Cây sơn liễu – Đặc điểm, ý nghĩa, cách trồng và cách chăm sóc

Cây sơn liễu là giống cây dễ trồng, được nhiều người yêu thích nhờ vẻ đẹp nhẹ nhàng, thanh lịch. Đọc ngay bài viết dưới đây để tìm hiểu thông tin về đặc điểm, ý nghĩa, cách trồng và cách chăm sóc cây sơn liễu. 

Nội Dung Chính

Đặc điểm cây bạch sơn liễu

Cây sơn liễu có tên gọi khác là cây sơn liễu chậu treo, cây sơn liễu thái,… Loại cây này có nguồn gốc từ khu vực nhiệt đới và Châu Á, thuộc họ Euphorbiaceae (Thầu Dầu). Giống thực vật này có danh pháp khoa học là phyllanthus cochinchinensis muell. Cây sơn liễu còn phù hợp làm cây nội thất, có thể được cắt tỉa và tạo dáng để làm bonsai. Được dùng để tạo cảnh quan xanh cho các công trình, tạo lối đi, ban công, trang trí sân vườn, công viên, trồng thành bụi để làm cảnh, làm chậu treo, trồng bồn, trồng trong chậu đứng,…

Đây là giống cây được nhân giống bằng cách giâm hoặc chiết cành, thích nghi với điều kiện khí hậu bình thường, dễ trồng, dễ chăm sóc, ưa sáng nên được khá nhiều người dùng làm cây cảnh quan.

Đặc điểm cây bạch sơn liễu

Đặc điểm cây bạch sơn liễu

Đặc điểm bạch cây sơn liễu: Phiến lá hơi nhám, mặt dưới nhám rõ hơn, mép nguyên, lá dài từ 0,5 – 1cm rộng khoảng 0,5cm. Những chiếc lá nhỏ li ti tạo nên màu xanh dịu dàng, lá đơn mọc cách hoặc đối xứng hai bên, lá có nhiều hình dạng tùy theo giống, trong đó phổ biến nhất là hình bầu dục, tròn mập. Lá mọc trên thân nhánh từ cuống ngắn. Nhánh cây dài và mọc rũ ngược xuống đất, được chia thành từng lớp bồng bềnh rất đẹp. Thông thường, chúng ta sẽ thấy rất nhiều cây con bên cạnh tạo thành bụi um tùm, các thân nhánh mọc khá um tùm, thân chính mọc cao từ 1m – 3m, hóa gỗ khi già. 

Ý nghĩa phong thủy cây sơn liễu

Cây sơn liễu là loại cây có thể thích nghi dễ dàng với điều kiện thời tiết, thông thường người ta thường trồng loại cây này trước cửa nhà để xua đuổi đi tà khí, những điều xui xẻo. Đặc biệt là người Trung Quốc họ tin rằng cây sơn liễu có khả năng xua đuổi được tà ma. Cây sơn liễu đã xuất hiện trong câu chuyện dân gian và nghệ thuật của người Châu Á xưa. Và hơn thế nữa ý nghĩa cây sơn liễu còn có khả năng từ bỏ nỗi đau, sự buồn bã để mạnh mẽ để trưởng thành cũng như táo bạo hơn trong cuộc sống.

Hình ảnh cây sơn liễu như tiếp thêm sức mạnh cho con người, truyền cảm hứng cho sự hy vọng, chúng mang đến cho chúng ta cảm giác thân thuộc, yêu mến. Màu lá xanh của cây tượng trưng cho sự hài hoà, cân bằng giữa mọi bão tố. Những cành sơn liễu rủ xuống đứng vững chịu đựng mọi thử thách của cuộc đời như đang khóc mang một nét buồn sầu khó tả. Dù ở bất kỳ điều kiện thời tiết, đất đai cằn cỗi hay khí hậu khắc nghiệt cây sơn liễu vẫn vươn mình xanh tốt với những tán lá xanh rợp trời.

Ý nghĩa phong thủy cây sơn liễu

Ý nghĩa phong thủy cây sơn liễu

Ý nghĩa phong thủy cây sơn liễu chính là sự kiên trì, đối đầu với thử thách. Cây sơn liễu có rất nhiều ý nghĩa khác nhau trong cuộc sống nhưng ý nghĩa cây sơn liễu nổi bật hơn cả là tượng trưng cho sự mạnh mẽ, kiên cường. Nếu chúng ta trồng cây theo đúng vị trí phong thủy thì cây sẽ mang lại nhiều may mắn, thành công trong cuộc sống, gia chủ và người thân sẽ gặp được những quý nhân. Nếu chúng ta trồng cây sơn liễu trong vườn, loại cây này sẽ mang đến sự cân bằng âm và dương khí, nhờ đó vượng khí lưu thông tốt hơn. 

Cây sơn liễu bonsai mini

Theo nghiên cứu các nhà khoa học cho rằng, việc đặt một số cây cảnh mini để bàn làm việc sẽ giúp cải thiện hiệu suất làm việc tốt hơn. Màu xanh của cây sẽ giúp cho chúng ta cảm giác như được thư giãn, nhẹ nhàng, giải tỏa căng thẳng hơn sau những lúc làm việc và học tập mệt mỏi. Và cây sơn liễu làm rất tốt nhiệm vụ này. Cây sơn liễu mini để bàn là những cây có kích thước nhỏ nhắn thường được trồng trong các chậu cây, chậu treo thích hợp trang trí trên bàn làm việc, văn phòng, bàn học,…giúp cho không gian trở nên màu sắc, cải thiện bầu không khí xung quanh mà còn đem nhiều ý nghĩa tốt đến gia chủ.

Cách trồng cây sơn liễu

Cây sơn liễu là giống cây có thể trồng theo phương pháp hữu tính từ hạt hoặc phương pháp vô tính từ cành chiết hoặc cành giâm. Cách trồng cây sơn liễu như sau: 

Tiến hành chuẩn bị đất được cày bừa thật kỹ, có độ thoát nước tốt. Nếu trồng bằng hạt thì cần lựa chọn quả đã chín đỏ, mềm, sau khi lấy hạt thì gieo ngay. Chuẩn bị luống trồng có chiều rộng khoảng 40 – 60cm, chiều cao khoảng 10 – 15cm. Gieo vãi theo khoảng cách mỗi hạt là 5x5cm, gieo xong không cần lấp đất mà để hạt sinh trưởng tự nhiên. Tránh nắng nóng hoặc mưa rơi trực tiếp vào luống cây. Nên giữ ẩm cho luống hoặc tưới bằng bình phun nước thông dụng để tránh nước quá lớn làm trôi hạt.

Cách trồng cây sơn liễu

Cách trồng cây sơn liễu

Ngay sau khi cây sinh trưởng được khoảng 2 – 3 cặp lá thật thì chúng ta có thể đưa cây ra trồng vào luống chính. Trồng ở luống chính được khoảng 1 năm thì chúng ta có thể đưa cây vào trồng chậu, hoặc trồng trong vườn, những nơi trồng lâu dài. Ngay sau khoảng 1 năm thì cây sẽ có chiều cao trong khoảng 50 – 65cm. Những cây sơn liễu trồng bằng hạt thường  được tiến hành uốn nắn thành cây bonsai từ rất sớm nên mọi người đều thích, chúng có tuổi thọ rất cao, có sức sống rất mãnh liệt. Những cây con khi được đem trồng trong chậu, luống cần phải có tuổi thọ tối thiểu là 1 năm, bộ rễ phải sinh trưởng tốt, kích thước không quá nhỏ để có thể nhanh tạo được thế theo yêu cầu. 

Lưu ý: Để trồng cây sơn liễu nhanh phát triển thì chúng ta nên trồng cây trong đất có thành phần cơ giới trung bình hay hơi nặng, giàu mùn, nên chọn các đất tốt, không nên trồng trên đất sét. Nếu chúng ta trồng cây trên đất có thành phần cơ giới quá nặng, quá xấu thì chúng ta cần bón lót thêm phân chuồng trước khi trồng. 

Cách chăm sóc cây sơn liễu đẹp

Để có được một cây sơn liễu đẹp thì chúng ta cần quan tâm tới chu trình chăm sóc của cây: 

Phòng trừ sâu bệnh: Cần kịp thời thay chậu cho cây và thay phân compost (phân trộn) nếu loại cây này bị thiếu sắt. Đây là loại bệnh  thường xuất hiện ở đất có chứa đá phấn hoặc đá vôi, lá chuyển sang vàng, gân lá vẫn xanh. Ngoài ra, loại cây này cũng thường bị dư kali, biểu hiện chính là lá xuất hiện một đám gỉ màu cam hay màu nâu xuất hiện trên lá. Chúng ta cần dành nhiều thời gian để quan sát theo dõi để kịp thời phun thuốc loại trừ sâu bệnh. Hơn hết, cây sơn liễu thường gặp sự tấn công của các loại côn trùng như rệp vừng, sâu bướm, kiến, nhện đỏ,… 

Thay chậu: Nên thay chậu 2 năm/lần và thay vào mùa xuân. Khi thay chậu cần cắt bỏ các rễ dài, xây dựng hệ thống thoát nước tốt. 

Phân bón: Nên bón phân khi trời ấm và sau khi mưa là tốt nhất, cũng không nên bón phân khi cây bị rụng lá hoặc đang ra lá non, vào mùa đông nên tránh bón phân vô cơ. Tốt nhất, nên dùng phân hữu cơ để bón bởi bên trong loại phân này có chứa các loại vi khuẩn đã được làm sạch lại chứa nhiều vi sinh vật có ích cho cây trồng. 

Ánh sáng: Miền nam và miền Trung là những nơi  mưa và nhiều ánh sáng hơn nên thích hợp trồng cây sơn liễu. Do đó, để cây ở nơi càng nhiều nắng cây sẽ càng ra nhiều hoa. Để cây phát triển tốt nhất, đối với những cây trồng trong nhà thì mỗi ngày cần phơi nắng cho cây ít nhất 3 tiếng. 

Tưới  nước: Sử dụng nước vo gạo để vài ngày cho chua để tưới cho cây chính là cách chăm sóc cây hữu hiệu nhất, nên kết hợp tưới đạm cho cây no nước. Không nên tưới nhiều lần trong ngày sẽ dễ khiến cây bị thối rễ mà nên tưới nước vào buổi sáng hoặc chiều mát.

Cách chăm sóc cây sơn liễu đẹp

Cách chăm sóc cây sơn liễu đẹp

Cây sơn liễu có hoa không?

Cây sơn liễu rất ít khi có hoa, do đó chúng ta thường thắc mắc không biết cây sơn liễu có hoa không? Sơn liễu có hoa màu đỏ, thường mọc ở nách lá hoa tạo thành chùm. 

Trên đây là toàn bộ thông tin về đặc điểm, ý nghĩa, cách trồng và cách chăm sóc cây sơn liễu. Hy vọng bài viết này hữu ích cho cuộc sống của bạn, cảm ơn bạn đã đọc bài viết này!

Xem thêm: Cây sắn thuyền – Đặc điểm, ý nghĩa, tác dụng trong y học

Sinh Vật Cảnh -