Cây phong ba là cây gì? Ý nghĩa, tác dụng và cách trồng
Cây phong ba – Một loại cây mang cái tên mạnh mẽ, mang sức sống mãnh liệt trên những vùng đất cực đông của nước ta. Đây là 1 loại cây trồng tuy xa lạ đối với những người dân ở khu vực đồng bằng, nhưng lại khá quen thuộc đối với những vùng đất nhiều nắng gió như khu vực miền Trung và miền Nam. Đọc ngay bài viết dưới đây để tìm hiểu thông tin về đặc điểm, tác dụng, cách trồng cây phong ba và ý nghĩa thành ngữ phong ba bão táp.
Cây phong ba là cây gì?
Cây phong ba là giống thực vật sinh trưởng chậm, kích thước nhỏ, chiều cao trong khoảng 3 – 6m, là giống cây thường xanh chỉ sinh trưởng ở những nơi đất cát như ven biển, ven đảo. Chính vì điều này nên cây phong ba là cây gì được rất nhiều người quan tâm. Phong ba là loài cây phát triển khá chậm, không quá nhanh, cây trưởng thành sau 10 năm chỉ cao 4 – 5m. Cây có thể tái sinh bằng chồi hoặc bằng hạt, trong thực tế việc tái sinh tự nhiên cây tại các vùng ven biển (trừ các đảo) hầu như không xảy ra. Tại Việt Nam, Vùng biển Khánh Hòa đến Ninh Thuận còn một ít cá thể phong ba sống rải rác. Còn lại chủ yếu mọc tự nhiên tại các đảo quần đảo Trường Sa (Khánh Hòa), Cồn Cỏ (Quảng Trị), Côn Đảo, Bãi Canh (Bà Rịa-Vũng Tàu).
Gần đây, danh pháp khoa học của nó chuyển từ tournefortia argentea thành heliotropium foertherianum. Quả tươi có màu xanh lục, nhưng do tác động của nhiệt độ và ánh nắng có thể ngả màu vàng hoặc nâu. Quả hạch tròn đường kính khoảng 5 – 8 mm, mọc thành chùm. Cụm hoa phong ba có hình bọ cạp xếp hai dãy nhỏ màu trắng, nhỏ chỉ 5 mm. Thân gỗ mềm, cong queo, phân cành thấp. Đây là loại cây mang ý nghĩa vô cùng to lớn đối với người dân và chiến sĩ vùng biển đảo. Nhờ có các loại cây xanh như cây phong ba, cây bão táp, đời sống của cán bộ, chiến sĩ và người dân trên các đảo xa đã dịu mát và phẳng lặng hơn, nhất là khi nắng nóng và các trận gió bão thổi qua.
Hiện nay, người dân, các em học sinh, các chiến sĩ hải quân ở các xã đảo đã có ý thức bảo vệ cây xanh, và phát triển cây xanh trên đảo. Họ rất chú trọng phát triển cây phong ba cùng với một số loại cây đặc hữu khác để cải tạo môi trường, lấy bóng mát và chắn gió, cát. Cây phong ba có khả năng tái sinh bằng hạt và chồi, có thể phát triển tốt ở các vùng biển đảo, chịu được gió bão, nước mặn, biên độ sinh trưởng rộng. Cũng bởi đặc tính này, cây phong ba gắn liền với hình ảnh những người hiên ngang bám trụ nơi đầu sóng ngọn gió, chắc tay súng bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng. Một loài cây ở miền khí hậu khắc nghiệt, nhưng vẫn sinh sôi phát triển trong bão táp, mưa sa.
Ý nghĩa cây phong ba, bão táp
Chắc hẳn chúng ta đã quen thuộc với câu thành ngữ “Phong ba, bão táp”. Thành ngữ này mang ý nghĩa “Gió bão dữ dội, nguy hiểm đến tài sản, tính mạng; những biến động lớn, những khó khăn thử thách lớn trong cuộc sống”. Thành ngữ này được bắt nguồn từ cây phong ba, loài cây mọc ở vùng đất nhiều nắng gió, cực đông của tổ quốc. Trên đảo Trường Sa có cây phong ba và cây bão táp, đây là hai loài cây biểu tượng của người chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam. Tại đây, đi đến bất cứ vị trí nào trên đảo, ta cũng có thể bắt gặp sự hiện diện của loại cây này tỏa bóng râm mát, dù là nơi ụ pháo luôn vươn nòng ra biển khơi xa hay nơi làm việc của cán bộ chiến sĩ.
Bên cạnh những hàng cây có tuổi thọ thấp, có rất nhiều cây đã vài chục năm tuổi, đường kính lớn đến mức người lớn ôm không xuể. Ngoài mang ý nghĩa tô điểm cho những vùng đảo này thêm đẹp, xanh thì loại cây này cũng đã trở thành biểu tượng cho khí phách trung dũng, kiên cường, không bị khuất phục trước những khó khăn gian khổ, tinh thần bất khuất của người lính đảo đang bảo vệ lãnh thổ phía đông của tổ quốc. Cây phong ba vẫn đang hằng ngày sinh trưởng mãnh liệt, xanh tươi tràn trề sức sống, đua nhau khoe sắc dưới nắng gió gay gắt của đại dương. Tại những khu vực biển đảo, khí hậu vô cùng khắc nghiệt, đất đai thì khô cằn sỏi đá, cùng với gió Tây Nam thổi mạnh mang theo hơi nước mặn mòi, trung bình một năm hơn 20 trận bão quần thảo. Màu xanh của các loại cây khác trên đảo như cây phong ba sẽ làm vơi đi nỗi nhớ nhà, nỗi nhớ quê hương,…
Cũng giống cây phong ba, cây bão táp chịu được mặn, được trồng để chắn gió, cát, giữ đất, làm bóng mát, che chở cho những loài cây khác. Cây thích hợp trồng hàng rào, trồng chậu hoặc trồng bồn che phủ phải thường xuyên được cắt tỉa. Nhờ tán lá màu xanh nhạt, hoa quả quanh năm, hình dáng nhỏ nhắn nên cây thường được sử dụng nhiều trong cảnh quan. Dù không biết tự bao giờ nhưng cây phong ba, bão táp đã trở thành loài thực vật mang tới niềm hy vọng, tin yêu cuộc sống để ngày, đêm những chàng lính trẻ có thể thêm vững chắc tay súng để vùng trời, vùng đất của Tổ quốc thân yêu.
Cây phong ba ở Trường Sa có tác dụng gì?
Cây phong ba – loài cây giản dị vẫn tỏa bóng mát yên bình nơi đảo xa, hiên ngang dáng đứng con người Việt Nam. Vậy, cây phong ba ở Trường Sa có tác dụng gì? Loài cây này có tác dụng chắn gió, cát, chịu mặn và giữ đất, làm bóng mát, che chở cho những loài cây khác. Với các chiến sĩ ngoài hải đảo, đây là loài cây mang trong mình sự ẩn dụ to lớn, chúng ám chỉ ý chí hiên ngang, không sợ mọi hiểm nguy trước thiên nhiên, trước kẻ thù. Cái tên phong ba cũng khá độc đáo, bởi từ trước tới nay “phong ba” là một danh từ người Việt Nam dùng để chỉ “gió to và sóng lớn” tức những “những khó khăn, trở ngại lớn trong cuộc sống”.
Trước kia, loài cây này không có tên, mãi sau này người dân vùng biển và các chiến sĩ ngoài biển đảo đã gọi nó là cây phong ba. Lớp lớp các thế hệ ra đảo thì phong ba và bão táp đã đứng vững nơi đầu sóng, ngọn gió. Đã từ lâu nay, từ lúc nào thì không ai hay và biết, loài cây bão táp đó ngày một hiên ngang và tốt tươi bên bờ biển. Không những có tác dụng về sinh thái, rễ và lá sắc uống chữa phù thũng, dịch quả cây phong ba còn được dùng chữa bệnh mờ mắt, lá ăn cầm tiêu chảy. Chúng ra hoa quả gần như quanh năm, lá cây giống như lá cây hoa sứ, nhưng mỏng hơn và to gấp nhiều lần. Loài này rất dễ trồng, chỉ cần cắm cành là sống.
Quả cây phong ba có dùng được không?
Các nhà khoa học đã nghiên cứu trong lá cây phong ba có chứa acid rosmarinic đây là một chất có thể kháng khuẩn, kháng virus, kháng viêm và chống oxy hóa rất tốt. Do đó, ngày càng có nhiều người tìm hiểu thông tin về quả cây phong ba. Tuy nhiên, hiện tại chưa có một kết quả nghiên cứu hay trường hợp nào sử dụng quả cây phong ba chữa bệnh thành công. Loại quả này cũng không thể sử dụng trong ẩm thực, do đó chúng ta cũng nên cân nhắc khi quyết định sử dụng chúng.
Cách trồng cây phong ba
Mặc dù cây Phong Ba là loại cây dễ dàng sống trong mọi điều kiện khắc nghiệt nhưng chúng ta cũng cần bón phân đầy đủ trong 3 năm đầu nếu trồng với mục đích làm cảnh. Loài cây này cũng rất ưa ánh sáng do đó khi chồng bạn nên lựa chọn những vị trí mà cây dễ dàng hấp thụ ánh sáng mặt trời.
Cách trồng cây phong ba: Đào hố trồng thật sâu để rễ cây có thể hấp thụ được toàn bộ các chất dinh dưỡng trong đất. Nếu trồng trong chậu thì nên lựa chọn chậu trồng có kích thước bằng với kích thước của bầu cây. Cho hỗn hợp đất, chất dinh dưỡng, cũng như cho nước vào bên trong chậu. Đặt cây vào chính giữa hố hoặc chậu và tiến hành lấp đất lại. Nén chặt đất và tưới một chút nước để cây nhanh chóng phát triển.
Hình ảnh cây phong ba
Để nhận biết được chính xác loại cây này với một số loại cây cùng họ, cùng Elead chiêm ngưỡng một số hình ảnh cây phong ba dưới đây:
Trên đây là toàn bộ thông tin về đặc điểm, tác dụng, cách trồng cây phong ba và ý nghĩa thành ngữ phong ba bão táp. Hy vọng bài viết này hữu ích cho cuộc sống của bạn, cảm ơn bạn đã đọc bài viết này!
Xem thêm: Cây phỉ – Đặc điểm, tác dụng, cách trồng và giá trị kinh tế
Sinh Vật Cảnh -Cây phỉ – Đặc điểm, tác dụng, cách trồng và giá trị kinh tế
Cây phân xanh là gì? Phân loại, tác dụng đối với môi trường đất
Cây oải hương – Đặc điểm, ý nghĩa, tác dụng và cách trồng
Cây hoa nhài Nhật – Đặc điểm, ý nghĩa phong thủy và cách chăm sóc
Cây nứa – Đặc điểm, ý nghĩa, cách trồng và công dụng
Cây ngưu bàng – Đặc điểm, tác dụng, giá trị kinh tế, cách trồng
Cây mơ – Hàm lượng dinh dưỡng, ý nghĩa và cách trồng