, mẹ có thể sử dụng ngón tay và ấn vào phần bụng của mình. 

Uống một ly nước mát: Trong trường hợp mẹ muốn kích thích bé vận động mạnh hơn, mẹ có thể sử dụng một túi nước mát và chườm trực tiếp lên bụng. Bên cạnh việc uống nước lọc, mẹ cũng có thể uống nước mía hoặc nước ép trái cây. Bởi nguyên nhân khiến bé đưa ra các cú đạp là do bé bị giật mình hoặc muốn vận động để có được sự ấm áp hơn do ảnh hưởng khi mẹ uống nước lạnh. 

Hình ảnh em bé đạp trong bụng mẹ

Dưới đây là một số hình ảnh em bé đạp trong bụng mẹ mà bạn nên xem qua để chuẩn bị cho 1 hành trình làm mẹ trong tương lai:

Hình ảnh em bé đạp trong bụng mẹ

Hình ảnh em bé đạp trong bụng mẹ

Hình ảnh em bé đạp trong bụng mẹ

Hình ảnh em bé đạp trong bụng mẹ

Hình ảnh em bé đạp trong bụng mẹ

Hình ảnh em bé đạp trong bụng mẹ

Hình ảnh em bé đạp trong bụng mẹ

Hình ảnh em bé đạp trong bụng mẹ

Trên đây là toàn bộ thông tin chi tiết thai máy là gì, thai máy ở vị trí nào, tại sao nằm ngửa thai nhi đạp nhiều và cách chọc thai nhi đạp. Hy vọng bài viết này hữu ích cho cuộc sống của bạn, cảm ơn bạn đã đọc bài viết này!

Xem thêm: Cách mạng xanh là gì? Thành tựu của cuộc cách mạng xanh

Thắc Mắc -