Cây tơ hồng là gì? Phân loại, tác dụng trong y học

Cây tơ hồng hay còn được gọi là dây tơ hồng, đây là một loại thực vật sống kí sinh trên thân của các loại cây khác. Thân mềm, sinh trưởng dạng sợi, tùy theo đặc điểm, tác dụng chữa bệnh mà người ta chia loại thực vật này thành nhiều loại khác nhau. Đọc ngay bài viết sau để tìm hiểu thông tin về đặc điểm, phân loại, tác dụng và việc cây tơ hồng có ăn được không? 

Nội Dung Chính

Cây tơ hồng là gì?

Cây tơ hồng có danh pháp khoa học là cuscuta chinensis lamk, thuộc họ Convolvulaceae (Bìm Bìm). Loại thực vật này có tên gọi khác là cây xích võng, cây xích cương, cây hoàng loạn ty, cây hoàng la tử, cây la ty tử, cây thổ huyết ty, cây tim tuyến thảo, cây vô căn thảo, cây thỏ ty, cây đậu ký sinh, cây thỏ lô,… Cây tơ hồng là gì chính là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Đây là một loại thực vật dây leo, sinh trưởng dạng thân leo, có kích thước sợi khá nhỏ. Có nhiều loại tơ hồng đó là loại không có chất diệp lục và loại có chất diệp lục. Người ta cũng dựa vào đặc điểm này để phân loại cây tơ hồng.

Cây tơ hồng là gì?

Cây tơ hồng là gì?

Ở miền Bắc, cây sống ký sinh trên cây cúc tần, ở miền Trung ta thấy cây tơ hồng thường sống kí sinh trên cây hoa bông bụp. Nhìn chung, ở nước ta chúng phân bố rộng rãi trên khắp vùng lãnh thổ kéo dài từ Bắc vào Nam. Loại thực vật này có nguồn gốc từ Trung Quốc, Afghanistan, Sri Lanka và cả Việt Nam. Chúng thường sống kí sinh trên các cây chủ cao to có đường kính lớn. Cây không có khả năng quang hợp nên phải cây hút chất dinh dưỡng từ vật chủ để tồn tại.

Đặc điểm cây tơ hồng: Cây sinh trưởng dạng dây leo, kích thước thân dạng sợi, nhỏ. Thân cây có sự đa dạng màu sắc từ màu vàng, nâu nhạt cho tới vàng xanh. Quả có hình bầu dục, bên trong chứa hạt, đỉnh hạt dẹt, chiều dài mỗi hạt cỡ 2 – 3mm. Vỏ hạt sẽ bắt đầu nứt từ dưới lên để lộ ra 3 – 5 hạt nhỏ hình trứng ở bên trong. Khi còn non quả màu xanh, khi già chuyển sang màu đen. Hoa tơ hồng có kích thước nhỏ, mọc tập trung thành cụm. Hoa có hình cầu, sắc trắng nhạt, tuy nhiên hoa cũng khá hiếm. Loại cây này không có lá mà bị tiêu biến thành các vảy. Dọc thân có nhiều rễ mút mọc đâm vào thân cây mà nó ký sinh để hút chất dinh dưỡng. Khi phát triển, thân cây sẽ vươn dài mọc cuốn vào cành hay các tán lá của cây chủ. 

Cây tơ hồng màu gì?

Đây là một loại thực vật dây leo, sinh trưởng dạng thân leo, có kích thước sợi khá nhỏ. Có nhiều loại tơ hồng đó là loại không có chất diệp lục và loại có chất diệp lục. Người ta cũng dựa vào đặc điểm này để phân loại cây tơ hồng. Vậy, cây tơ hồng màu gì? Thân cây có sự đa dạng màu sắc từ màu vàng, nâu nhạt cho tới vàng xanh. 

Cây tơ hồng có mấy loại?

Cây tơ hồng có mấy loại? Dựa theo đặc điểm và màu sắc, loại cây này được chia thành 2 loại:

Cây tơ hồng xanh: Hoa cây tơ hồng xanh có kích thước nhỏ, màu trắng, nhiều bông hoa nhỏ tụ thành 1 hoa lớn dài khoảng 3 – 5 cm. Cây có lá nhỏ nhưng chủ yếu là vảy do lá tiêu biến thành. Thân cây có màu xanh lục đậm, cũng thuộc dạng thân sợi và có đường kính to hơn cây tơ hồng vàng.

Cây tơ hồng có mấy loại?

Cây tơ hồng có mấy loại?

Cây tơ hồng vàng: Do cây không thể quang hợp được nên dọc thân cây có nhiều rễ hút mọc đâm xuyên vào thân cây chủ để hút chất dinh dưỡng. Thân cây vươn dài, bám vào cây chủ. Cây hiếm khi ra hoa, không có lá mà chỉ có những vảy nhỏ do lá tiêu biến thành. Thân có dạng sợi, màu vàng xanh, vàng hoặc nâu vàng. 

Cây tơ hồng xanh chữa bệnh gì?

Cây tơ hồng thường sống nhờ vào các thân cây hoặc tán cây khác. Vậy, cây tơ hồng xanh chữa bệnh gì? Cây tơ hồng xanh do nó có chất diệp lục nhưng đều giống với cây tơ hồng vàng là sống ký sinh trên những loài cây khác. Cây tơ hồng xanh còn được dùng để chữa chảy máu mũi, tiểu tiện ra máu, lở loét. Theo y học cổ truyền, cây tơ hồng xanh có công dụng giải độc cực hiệu quả, lương huyết, lợi thấp, thanh nhiệt, có vị ngọt đắng, tính hàn. Người ta thường dùng cây tươi hoặc phơi khô để chế biến thành thuốc. Một số bài thuốc chữa bệnh từ cây tơ hồng xanh như sau: 

Cây tơ hồng dùng để chữa mụn nhọt, ghẻ, chàm: Chúng ta sử dụng loại cây này nấu thành nước rồi dùng nước đó rửa lên những vết mụn nhọt, ghẻ, chàm sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.

Cây tơ hồng xanh dùng để chữa bỏng: Nhờ vào tính bình nên loại dược liệu này được rất nhiều người tin tưởng và sử dụng để chữa bỏng. Chúng ta đem cây tơ hồng phơi khô rồi nghiền thành bột, tiếp đó trộn cùng với vừng và bôi vào vết thương bỏng.

Cây tơ hồng xanh dùng để chữa tiểu tiện nhỏ giọt, tiểu tiện lẫn máu: Sắc nước cây tơ hồng xanh và sử dụng nước đó trộn cùng đường đỏ hoặc rượu trắng và dùng thường xuyên mỗi ngày. 

Cây tơ hồng thường dùng để chữa vàng da cho trẻ nhỏ: Chúng ta nên kết hợp nấu khoảng 20 – 25g đậu phụ để ăn hằng ngày. 

Cây tơ hồng xanh dùng để chữa kiết lỵ: Dùng khoảng 15 – 25g cây tơ hồng sắc cùng với nước uống hàng ngày.

Cây tơ hồng xanh chữa cam tích: Đối với trẻ em hay bị tình trạng bàn chân bàn tay hay nóng, cơ thể thường xuyên mệt mỏi, thiếu chất, can nhiệt, nên sắc khoảng 40 – 60g cây tơ hồng xanh với nước cho tới khi nước cạn còn nửa bát thì chia nhỏ lượng nước ra và uống trong ngày. 

Cây tơ hồng xanh dùng để chữa sỏi bàng quang, viêm thận: Nên duy trì uống nước cây tơ hồng xanh hằng ngày bằng cách dùng khoảng 35 – 60g cây tơ hồng xanh sắc cùng với 10 – 20g mộc thông, chia nhỏ lượng nước và uống hằng ngày.

Cây tơ hồng xanh chữa bệnh gì?

Cây tơ hồng xanh chữa bệnh gì?

Cây tơ hồng ngâm rượu

Cây tơ hồng ngâm rượu thường là cây tơ hồng vàng, bộ phận ngâm rượu chủ yếu là thân và hạt. Theo y học cổ truyền, cây tơ hồng ngâm rượu có vị đắng nhẹ, tính ôn, không có độc tố, có công dụng tiêu diệt virus tấn công gây ra nhiều bệnh lý rất nguy hiểm, cải thiện hệ miễn dịch, ngăn ngừa vi khuẩn, điều trị các bệnh ung thư như ung thư vú, ung thư dạ dày. Hơn hết, rượu tơ hồng còn có khả năng hỗ trợ điều trị các bệnh sinh lý cho nam giới như liệt dương, xuất tinh sớm, nhức mỏi cho người già, giúp người già tăng cường khả năng hoạt động chân tay, giảm đau nhức xương khớp. 

Ngoài ra, vị dược liệu này còn có khả năng cải thiện thị lực và giúp sáng mắt, các hoạt chất trong vị thuốc này sẽ được cơ thể hấp thụ tốt hơn, kích thích hệ tiêu hóa và ăn ngon miệng hơn, hỗ trợ và điều trị bệnh vàng da do bệnh gan. Chữa băng huyết ở phụ nữ sau sinh rất hiệu quả, trị mụn nhọt do nóng trong người hoặc do bệnh gan. Thanh nhiệt, giải độc giúp mát gan và bài trừ độc tố an toàn ra khỏi cơ thể.

Cây tơ hồng ăn được không?

Vốn là loại thực vật sống kí sinh trên thân của các loại cây khác. Chúng mọc khá phổ biến ở Việt Nam, tuy nhiên không phải ai cũng biết rằng nó có thể dùng để chế biến thành nhiều món ngon và bổ dưỡng cho sức khỏe. Vậy, cây tơ hồng ăn được không? Để nấu món canh tơ hồng vàng thì sau khi thu hái về, bạn cần lọc bỏ những cọng to ra, sau đó rửa sạch và dùng kéo cắt khúc ngắn để khi ăn gắp cho dễ. Đun một nồi nước, cho tôm băm nhuyễn cùng gia vị vào, chờ nước sôi thì thả cây tơ hồng vàng vào, đun thêm khoảng 5 phút là có thể tắt bếp và thưởng thức. 

Hình ảnh cây tơ hồng

Để nhận biết được chính xác loại cây này với một số loại cây cùng họ, cùng Elead chiêm ngưỡng một số hình ảnh cây hoa tơ hồng dưới đây:

Hình ảnh cây tơ hồng

Hình ảnh cây tơ hồng

Hình ảnh cây tơ hồng

Hình ảnh cây tơ hồng

Hình ảnh cây tơ hồng

Hình ảnh cây tơ hồng

Hình ảnh cây tơ hồng

Hình ảnh cây tơ hồng

Hình ảnh cây tơ hồng

Hình ảnh cây tơ hồng

Trên đây là toàn bộ thông tin về đặc điểm, phân loại, tác dụng và việc cây tơ hồng có ăn được không? Hy vọng bài viết này hữu ích cho cuộc sống của bạn, cảm ơn bạn đã đọc bài viết này!

Xem thêm: Cây tí ngọ có bị cấm không? Đặc điểm, tác dụng trong y học

Sinh Vật Cảnh -