Lỗ châu mai là gì? Lỗ châu mai để làm gì trong kháng chiến?
Lỗ châu mai là gì? Đọc ngay để tìm hiểu anh hùng lấp lỗ châu mai năm 1950 là ai, lỗ châu mai dùng để làm gì và mục đích của việc lấp lỗ châu mai.
Chúng ta thấy rằng, lỗ châu mai thường sẽ chỉ còn xuất hiện ở trong các tác phẩm văn học hay là ở trong các bài hát về các vị anh hùng dân tộc nhưng lại có rất ít người có những kiến thức liên quan tới vấn đề này. Elead xin gửi tới bạn tất cả những thông tin liên quan thông qua nội dung dưới đây!
Tìm hiểu chi tiết lỗ châu mai là gì?
Chắc hẳn mỗi chúng ta đều đã nghe và biết đến hình ảnh người Anh hùng lực lượng Vũ trang nhân dân Phan Đình Giót lấy thân mình lấp lỗ châu mai. Vậy, lỗ châu mai là gì?
Lỗ châu mai chính là nơi mà các xạ thủ có thể đặt súng sao cho vừa khe nhỏ nhằm mục đích có thể chống trả lại đối phương. Lỗ châu mai đã có mặt mãi từ thời Đế quốc La Mã cho tới thế chiến thứ 2 và còn tồn tại cả trong chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử. Chiến thắng Điện Biên Phủ đã ghi một mốc son chói lọi trong lịch sử đấu tranh của dân tộc Việt Nam và tạo bước ngoặt lịch sử làm thay đổi cục diện chiến tranh chống áp bức trên thế giới. Cho tới sau này, lỗ châu mai đã được tận dụng sử dụng ngày một phổ biến và nó hầu như có mặt ở các trận chiến.
Anh hùng lấp lỗ châu mai năm 1950 là ai?
Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp tái xâm lược Việt Nam từ 1945 đến 1954 kết thúc bằng chiến dịch Điện Biên Phủ. Trong chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954, với lòng yêu nước nồng nàn và tinh thần “quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh” đã tạo nên ý chí quyết chiến, quyết thắng của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân trong công cuộc chiến đấu đánh thắng kẻ thù xâm lược, giành độc lập, tự do cho dân tộc.
Vậy, anh hùng lấp lỗ châu mai năm 1950 là ai? Anh hùng Phan Đình Giót đã dũng cảm lấy thân mình lấp lỗ châu mai của địch. Phan Đình Giót sinh nǎm 1922 ở tỉnh Hà Tĩnh, trong một gia đình rất nghèo. Năm 1950, anh đã tham gia kháng chiến. Phan Đình Giót tham gia nhiều chiến dịch lớn và dành được rất nhiều chiến công trong các trận chiến như Điện Biên Phủ, Tây Bắc, Hòa Bình, Trung Du,…
Mùa đông năm 1953, trong nhiệm vụ xẻ núi mà anh tham gia, ở trận Him Lam, quân ta đã chuẩn bị rất nhiều đạn pháo, cả trận địa như rung lắc. Quân Pháp đã thả không biết bao nhiêu quả đạn pháo xuống trận địa của quân ta. Quân ta thương vong vô số, lửa đạn ngút trời.
Anh hùng Phan Đình Giót đã dùng thân mình bám chắc lên lô cốt châu mai số 2, ném pháo về phía quân địch và giúp cho đơn vị tiến lên. Anh đã dùng toàn bộ sức lực của mình nâng tiểu liên lên bắn về phía bọn địch và lao toàn bộ thân mình vào lỗ châu mai sau đó chặn lại để chắn tầm nhìn của địch và giúp quân ta tránh thương vong. Hỏa lực của địch đã bị dập tắt, toàn bộ đơn vị của quân ta xông lên như vũ bão, giành thắng lợi trong trận chiến Điện Biên Phủ.
Lỗ châu mai để làm gì?
Cùng với thông tin lỗ châu mai là gì thì thông tin lỗ châu mai để làm gì cũng được rất đông đảo độc giả quan tâm. Các lỗ châu mai được bố trí để bảo vệ một số phần quan trọng trên bức tường lâu đài, chứ không phải là tất cả các mặt của nó. Căn cứ vào thực tế, lỗ châu mai là một hệ thống phòng ngự đã có từ rất lâu đời. Với hệ thống phòng thủ cụ thể như này cũng sẽ khiến cho đối phương khó có thể thực hiện được việc tấn công bởi mục tiêu ngắm bắn là vô cùng nhỏ. Nhằm hỗ trợ chủ thể là các xạ thủ có tầm nhìn và góc gắn tốt, lỗ châu mai được thiết kế đặc biệt cùng với những bức tường nằm ở phía sau khe hở được cắt bỏ đi một góc khoảng 30 độ.
Nó thường sẽ được xây dựng ở phía dưới hoặc ở bên trên của những công trình quân sự cụ thể như: Lô cốt pháo đài hay ở nhiều công trình khác. Nhìn chung, lỗ châu mai cơ bản được hiểu là một khe hở với diện tích khá nhỏ.
Ai là người lấy thân mình chèn pháo?
Nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa vừa mới ra đời đã phải đương đầu với muôn vàn khó khăn, thử thách. Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo toàn dân vừa chống thù trong, giặc ngoài, vừa xây dựng và củng cố vững chắc chính quyền nhân dân. Kiên quyết trấn áp các thế lực phản cách mạng, thực hành sách lược khôn khéo, lúc thì tạm hòa hoãn với Tưởng để đánh thực dân Pháp xâm lược, tranh thủ thời gian để củng cố lực lượng, chuẩn bị cho cuộc kháng chiến không thể tránh khỏi.
Trong Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ, các anh hùng không chỉ góp phần quan trọng làm nên thắng lợi của trận đánh, mà còn là tấm gương hy sinh ngời sáng về tinh thần gan dạ, kiên cường. Vậy, ai là người lấy thân mình chèn pháo? Cho đến bây giờ sau 66 năm kể từ ngày chiến dịch Điện Biên Phủ toàn thắng, hình ảnh anh hùng Tô Vĩnh Diện lấy thân mình chèn pháo vẫn mãi kiêu hùng đẹp đẽ.
Tô Vĩnh Diện sinh năm 1924, quê Thanh Hóa. Tên của anh được đặt cho nhiều đường phố và trường học trên khắp đất nước Việt Nam. Sự hy sinh của anh đã đi vào lịch sử như một huyền thoại – Hy sinh quên mình cứu pháo. Tô Vĩnh Diện hiện nay đã trở thành anh hùng pháo cao xạ đầu tiên ngã xuống trên mặt trận Điện Biên Phủ.
Để hoàn thành nhiệm vụ chuẩn bị cho trận chiến, giúp toàn đội tiến lên phía trước, anh hy sinh vô cùng anh dũng là nguồn sức mạnh tinh thần vô cùng to lớn. Nhờ có Tô Vĩnh Diện mà các anh em trong đội ghìm giữ pháo thành công. Anh đã dùng thân mình chèn bánh pháo, anh buông tay lái, xông thẳng lên trước, không một chút ngần ngại và do dự nào. Anh hùng Tô Vĩnh Diện đã luôn hoàn thành xuất sắc những nhiệm vụ khó khăn, nguy hiểm ngay cả khi nằm xuống.
Chiến sĩ bế Văn Đàn đã làm gì?
63 năm đã trôi qua, chiến dịch Điện Biên Phủ là một chiến dịch điển hình trong lịch sử cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của quân và dân ta đánh thắng quân viễn chinh Pháp có tiềm lực quân sự mạnh, vũ khí trang bị hiện đại. Chiến dịch Điện Biên Phủ kết thúc với thắng lợi hoàn toàn thuộc về Nhân dân Việt Nam.
Đồng chí Bế Văn Đàn, sinh năm 1931, dân tộc Tày, tỉnh Cao Bằng. Bế Văn Đàn làm liên lạc tiểu đoàn cùng đơn vị hành quân đi chiến dịch. Tình hình chiến đấu ngày càng ác liệt, anh được lệnh ở lại đại đội chiến đấu, bản thân Bế Văn Đàn cũng bị thương nhưng anh vẫn tiếp tục chiến đấu. Bế Văn Đàn rời khỏi công sự, lao đến cầm hai chân trung niên đặt lên vai mình. Khẩu trung liên nhả đạn về phía quân Pháp, đẩy lùi đợt phản kích. Bế Văn Đàn mình đầy thương tích và đã anh dũng hy sinh, hai tay còn ghì chặt chân súng trên vai. Anh được kết nạp Đảng tại trận địa.
Mục đích của việc lấp lỗ châu mai
Lấp lỗ châu mai là hành động dùng cả thân mình để bịt kín lỗ châu mai của quân địch. Vậy, mục đích của việc lấp lỗ châu mai là gì? Thực tế, mục đích của việc lấp lỗ châu mai chính là phá hoại kế hoạch cản bước tấn công của quân ta cũng như làm giảm thương vong xuống mức thấp nhất có thể.
Lỗ châu mai mà được người ta sử dụng phổ biến nhất đó chính là lỗ châu mai có dạng hình chữ thập. Trên thực tế thì những yếu tố khác về tầm nhìn sẽ lại được tăng cường và khắc phục bằng việc thiết kế thêm những lỗ ngang khác, chiều rộng của lỗ châu mai sẽ được thiết kế để có thể phù hợp với từng loại vũ khí. Để có thể tới gần hơn với lỗ châu mai mà không cảm thấy bị quá hạn chế về diện tích di chuyển khi đang chiến đấu ở phần đầu khe hở của mỗi lỗ sẽ có một hốc nhỏ được dùng để làm rộng.
Chính vì thế mà trong quân sự, lỗ châu mai được xây dựng để có thể phù hợp với việc chiến đấu nhất có thể, nó sẽ có nhiều loại và hình dáng khác nhau, nhằm đem lại thắng lợi cuối cùng cho phe ta. Xét đến cấu trúc đơn giản nhất thì lỗ châu mai được xây dựng với kích thước tùy thuộc vào những loại vũ khí của từng quân phòng thủ sẽ sử dụng, nhìn chung nó chỉ là những khe hở được xếp theo chiều dọc, tương đối mỏng. Những bức tường ở bên trong của lỗ châu mai sẽ được loại bỏ và tạo thành một góc xiên khoảng 30 độ để có thể mở rộng tầm nhìn và góc bắn hơn cho người sử dụng.
Hình ảnh lỗ châu mai
Để nhận biết cũng như biết rõ hơn về lỗ châu mai, cùng xem qua một số hình ảnh lỗ châu mai dưới đây:
Trên đây là toàn bộ thông tin lỗ châu mai là gì, anh hùng lấp lỗ châu mai năm 1950 là ai, lỗ châu mai để làm gì, ai là người lấy thân mình chèn pháo và mục đích của việc lấp lỗ châu mai. Hy vọng bài viết này hữu ích cho cuộc sống của bạn, cảm ơn bạn đã đọc bài viết này!
Xem thêm: iMessage là gì? Sử dụng iMessage có mất tiền không?
Thắc Mắc -iMessage là gì? Sử dụng iMessage có mất tiền không?
Ngộ độc thực phẩm là gì? Các loại ngộ độc thực phẩm
Best seller là gì? Kỹ năng cần có để trở thành best seller
Cung mọc là gì? Tìm hiểu cung trội, cung mặt trời là gì?
Nước dashi là gì? Cách làm nước dashi cho bé 5 tháng tuổi
Critical thinking là gì? Một số critical thinking benefits mà bạn nên biết
Chất oxi hóa là gì? Các chất có tính oxi hóa là những chất nào?