Cây sắn thuyền – Đặc điểm, ý nghĩa, tác dụng trong y học

Cây sắn thuyền hay trong dân gian còn được gọi là cây sắn sàm thuyền. Theo những tài liệu cổ của Y Học Cổ Truyền, cây sắn thuyền có vị đắng chát, tính mát; có tác dụng thu sáp, kháng khuẩn, tiêu viêm, làm lành vết thương nhanh chóng. Đọc ngay bài viết sau để tìm hiểu thông tin về đặc điểm, ý nghĩa, tác dụng và những món ăn sử dụng cây sắn thuyền làm nguyên liệu. 

Nội Dung Chính

Đặc điểm gỗ cây sắn thuyền

Cây sắn thuyền là giống cây thuộc họ Myrtaceae (Sim), danh pháp khoa học là syzygium resinosum (Gagnep) merr. et perry (Eugenia resinosa). Tại Việt Nam, loại cây này còn được biết tới với cái tên gọi là cây sắn sàm thuyền. Cây đang được nghiên cứu dùng phơi khô tán bột. Thông thường cây được dùng làm thuốc, thường người ta chỉ dùng lá tươi đem về giã nát để đắp lên nơi vết thương. Hiện tại, cây mọc hoang và được trồng ở gần khắp miền Bắc, bao gồm các tỉnh như: Ninh Bình, Nam Định, Hà Nam, Hòa Bình, Hà Nội, Thái Bình,…

Đặc điểm gỗ cây sắn thuyền

Đặc điểm gỗ cây sắn thuyền

Lá non còn được dùng ăn gỏi, vỏ cây để sàm thuyền cho nên có tên sắn sàm thuyền. Mùa thu ra quả thành từng chùm như chùm vối, khi chín có màu tím đỏ, có vị ngọt, chát chát. Nụ hoa hình lê gần hình cầu dài 4 – 5mm rộng 3 – 4mm. Cụm hoa mọc ở kẽ các lá rụng hoặc chưa rụng, thưa hợp thành khóm dài 20 – 25cm hoặc thành chùy dài 2 – 3cm, trục gầy nhỏ, tận cùng bởi 3 hoa không cuống. Lá mọc sum suê, phiến lá hình mác luôn nhọn ở gốc, dài 7 – 10cm rộng 25 – 50mm, nhọn tù ở đỉnh, mặt dưới nhạt có những điểm hạch hình điểm, đen nhạt ở trên khi khô. Lá mọc đối, hai đôi lá gần nhau mọc theo hai hướng thẳng góc với nhau. Thân thẳng đứng, hình trụ, có thể cao tới 20m. 

Gỗ cây sắn thuyền khá cứng, cây có kích thước lớn nên người dân sử dụng trong dân dụng và xây dựng công nghiệp. Gỗ sắn thuyền được sử dụng làm đồ dùng trong gia đình như tấm ốp chân tường, dải tranh treo tường, lan can cầu thang, tay vịn cầu thang, bệ cửa sổ, hộp rèm, nhạc cụ, văn phòng phẩm, giường, kệ sách, sàn gỗ, bàn, ghế, tủ,… Ngoài ra, gỗ sắn thuyền luôn được sử dụng rộng rãi trong xây dựng và trang trí nội thất, nó mang lại cho không gian trong nhà cảm giác ấm áp và gần gũi, giúp người thưởng thức vẻ đẹp tự nhiên. Ngoài ra, gỗ thường được dùng làm cốp pha bê tông, cọc gỗ trong các công trình xây dựng. Hơn hết, gỗ được sử dụng rộng rãi trong các công trình kiến ​​trúc cổ và hiện đại. 

Ý nghĩa cây sắn thuyền bonsai

Ngày nay, người ta không chỉ trồng cây sắn thuyền với mục đích lấy gỗ, làm thuốc mà chúng còn được trồng với mục đích làm cảnh. Cây sắn thuyền bonsai nên được đặt ở hướng Đông Nam, góc này rất tốt cho cây cối phát triển và phát huy ý nghĩa phong thuỷ. Cây sắn thuyền có 5 thân được búi lại, gọi là ngũ phúc, tượng trưng Phúc – Lộc – Thọ – An – Khang. Cây sắn thuyền có 3 thân được búi lại với nhau, thường gọi là tam tài, tượng trưng cho Thiên thời – Địa lợi – Nhân hòa. Cây chỉ có 1 thân, người ta gọi là trụ thiên, mang ý nghĩa chọc trời khuấy nước.

Ý nghĩa cây sắn thuyền bonsai

Ý nghĩa cây sắn thuyền bonsai

Việc trồng cây sắn thuyền bonsai giúp thanh lọc không khí, góp phần đáng kể tạo ra không gian xanh mát, thư giãn. Chúng ta không cần tốn công chăm sóc do khả năng chịu nóng, hạn của cây cũng tương đối tốt, trồng cực dễ. Loại cây này còn có thể dùng làm quà tặng, quà trang trí làm đẹp cho ngôi nhà, có tác dụng đuổi muỗi rất tốt. Cây sắn thuyền cũng mang lại khá nhiều lợi ích tinh thần. Đây còn là một cách tuyệt vời giúp cho nhân viên hay khách hàng được sảng khoái, thư giãn tối đa, thúc đẩy mối quan hệ công việc được trôi chảy. Trồng cây sắn thuyền còn giúp tâm trí của bạn được bình yên, đời sống tinh thần dồi dào.

Cây sắn thuyền bonsai là một cây sang nên đặt cây này ở phòng khách, sẽ đạt được tôn trọng từ người khác. Thậm chí, chúng ta có thể ‘chia sẻ’ sự may mắn tài lộc từ mình qua người thân, bạn bè bằng cách chiết một phần cây sắn thuyền làm quà tặng cho họ. Trong phong thủy, cây sắn thuyền thể hiện sự giàu có, mang lại may mắn, tiền tài cho bạn và cho gia đình. 

Cây sắn thuyền có tác dụng gì?

Theo nghiên cứu của y học hiện đại, bên trong hoa sắn thuyền có chứa các hợp chất triterpen và thành phần kaempferol. Quả có chứa hàm lượng cao các chất như glycosid, phenol. Lá có chứa tanin, chất nhầy, chất nhựa, tinh dầu. Theo y học cổ truyền có ghi chép lại, vỏ và lá được quy vào kinh Vị và Tràng, có tính mát, vị chát, đắng nhẹ, có công dụng cầm tả lỵ, thu sáp. Tuy đã được ghi chép lại ở nhiều cuốn sách, là vị dược liệu được sử dụng ở nhiều nơi, nhưng cây sắn thuyền có tác dụng gì vẫn là thắc mắc của một số người mới làm quen tới vị dược liệu này. 

Tác dụng dược lý đã được nghiên cứu chính là tác dụng giãn mạch tại chỗ trên tai. Ngoài ra, chiết xuất sắn thuyền còn có công dụng làm vết thương chóng liền, kích thích tổ chức hạt, chống lại các tác nhân gây viêm, tạo thành kháng thể mạnh hơn các kháng thể hiện tại trong cơ thể người. Thúc đẩy tế bào đơn phân lymphocyte, tế bào sao, fibrôxit, plasmoxit,… Có tác dụng tới bạch cầu và tới ổ viêm, tăng khả năng cho quá trình thực bào đối với vết viêm. Ngoài ra, những hợp chất có bên trong lá sắn thuyền còn có khả năng chống nhiễm trùng, làm se lại vết thương.

Cây sắn thuyền có tác dụng gì?

Cây sắn thuyền có tác dụng gì?

Một số nhà nghiên cứu cũng đã đem lá sắn thuyền giã nhỏ với muối hoặc trộn cùng với muối để ức chế vi khuẩn bacillus proteus, pyogenes, staphylococcus aureus, ức chế vi khuẩn tương tự như một số thuốc kháng sinh. 

Tác dụng của quả sắn thuyền

Theo y học cổ truyền, tác dụng của quả sắn thuyền chính là làm lành vết thương, tiêu viêm, thu sáp, kháng khuẩn,… Thường dùng để điều trị vết thương phần mềm, sát khuẩn, điều trị bạch đới, tiêu chảy,… Tuy nhiên, chúng ta cần hạn chế sử dụng quả sắn thuyền, bởi theo kinh nghiệm dân gian, quả sắn thuyền kỵ với khá nhiều đối tượng. Do đó, bạn cần tham khảo qua ý kiến của bác sĩ chuyên môn trước khi quyết định có sử dụng quả sắn thuyền. 

Lá sắn thuyền ăn nem chua

Lá sắn thuyền là một trong bốn loại rau không thể thiếu khi ăn nem chua “ký” Hải Phòng. Lá sắn thuyền có chất tương tự kháng sinh, có tác dụng chữa đầy bụng, viêm họng, làm lành vết thương không để lại sẹo và trị loét dạ dày. Vị chát của lá sắn thuyền cũng rất hợp với các món nem chua, nem thính. Tuy nhiên, không phải nơi nào cũng biết về công dụng trong ẩm thực của loại lá này, do đó đối với nhiều người đây vẫn là một món ăn xa lạ. 

Quả sắn thuyền chín có ăn được không? 

Quả sắn thuyền dù có vẻ ngoài khá bắt mắt, nhưng lại chứa độc tố saponins. Vậy, quả sắn thuyền chín có ăn được không? Câu trả lời là không. Nếu cô tình nuốt phải loại quả này có thể gây ra nôn mửa, tiêu chảy, mất nước và buồn ngủ kinh khủng khiếp.

Và hiển nhiên với những triệu chứng như vậy, việc ăn quá nhiều loại quả này sẽ không để lại hậu quả tốt đẹp gì cho bạn cả, nhất là khi chưa có cuộc nghiên cứu nào về công dụng cũng như cách sử dụng của loại quả này.

Hình ảnh cây sắn thuyền

Để nhận biết được chính xác loại cây này với một số loại cây cùng họ, cùng Elead chiêm ngưỡng một số hình ảnh cây sắn thuyền dưới đây:

Hình ảnh cây sắn thuyền

Hình ảnh cây sắn thuyền

Hình ảnh cây sắn thuyền

Hình ảnh cây sắn thuyền

Hình ảnh cây sắn thuyền

Hình ảnh cây sắn thuyền

Hình ảnh cây sắn thuyền

Hình ảnh cây sắn thuyền

Hình ảnh cây sắn thuyền

Hình ảnh cây sắn thuyền

Hình ảnh cây sắn thuyền

Hình ảnh cây sắn thuyền

Trên đây là toàn bộ thông tin về đặc điểm, ý nghĩa, tác dụng và những món ăn sử dụng cây sắn thuyền làm nguyên liệu. Hy vọng bài viết này hữu ích cho cuộc sống của bạn, cảm ơn bạn đã đọc bài viết này!

Xem thêm: Cây rừng – Đặc điểm, tên gọi, hình ảnh và vai trò

Sinh Vật Cảnh -