Cây rừng – Đặc điểm, tên gọi, hình ảnh và vai trò

Ngay từ thuở sơ khai, con người đã có những khái niệm cơ bản nhất về rừng. Rừng là nơi cung cấp những thứ phục vụ cuộc sống của họ. Lịch sử càng phát triển, những khái niệm về rừng được tích lũy, hoàn thiện thành những học thuyết về rừng. Đọc ngay bài viết sau để tìm hiểu thông tin về khái niệm rừng là gì, đặc điểm tài nguyên rừng ở Việt Nam, tên các loại cây rừng và hình ảnh rừng cây xanh tại nước ta. 

Nội Dung Chính

Rừng là gì?

Rừng là một hệ sinh thái mà quần xã cây rừng giữ vai trò chủ đạo trong mối quan hệ tương tác giữa sinh vật với môi trường. Vậy, rừng là gì? Rừng là một hệ sinh thái bao gồm quần thể thực vật rừng, vi sinh vật rừng, động vật rừng, đất rừng và các yếu tố môi trường khác. Động vật rừng chính là nguồn cung cấp thực phẩm, nguồn gen quý, dược liệu, da lông, sừng thú để xuất khẩu. Ngoài ra, rừng có vai trò rất lớn trong việc cung cấp gỗ, lâm sản, cải hóa vùng chua phèn, rừng bảo vệ đê biển, che chở cho vùng đất bên trong nội địa, chống cát di động ven biển.

Rừng là gì?

Rừng là gì?

Rừng gồm rừng trồng và rừng tự nhiên trên đất rừng sản xuất, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ. Rừng thể hiện một quy luật “rừng mất thì đất kiệt, và đất kiệt thì rừng cũng bị suy vong” và “rừng tốt tạo ra đất tốt, và đất tốt nuôi lại rừng tốt”. Nếu rừng bị phá hủy, đất bị xói mòn, quá trình đất mất mùn và thoái hóa dễ xảy ra rất nhanh chóng và mãnh liệt. Rừng liên tục tạo chất hữu cơ, giúp độ phì nhiêu trong đất được duy trì, đặc tính lý hóa và vi sinh vật học của đất không bị phá hủy, đất mặt không bị mỏng, vùng có đủ rừng thì dòng chảy bị chế ngự, ngăn chặn được nạn bào mòn, đặc biệt là những khu vực có đất dốc. 

Đặc điểm của cây rừng

Rừng có vai trò rất quan trọng đối với cuộc sống của con người cũng như môi trường: Bảo vệ sức khỏe của con người, đảm bảo cho sự sống, chống xói mòn đất, bảo vệ và ngăn chặn gió bão, là nơi cư trú động thực vật và tàng trữ các nguồn gen quý hiếm, điều hòa nước, tạo ra oxy, cung cấp nguồn gỗ, củi,… Đặc điểm của cây rừng chính là “độ che phủ càng tốt thì chỉ tiêu an ninh môi trường càng cao. Các loại cây rừng có khả năng tăng lượng nước sông, nước suối vào mùa khô, giảm lượng nước sông suối vào mùa mưa, điều hòa được dòng chảy của các con sông, hạn chế lắng đọng lòng sông, khắc phục được xói mòn đất. 

Ngoài ra, cây rừng còn có khả năng giảm dòng chảy bề mặt chuyển nó vào lượng nước ngấm xuống đất và vào tầng nước ngầm, điều hòa nguồn nước. Đặc biệt, vai trò của rừng trong việc giảm lượng khí CO2 là rất quan trọng, nhất là khi hiện tượng nóng dần lên của trái đất do hiệu ứng nhà kính. Cũng chính nhờ chức năng quang hợp của cây rừng, rừng được xem là một nhà máy sinh học tự nhiên thường xuyên thu nhận CO2 và cung cấp O2. Vai trò của cây rừng trong việc bảo vệ môi trường đang trở thành vấn đề thời sự và lôi cuốn sự quan tâm của toàn thế giới.

Đặc điểm của cây rừng

Đặc điểm của cây rừng

Dù cho không một dân tộc, quốc gia nào không biết rõ vai trò quan trọng của cây rừng trong cuộc sống. Nhưng tại nhiều nơi, rừng vẫn đang bị tàn phá bừa bãi, khiến cho sạt lở cho vùng đồng bằng gây thiệt hại nhiều về tài sản, tính mạng người dân, nước mưa tạo thành những dòng lũ rửa trôi chất dinh dưỡng, gây lũ lụt, đất trở thành đồi trọc, sa mạc, nhiều nơi rừng không còn có thể tái sinh, tài nguyên rừng khó được phục hồi và ngày càng bị cạn kiệt. 

Tài nguyên rừng ở Việt Nam

Hiện nay, tài nguyên rừng ở Việt Nam đang bị suy thoái nghiêm trọng, nguyên nhân tới từ một số vấn đề sau:

– Do cháy rừng, nhất là các rừng tràm, rừng thông, rừng khộp rụng lá.

– Do khai thác không có kế hoạch, kỹ thuật khai thác lạc hậu làm lãng phí tài nguyên rừng.

– Do ảnh hưởng của bom đạn và các chất độc hóa học trong chiến tranh, đặc biệt tại khu vực miền Nam, cây rừng tự nhiên đã phá hủy khoảng 2 triệu ha.

– Khai thác quá mức vượt khả năng phục hồi tự nhiên của các loại cây rừng.

– Phá rừng để trồng các cây công nghiệp. Chuyển đất có rừng sang đất sản xuất các cây kinh doanh. 

– Đốt nương làm rẫy, sống du canh du cư.

Tài nguyên rừng ở Việt Nam

Tài nguyên rừng ở Việt Nam

Hiện nay, có rất nhiều loài thực vật quý hiếm trong rừng có nguy cơ bị tuyệt chủng cần được bảo vệ. Ngoài ra, rừng còn cung cấp nhiều loại sản phẩm quý khác như cánh kiến, nấm, mật ong, hoa lan, thịt thú rừng. Nhiều loài cây cho chất thơm, tanin, tinh dầu và dầu béo, trong đó có nhiều loài đã được biết và khai thác phục vụ cho việc chế biến thuốc. Trong rừng Việt Nam cũng phong phú về các loài dược liệu, hiện đã biết được 3800 loài.

Theo thống kê, tốc độ tăng trưởng trung bình đối với rừng trồng có thể đạt 5 – 10 m3/1ha/1 năm, rừng tự nhiên Việt Nam hiện nay là 1 – 3m3/1ha/1 năm. Trữ lượng gỗ hằng năm ước tính khoảng 525 triệu m3. Hiện nay chất lượng rừng đã giảm sút đáng kể, chỉ còn chủ yếu là rừng nghèo có giá trị kinh tế không cao. 

Tên các loại rừng ở Việt Nam

Tên các loại rừng ở Việt Nam bao gồm: 

– Rừng tre nứa: Việt Nam có khoảng 1,5 triệu ha rừng tre nứa, phân bố rộng từ độ cao gần ngang mực nước biển tới 2000 m. Là kiểu rừng kiểu phụ thứ sinh hình thành trên đất rừng tự nhiên sau khai thác hoặc nương rẫy, có cấu trúc hình thái độc đáo dễ nhận biết từ xa.

– Kiểu rừng lá kim: Rừng có kết cấu 2 tầng, tầng trên là các loài thông, tầng dưới là các loài cây họ dẻ. Đất rừng ở đây thường có tầng nông, khô, chua và xấu. Hiện Việt Nam có khoảng 200.000 ha.

– Kiểu rừng núi đá vôi: Hiện Việt Nam có khoảng 800.000 ha, bao gồm các kiểu phụ thuộc kiểu rừng kín thường xanh và nửa rụng lá.

– Kiểu rừng ngập mặn: Đặc điểm của loại cây ở rừng ngập mặn là có bộ rễ phát triển mạnh mẽ. Rừng thường có một tầng, đôi khi tầng dưới có cỏ quyết, phân bố dọc theo các tỉnh ven biển Việt Nam.

– Kiểu rừng kín thường xanh ẩm á nhiệt đới: Rừng thường có 2 tầng cây gỗ và tầng cỏ quyết. Kiểu rừng này phân bố ở độ cao trên 700m – 1000m, độ ẩm trên 85%, tháng lạnh nhất dưới 15°C, nhiệt độ trung bình năm 15°C – 20°C, lượng mưa trung bình năm 1200 – 2500mm. 

– Kiểu rừng thưa cây lá rộng nhiệt đới (rừng khộp): Hình thành trong vùng thiếu nước nghiêm trọng vào mùa khô, nhiệt độ trung bình 20 – 250C, lượng mưa trung bình hàng năm 600 – 800mm, khí hậu khô nóng, thường xảy ra lửa rừng. 

– Kiểu rừng kín lá rộng rụng lá nhiệt đới: Hình thành trong vùng có độ ẩm thấp hơn lượng mưa có thể xuống tới 1200mm, mùa khô kéo dài 4 – 6 tháng. 

– Kiểu rừng kín lá rộng nửa rụng lá nhiệt đới: Kiểu rừng này xuất hiện 1 – 3 tháng khô hạn trong năm với lượng mưa chỉ đạt 25 – 50mm/tháng. 

– Rừng có mùa mưa và mùa khô phân biệt rõ ràng: Thực vật rừng ở đây gồm phần lớn là các loài cây nhiệt đới và rừng có cấu trúc 3 – 5 tầng. 

– Kiểu rừng kín lá rộng thường xanh nhiệt đới: Đây là kiểu rừng có diện tích lớn, phân bố ở độ cao dưới 700 – 1000m rộng khắp đất nước, nằm trong vành đai nhiệt đới gió mùa.

Tên các loại rừng ở Việt Nam

Tên các loại rừng ở Việt Nam

Tên các loại cây rừng ở Việt Nam

Ngoài tài nguyên gỗ, rừng Việt Nam cũng rất giàu có về các loài tre nứa, song mây. Trong rừng Việt Nam cũng phong phú về các loài dược liệu. Tên các loại cây rừng ở Việt Nam có nguy cơ bị tuyệt chủng cần được bảo vệ như: Gạo bông len (Bombax insigne), giao xẻ tua (Stereospermum fimbriatum), trắc Dalbergia cochinchinensis), gõ đỏ (Afzeli xylocarpa), thông tre (Podocarpus neriifolius), sam bông(Amentotaya argotaenia), trầm hương (Aquilaria crassna), cẩm lai (Dalbergia bariaensis),…

Hình ảnh rừng cây xanh

Cùng Elead chiêm ngưỡng một số hình ảnh cây rừng xanh dưới đây:

Hình ảnh rừng cây xanh

Hình ảnh rừng cây xanh

Hình ảnh rừng cây xanh

Hình ảnh rừng cây xanh

Hình ảnh rừng cây xanh

Hình ảnh rừng cây xanh

Hình ảnh rừng cây xanh

Hình ảnh rừng cây xanh

Trên đây là toàn bộ thông tin về khái niệm rừng là gì, đặc điểm tài nguyên rừng ở Việt Nam, tên các loại cây rừng và hình ảnh rừng cây xanh tại nước ta. Hy vọng bài viết này hữu ích cho cuộc sống của bạn, cảm ơn bạn đã đọc bài viết này!

Xem thêm: Cây phong ba là cây gì? Ý nghĩa, tác dụng và cách trồng

Sinh Vật Cảnh -