Due Diligence là gì? Các hình thức Due Diligence khác nhau
Due Diligence là gì? Đọc ngay để tìm hiểu về các hình thức Due Diligence, những điều cần lưu ý khi Legal Due Diligence và việc thực hiện kiểm toán tại Due Diligence KPMG có uy tín?
Những cuộc điều tra doanh nghiệp được thực hiện hằng năm nhằm thu thập các thông tin phục vụ công tác quản lý, hoạch định chính sách, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, phát triển doanh nghiệp. Trong đó Due Diligence là một trong những cuộc điều tra quan trọng nhằm tổng hợp bức tranh chung về tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp quý vị có thêm thông tin chi tiết về hoạt động Due Diligence!
Tìm hiểu chi tiết Due Diligence là gì?
Một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự thất bại của các thương vụ đầu tư cũng như M&A là sự thiếu thông tin của các bên về doanh nghiệp. Để tránh rủi ro, tăng tỉ lệ thành công của thương vụ đầu tư hoặc M&A, chúng ta cần thực hiện thẩm định Due Diligence. Vậy, Due Diligence là gì?
Due Diligence có thể hiểu là “thẩm định chuyên sâu”, là một cuộc điều tra về một doanh nghiệp hoặc một cá nhân trước khi ký một hợp đồng, với một tiêu chuẩn nhất định. Ngày nay, trước khi thực hiện một giao dịch thương mại như mua và bán cổ phần cho các nhà đầu tư, cuộc khảo sát này bắt buộc được hoàn thành trước. Nhìn chung, Due Diligence là một thuật ngữ chuyên ngành, được hiểu là một cuộc khảo sát chi tiết về công ty và báo cáo tài chính của nó. Nhưng qua thời gian thuật ngữ này dần được sử dụng cho cả hoạt động mua bán, sáp nhập doanh nghiệp.
Ban đầu, thuật ngữ này chỉ được sử dụng giới hạn trong một số trường hợp về chứng khoán hoặc mua bán cổ phần. Chúng được áp dụng cho các đại lý mô giới chứng khoán những thông tin, tài liệu liên quan đến việc mua, bán chứng khoán cho các nhà đầu tư. Dần đều, thuật ngữ này dần được sử dụng với nghĩa là “một cuộc điều tra, thẩm định hợp lý”. Thuật ngữ này được chính thức sử dụng trong Luật chứng khoán 1933 của Hoa Kỳ.
Sau nhiều thế kỉ, thuật ngữ này dần thay đổi nghĩa và trở thành một thuật ngữ pháp lý, kinh tế phổ biến. Để bên mua xác định giá trị của doanh nghiệp, nhận diện những rủi ro đang hiện diện hoặc tiềm ẩn, Due Diligence sẽ cung cấp những số liệu chính xác nhất về hoạt động, hiệu quả của doanh nghiệp.
Các hình thức Due Diligence
Tùy vào điều kiện của từng nhà đầu tư mà họ có thể yêu cầu doanh nghiệp thẩm định theo các hình thức khác nhau. Dưới đây là các hình thức Due Diligence cụ thể mà nhà đầu tư có thể tham khảo xem mình cần thực hiện những mảng thẩm định nào trước khi đầu tư vào doanh nghiệp:
Thẩm định về pháp lý – Legal Due Diligence (LDD): Chúng ta có thể kéo dài thêm thời gian thỏa thuận giữa bên bán và bên mua khi thực hiện Legal Due Diligence trong doanh nghiệp, nếu phát hiện các lỗ hổng về mặt pháp lý. Trên thực tế, không ai mong muốn đầu tư vào doanh nghiệp mới, lại không đủ tính minh bạch. Nhất là đối với những doanh nghiệp Startup đang cần thu hút đầu tư thì việc thẩm định lại càng quan trọng hơn. Do đó, LDD là quá trình thẩm định pháp lý nhằm tìm hiểu, đánh giá những rủi ro pháp lý, rà soát những thông tin pháp lý mà doanh nghiệp có thể phải đối mặt.
Thẩm định thương mại – Commercial Due Diligence (CDD): CDD được coi là quá trình thẩm định bổ sung cho FDD vì nó chỉ rõ tương lai phát triển của công ty. Trong việc xây dựng kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp, CDD có thể bao gồm một số hoạt động như đánh giá các giả định sử dụng sản phẩm, hàng hóa hay dịch vụ, đánh giá đối thủ cạnh tranh, đánh giá khách hàng. Quá trình thẩm định này tập trung vào môi trường kinh doanh mà doanh nghiệp mục tiêu đang hoạt động.
Thẩm định tài chính – Financial Due Diligence (FDD): Thẩm định tài chính sẽ thu thập tất cả các nguồn thông tin có liên quan đến tài chính, các danh mục trọng yếu như chi phí và doanh thu, chủ yếu từ nội bộ. Tuy nhiên, nhà đầu tư thường sẽ không tự tiến hành thẩm định tài chính mà sẽ thuê một đơn vị thẩm định uy tín để hỗ trợ thực hiện công việc này. Dựa vào FDD, chúng ta có thể đưa ra kết luận, đánh giá các hoạt động kinh doanh cơ bản của doanh nghiệp có thực sự hiệu quả hay không. Nhìn chung, thẩm định tài chính tập trung vào việc rà soát và xác minh các thông tin liên quan đến tài chính của doanh nghiệp do doanh nghiệp cung cấp, chẳng hạn như kế hoạch tài chính, chính sách lương thưởng, khoản vay, công nợ, thuế, thu nhập, tài sản ròng, dòng tiền,…
Tầm quan trọng của Legal Due Diligence
Legal Due Diligence – Thẩm định pháp lý về công ty là rất quan trọng. Tất cả các vấn đề pháp lý có thể được công bố đầy đủ và được giải quyết theo cách đã được thống nhất. Trên thực tế, rất ít công ty có thể có trạng thái hoàn toàn không còn ràng buộc pháp lý khi nói về lịch sử pháp lý của họ. Bên mua, hay đúng hơn là nhóm pháp lý của bên mua, cần hiểu những rủi ro pháp lý nào tồn tại trong công ty mà họ mua lại. Như với bất kỳ thành phần nào của quy trình DD, mục đích chính của LDD là “kiểm tra kỹ lưỡng” và đảm bảo rằng mọi thứ đều theo thứ tự.
Các bước thực hiện Human Rights Due Diligence là gì?
Các bước thực hiện Human Rights Due Diligence là gì? Quá trình thẩm định nguồn nhân lực sẽ bao gồm:
- Phân tích tổng số nhân viên, vị trí, thời gian làm việc.
- Mức lương hiện tại bao gồm: Tiền thưởng, bảo hiểm và phụ cấp,…
- Hợp đồng lao động cùng với một số điều khoản không tiết lộ, không trưng cầu, cạnh tranh,…
- Chính sách nghỉ phép trong năm.
- Phân tích vấn đề mà nhân viên có thể mắc phải.
Những điều cần lưu ý khi Legal Due Diligence là gì?
Những điều cần lưu ý khi Legal Due Diligence là gì? Sau đây là các lưu ý khi thực hiện Legal Due Diligence:
– Các bên cần có sự chuẩn bị trước về mặt thời gian để kịp thời đưa ra các quyết định mua bán đúng thời điểm. Quá trình Due Diligence có thể mất một vài tháng hoặc thậm chí dài hơn đối với các doanh nghiệp có cấu trúc phức tạp.
– Báo cáo Due Diligence chỉ mang tính tương đối và không phản ánh các thông tin tiếp diễn trong tương lai của doanh nghiệp. Việc thẩm định chỉ mang tính chất thời điểm và đánh giá các dữ liệu quá khứ cũng như hiện tại.
– Thứ hai, cần có hợp đồng nêu rõ các nội dung sẽ nằm ngoài phạm vi công việc, những nội dung nằm trong phạm vi chịu trách nhiệm và không chịu trách nhiệm cũng như các nội dung sẽ thẩm định.
– Nếu không có đủ dữ liệu thì việc thẩm định sẽ rất khó khăn và thiếu tính chính xác. Cần lập danh sách các thông tin yêu cầu doanh nghiệp cung cấp một cách đầy đủ, rõ ràng và chính xác.
Thực hiện kiểm toán tại Due Diligence KPMG có uy tín?
Hiện tại, có rất nhiều công ty kiểm toán thực hiện Due Diligence. Công ty TNHH KPMG được biết đến là một trong số ít những công ty kiểm toán hàng đầu thế giới. Vậy, thực hiện kiểm toán tại Due Diligence KPMG có uy tín? KPMG có bề dày lịch sử khá lâu, do đó chúng ta hoàn toàn có thể yên tâm đối với dịch vụ tại đây.
Khách hàng tìm đến KPMG vì chất lượng dịch vụ nhất quán dựa trên năng lực cao cấp của các chuyên gia, những thấu hiểu về ngành và kiến thức vùng của KPMG. Khách hàng của KPMG quốc tế bao gồm các tổ chức kinh tế, cơ quan chính phủ, khu vực công và các tổ chức phi lợi nhuận. Họ tìm đến KPMG vì chất lượng dịch vụ ngang tầm với quốc tế. Khách hàng của công ty TNHH KPMG Việt Nam bao gồm cơ quan chính phủ, các tổ chức kinh tế và các tổ chức phi lợi nhuận.
KPMG luôn phối hợp chặt chẽ và giúp đỡ khách hàng có thể hạn chế rủi ro và nắm bắt cơ hội. KPMG quốc tế là một mạng lưới bao gồm nhiều công ty thành viên chuyên nghiệp, cung cấp các dịch vụ thuế, kiểm toán, pháp lý và tư vấn. KPMG Việt Nam được thành lập vào năm 1994 là thành viên thuộc công ty KPMG quốc tế chuyên cung cấp các dịch vụ kiểm toán, kế toán. Do đó, chúng ta hoàn toàn có thể yên tâm khi tiến hành Due Diligence tại đây.
Trên đây là toàn bộ thông tin chi tiết Due Diligence là gì, các hình thức Due Diligence, những điều cần lưu ý khi Legal Due Diligence và việc thực hiện kiểm toán tại Due Diligence KPMG có uy tín? Hy vọng bài viết này hữu ích cho cuộc sống của bạn, cảm ơn bạn đã đọc bài viết này!
Xem thêm: Thai máy là gì? Tại sao nằm ngửa thai nhi đạp nhiều?
Thắc Mắc -Thai máy là gì? Tại sao nằm ngửa thai nhi đạp nhiều?
Cách mạng xanh là gì? Thành tựu của cuộc cách mạng xanh
IC3 là gì? Chứng chỉ tin học IC3 có quan trọng không?
Tôn trọng lẽ phải là gì? Biểu hiện của tôn trọng lẽ phải
Giá ATC là gì? Phiên ATC là gì và nguyên tắc khớp lệnh ATC
Lỗ châu mai là gì? Lỗ châu mai để làm gì trong kháng chiến?
iMessage là gì? Sử dụng iMessage có mất tiền không?