Tia hồng ngoại là gì? Tác dụng, tác hại của tia hồng ngoại
Tia hồng ngoại là gì? Đọc ngay để tìm hiểu đặc điểm, tác dụng của tia hồng ngoại trong đời sống và tác hại của tia hồng ngoại đối với sức khỏe con người.
Tia hồng ngoại được phát hiện và chính thức nghiên cứu vào đầu thế kỷ 19 và đã được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực như quân sự, điện tử, y tế. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp quý vị có thêm thông tin chi tiết về tia hồng ngoại!
Tìm hiểu chi tiết tia hồng ngoại là gì?
Tia hồng ngoại là một thành phần có trong tia sáng mặt trời. Ở mức độ vừa phải, tia hồng ngoại rất có lợi cho sức khỏe mỗi người. Song, nếu tiếp xúc tia hồng ngoại với cường độ cao, liên tục trong thời gian dài sẽ gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Vậy, tia hồng ngoại là gì?
Tia hồng ngoại hay còn gọi là bức xạ hồng ngoại, sóng hồng ngoại, ánh sáng hồng ngoại. Nhìn chung, tia hồng ngoại là tia bức xạ có khoảng bước sóng từ 700nm đến 1µm, tần số từ 300GHz đến 300MHz, năng lượng photon từ 1,2meV đến 1,7eV. Mọi vật thể đều có thể phát ra được một loại tia được gọi là tia hồng ngoại. Và bản thân con người cũng phát ra tia nhiệt – Tia hồng ngoại.
Nguồn phát của tia hồng ngoại
Nguồn phát của tia hồng ngoại : Đối với tia hồng ngoại thì nguồn phát của nó thật cực kì đơn giản bởi vì mọi vật đều có thể phát ra tia hồng ngoại nếu vật đó có nhiệt độ trên 0°K (Nhiệt độ tính theo K).
Tính chất của tia hồng ngoại
Tia hồng ngoại có tính chất cơ bản sau:
– Tia hồng ngoại tuân theo các định luật: Phản xạ, truyền thẳng và nó cũng gây được hiện tượng giao thoa, nhiễu xạ.
– Có thể biến điệu như sóng điện từ cao tần.
– Có thể tác dụng lên một số kính ảnh đặc biệt.
– Có thể gây ra hiện tượng quang điện trong ở chất bán dẫn.
– Tác dụng nhiệt.
Tia hồng ngoại có màu gì?
Tia hồng ngoại là bức xạ điện từ có bước sóng ngắn hơn tia bức xạ vi ba. Vậy, tia hồng ngoại có màu gì? Tên “hồng ngoại” có nghĩa là “ngoài mức đỏ”, màu đỏ là màu sắc có bước sóng dài nhất trong ánh sáng thường.
Phân loại tia hồng ngoại
Tia hồng ngoại được chia thành 3 vùng hồng ngoại dựa vào độ dài của bước sóng: Hồng ngoại tuyến xa, hồng ngoại giữa, hồng ngoại gần. Người ta phân loại tia hồng ngoại theo những đặc điểm cụ thể sau:
Tia hồng ngoại xa:
- Nhiệt độ theo phân bố WIEN: < 3°K.
- Bước sóng nm: 50 – 1000, khí quyển hấp thụ mạnh, ranh giới đối với vùng vi sóng là các bức xạ vũ trụ 3°K có thể nhìn thấy.
- Ký hiệu: IR – C.
Tia hồng ngoại giữa:
- Nhiệt độ theo phân bố WIEN: 1000°K – 60°K.
- Bước sóng nm: 3 – 50 với phạm vi của các bức xạ ở nhiệt độ trên bề mặt.
- Ký hiệu: IR – C.
Tia hồng ngoại gần:
- Nhiệt độ theo phân bố WIEN: >3700°K.
- Bước sóng nm IR – B: 1,4 – 3,0, phần sóng dài, ranh giới được coi là vùng hấp thụ mạnh của nước là 1,45μm.
- Bước sóng nm IR – A: 0,78 – 1,4. Bước sóng này có phần sóng ngắn, ranh giới 780 nm, xác định theo thị giác của con người đối với phổ ánh sáng mặt trời.
- Kí hiệu: NIR được chia làm hai loại IR – A và IRB.
Tia hồng ngoại có nhìn thấy không?
Tia hồng ngoại có nhìn thấy không? Câu trả lời là không. Tia hồng ngoại là loại tia sáng mắt người không nhìn thấy được. Nhưng bức xạ hồng ngoại của mặt trời luôn hiện hữu trong ánh nắng, chúng ta vẫn có thể cảm nhận được nó vì đó là tia mang nhiệt.
Tác dụng của tia hồng ngoại trong đời sống
Tác dụng của tia hồng ngoại trong đời sống có thể kể tới như:
Bảo mật tiền và dữ liệu quý: Tùy theo mức độ cần bảo mật mà chất liệu giấy sẽ được trộn thêm chất để tạo ra phản ứng khi gặp tia hồng ngoại. Tia hồng ngoại được ứng dụng để kiểm tra tiền và những dữ liệu quý như chứng chỉ ngân hàng, hộ chiếu,…
Nghiên cứu thiên văn: Trong thiên văn học, quan sát hồng ngoại đặc biệt có ý nghĩa trong phát hiện và nghiên cứu các đối tượng khó có thể nhìn thấy trong vùng quang phổ khác và các đối tượng “lạnh” có nhiệt độ dưới 1.000°K.
Các thiết bị nhìn đêm: Ống nhòm hồng ngoại, camera hồng ngoại,… được sử dụng triệt để phục vụ cho bảo vệ tài sản cũng như trong quân sự.
Truyền thông: Tia hồng ngoại hao tổn năng lượng rất thấp nên viễn thông cáp quang sử dụng tia hồng ngoại để truyền tải thông tin.
Phụ kiện điện tử: Các loại chuột máy vi tính hiện nay đều có tia hồng ngoại để điều khiển.
Cảm biến hồng ngoại: Chúng ta thường thấy những chiếc cửa kính đóng mở tự động từ xa. Đây chính là ứng dụng thường thấy nhất của cảm biến hồng ngoại.
Điều khiển từ xa: Các loại điều khiển phổ biến trong gia đình hiện nay như dàn âm thanh, điều khiển đèn, điều khiển quạt, điều khiển tivi,… đều là từ đèn hồng ngoại.
Kỹ thuật hồng ngoại trong quân sự: Quân đội hay sử dụng các loại pháo nóng sáng khác nhằm đánh lạc hướng của loại tên lửa tầm nhiệt. Để những loại vũ khí hay tên lửa hiện đại tìm chính xác mục tiêu phá hủy, động cơ của máy bay, tên lửa thì chúng đều được lắp đầu dẫn hồng ngoại.
Phát nhiệt: Tác dụng phát nhiệt của tia hồng ngoại bạn có thể thấy rõ nhất là ở mặt trời. Các máy bay đã sử dụng đèn phát tia hồng ngoại để làm tan tuyết trên cánh máy bay. Một số phòng tắm hơi sử dụng tia hồng ngoại để sưởi ấm rất hiệu quả.
Đo nhiệt độ: Tia hồng ngoại còn ứng dụng đo nhiệt độ trong công nghiệp. Chúng còn được sử dụng phổ biến để đo đạc trong quân sự nhằm xác định mục tiêu ban đêm. Đó chính là ứng dụng tia hồng ngoại để đo nhiệt độ của vật thể. Bạn có thể nhận thấy các bản đồ nhiệt phổ biến. Có thể giúp xác định nhiệt độ của vật từ xa, nếu chúng là nguồn phát ra các tia thu được.
Tác hại của tia hồng ngoại
Mặc dù tia hồng ngoại mang đến những lợi ích không thể phủ nhận được. Tuy nhiên, nếu tiếp xúc với nguồn tia hồng ngoại cường độ mạnh trong một thời gian dài sẽ khiến bạn gặp phải những vấn đề như:
Gây hiệu ứng nhà kính: Nhiệt độ tăng cao và sự thay đổi của các kiểu thời tiết có thể gây hại cho người và động vật. Bức xạ hồng ngoại sẽ bị giữ lại gần mặt đất do các chất hóa học như chlorofluorocarbon, cũng như các nguyên tố như lưu huỳnh, nitơ và nồng độ hơi nước cao. Ngoài ra, bề mặt trái đất và những đám mây phía trên nó hấp thụ bức xạ từ tia mặt trời và phát lại nó dưới dạng bức xạ hồng ngoại trở lại bầu khí quyển. Do đó, sóng hồng ngoại có liên quan mật thiết đến hiệu ứng nhà kính.
Gây tổn thương mắt: Những người làm việc gần bức xạ cường độ cao phải đeo kính bảo hộ để bảo vệ mắt của mình. Đây là một lý do tại sao nhìn chằm chằm vào mặt trời lại có hại như vậy. Tiếp xúc với bức xạ điện từ cường độ cao, bao gồm bức xạ hồng ngoại, có thể làm hỏng giác mạc và thủy tinh thể của mắt, đặc biệt nếu bức xạ đó ở mức cường độ rất cao. Mắt người khá nhạy cảm và nó đặc biệt nhạy cảm với tất cả các bức xạ trong phổ điện từ. Do đó, những người làm việc trong các ngành công nghiệp tiếp xúc với bức xạ hồng ngoại trong thời gian dài có thể bị tổn thương mắt.
Có hại cho da: Đa phần 90% các xe ô tô lúc mua đều được tư vấn dán phim cách nhiệt để giảm nhiệt độ trong xe và chống các tia UV, hồng ngoại bởi liều lượng lớn sóng hồng ngoại có thể làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người. Khi bạn đi dưới thời tiết nắng nóng mà không có biện pháp chống nắng hợp lý, trong tia sáng mặt trời đều có các tia hồng ngoại, tử ngoại vfa việc này tác động không nhỏ đến đời sống của con người chúng ta. Các tia laser cực mạnh thậm chí đang được quân đội phát triển để sử dụng làm vũ khí. Những tia laser này có thể đủ mạnh để đốt một lỗ xuyên qua kim loại và do đó chắc chắn có thể làm hỏng da thịt, điển hình chính là làm tổn thương da và các mô.
Trên đây là toàn bộ thông tin chi tiết tia hồng ngoại là gì, đặc điểm, tác dụng của tia hồng ngoại trong đời sống và tác hại của tia hồng ngoại. Hy vọng bài viết này hữu ích cho cuộc sống của bạn, cảm ơn bạn đã đọc bài viết này!
Xem thêm: Tỳ vị là gì? Nguyên nhân và cách chăm sóc tỳ vị hư hàn
Thắc Mắc -Tỳ vị là gì? Nguyên nhân và cách chăm sóc tỳ vị hư hàn
CAGR là gì? CAGR bao nhiêu là tốt? Ý nghĩa và cách tính
Trường dân lập là gì? Trường công lập và dân lập trường nào tốt hơn?
Due Diligence là gì? Các hình thức Due Diligence khác nhau
Thai máy là gì? Tại sao nằm ngửa thai nhi đạp nhiều?
Cách mạng xanh là gì? Thành tựu của cuộc cách mạng xanh
IC3 là gì? Chứng chỉ tin học IC3 có quan trọng không?