Cây kim giao – Đặc điểm, ý nghĩa, tác dụng và cách trồng

Cây kim giao chính là giống cây lấy gỗ được sử dụng để chế tác nội thất phổ biến tại nước ta. Ngoài công dụng lấy gỗ thì cây kim giao còn được dùng để điều trị một số bệnh phổ biến ở người. Đọc ngay để tìm hiểu về đặc điểm, ý nghĩa, tác dụng và cách trồng loại cây này. 

Nội Dung Chính

Đặc điểm cây kim giao thân gỗ

Cây kim giao có danh pháp khoa học là nageia fleuryi hoặc podocarpus fleuryi de laub. Tại nước ta, cây có tên gọi khác là cây kim giao đá vôi, cây kim giao núi đá. Một cây kim giao trưởng thành sẽ có chiều cao trong khoảng 15 – 25m, thân cây mọc thẳng và có hình tháp. Vỏ cây có màu xám nâu, thường tróc vảy hoặc bong lại thành mảng. Các cành non khá mềm, dẻo, thường mọc ngang và mọc rủ xuống. Lá kim giao có hình trứng hoặc hình mũi mác tùy giống. Nhìn từ xa, cây có hình dáng giống lá tre, thường mọc đối xứng hai bên.

Đặc điểm cây kim giao thân gỗ

Đặc điểm cây kim giao thân gỗ

Một chiếc lá kim giao trưởng thành sẽ có chiều rộng khoảng 4 – 5cm, chiều dài khoảng 13 – 18cm. Đuôi lá có màu hơi vàng, cuống lá khá ngắn và hẹp, gân lá nổi rõ lên trên bề mặt, phiến lá nhẵn bóng. Hoa kim giao thường mọc tập trung thành hình trụ, đường kính của một bông hoa trưởng thành sẽ có chiều dài khoảng 1,5 – 3cm. Cây kim giao thân gỗ có thời gian sinh trưởng khá lâu, sinh trưởng tốt trên đất cổ lâu năm, đặc biệt là đất có độ cao từ 500 – 1000m so với mực nước biển. Cây mọc tập trung nhiều ở những rừng rậm thường xanh, lượng mưa trung bình khoảng 1500 – 2500m. Mùa hoa kim giao là vào tháng 5, hoa nở kéo dài tới tháng 11 – 12. 

Hiện nay, cây kim giao được tìm thấy nhiều ở các nước trong khu vực Châu Á như Việt Nam, Campuchia, Lào, Trung Quốc. Loại cây này thường được phân bố xen kẽ cùng với các loại cây khác như cây dẻ, cây táu, cây sến. Hiện tại, giống cây này đã được Việt Nam liệt vào danh sách cây bị đe dọa do khai thác gỗ quá mức. Cây được ứng dụng nhiều trong các lĩnh vực đời sống, từ làm cảnh cho tới khai thác gỗ. Kể từ năm 1996, cây kim giao đã được Viện điều tra quy hoạch rừng Việt Nam bắt tay vào bảo vệ nghiêm ngặt. Để đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng thì ngoài việc khai thác trong tự nhiên thì cây đang được trồng phổ biến ở một số địa phương. 

Cây kim giao thuộc ngành nào?

Là giống cây quý tại Việt Nam, được nhà nước bảo vệ và nghiêm cấm khai thác, do đó cây kim giao thuộc ngành nào được rất nhiều người quan tâm. Cây kim giao thuộc họ Podocarpaceae, bộ Pinales, lớp Pinopsida và ngành Pinophyta. Trong bảng phân bố gỗ của nước ta thì gỗ kim giao được xếp vào nhóm gỗ VI. Đây chính là nhóm gỗ có màu tự nhiên, đẹp mắt, thớ gỗ dày, mịn, dễ gia công, được xếp chung với gỗ gội nếp, gỗ chặc khế, gỗ dầu lông, gỗ dầu song nàng, gỗ dầu mít, gỗ chau chau, gỗ cà đuối. 

Ý nghĩa cây kim giao

Cây kim giao mang ý nghĩ vô cùng quan trọng trong đời sống và kinh tế của con người. Gỗ kim giao có giá thành tương đối cao, được dùng làm đũa để thử độc thực phẩm, đồ nội thất, đồ thủ công mỹ nghệ. Đây là giống cây thường xanh, tán cây khá đẹp nên loại cây này cũng được trồng phổ biến để làm tăng vẻ đẹp của cảnh quan cũng các công trình kiến trúc Đông Á, nhà thờ hay các công trình tôn giáo. Lá kim giao được dùng trong y học để giải độc, điều trị bệnh ho và cảm. Hạt kim giao là nguyên liệu dùng để ép dầu trong công nghiệp.

Ý nghĩa cây kim giao

Ý nghĩa cây kim giao

Tại Trung Quốc, người ta truyền tai nhau khá nhiều về sự tích của cây kim giao. Do đó, trong quan niệm dân gian, đây chính là loại cây thần kỳ, mang yếu tố tâm linh đặc biệt. Tại Việt Nam, ý nghĩa cây kim giao chính là sự chuẩn mực, tôn nghiêm, có lẽ vì điều này nên cây mới được trồng nhiều ở chùa chiền, nơi thờ cúng. Khi chúng ta trồng cây kim giao xung quanh nhà, loại cây này sẽ giúp xua đuổi được tà ma, giúp tránh những điềm xấu tới với gia đình. Hiện tại, người ta chuộng cả những cây kim giao có kích thước nhỏ, được trồng trong chậu nhỏ, trang trí cho bàn làm việc, bàn học. Đây chính là cách mang lại sự suôn sẻ và bình yên cho gia chủ.

Vị trí trồng cây kim giao phong thủy

Cây kim giao chính là biểu tượng của sự tâm linh, cổ kính, sự yên bình trong tâm hồn mỗi người nên chúng ta thường xuyên bắt gặp những cây kim giao được trồng ở đền chùa, nhà thờ thánh. Cây có kích thước khá lớn nên vị trí trồng cây kim giao phong thủy chính là sân vườn, lối đi. Việc trồng cây xung quanh nhà chính là cách cải vận cho người trồng và tất cả các thành viên trong gia đình hiệu quả. 

Cây kim giao có tác dụng gì?

Dù có nhiều công dụng nhưng khi nhắc tới cây kim giao thì người ta sẽ nghĩ ngay tới việc đây là một loại cây cho thu hái gỗ. Tuy nhiên, chúng ta cần phải biết, ngay từ thời xa xưa thì con người đã dùng cây kim giao để điều trị một số bệnh ở người. Vậy, cây kim giao có tác dụng gì trong y học? Người xưa sử dụng gỗ kim giao để thử độc tính của đồ ăn, thức uống bởi gỗ kim giao khi tiếp xúc với độc tính thì sẽ có hiện tượng sủi bọt. Ngoài ra, lá cây còn được dùng để sắc thuốc làm thuốc giải độc tính, điều trị sưng cuống phổi, ho ra máu,…

Cây kim giao có tác dụng gì?

Cây kim giao có tác dụng gì?

Người Á Đông còn có cả những kinh nghiệm truyền thống về việc sử dụng gỗ kim giao để điều trị một số bệnh liên quan tới phổi và dạ dày. Lá kim giao còn góp mặt trong nhiều bài thuốc giảm đau, viêm khớp, bảo vệ tế bào gan, hỗ trợ điều trị các bệnh về tim mạch, chống oxy hóa, làm giảm mỡ máu, hạ cholesterol máu, ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị ung thư, tăng cường sức đề kháng, hệ miễn dịch. 

Cách dùng cây kim giao chữa viêm xoang

Cây kim giao được sử dụng từ lâu đời trong y học cổ truyền, vì vậy dân gian cũng đã lưu truyền rất nhiều bài thuốc về loài cây này. Trong đó, cây kim giao chữa viêm xoang chính là bài thuốc được sử dụng phổ biến nhất. Chúng ta chuẩn bị khoảng 100g lá kim giao và 100g gỗ kim giao. Đập dập tất cả dược liệu và sắc cùng với nước. Chuẩn bị một ống hút dài và cắm một đầu của ống hút vào ấm thuốc, một đầu còn lại thì đặt vào mũi để hít. Cứ như vậy cho tới khi nước nguội. 

Cách trồng cây kim giao giống

Chuẩn bị trước khi trồng: Đây là giống cây sinh trưởng tốt trên đất ẩm, do đó chúng ta cần trồng cây trên đất ẩm, tơi xốp và nhiều mùn. Đào hố trồng có kích thước 40x40x40 cm, bón lót cho cây bằng đất có trộn lẫn cùng phân Supe lân. Nếu chúng ta trồng cây làm cảnh thì cần bón một khối lượng phân lớn vào hố trước khi trồng. Nếu trồng trên diện tích lớn thì mỗi cây cần cách nhau 3m.

Cách trồng cây kim giao giống

Cách trồng cây kim giao giống

Ngoài ra, chúng ta hoàn toàn có thể trồng cây kim giao giống thành cụm, mỗi cụm trồng tối đa 3 cây, mỗi cụm cách nhau 5m. Tốt nhất, chúng ta nên trồng cây theo mô hình nanh sấu để thuận tiện chăm sóc cũng như theo dõi. 

Tiêu chuẩn cây giống: Nên trồng những cây đã được ươm giống khoảng 7 – 8 tháng trở lên. Thời vụ trồng: Thời điểm tốt nhất để cây sinh trưởng chính là tháng 7 – 8 hằng năm. 

Điều kiện sống: Cây ưa thích ánh sáng tự nhiên, chúng ta cần đảm bảo trong quá trình sinh trưởng cây có đủ ánh sáng để sinh trưởng. Tuy nhiên, lúc mới trồng cần thực hiện che chắn cho cây, hạn chế cây con tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời trong suốt 1 tuần đầu. 

Hình ảnh cây kim giao

Để nhận biết được chính xác loại cây này với một số loại cây cùng họ, cùng Elead chiêm ngưỡng một số hình ảnh cây kim giao dưới đây:

Hình ảnh cây kim giao

Hình ảnh cây kim giao

Hình ảnh cây kim giao

Hình ảnh cây kim giao

Hình ảnh cây kim giao

Hình ảnh cây kim giao

Hình ảnh cây kim giao

Hình ảnh cây kim giao

Hình ảnh cây kim giao

Hình ảnh cây kim giao

Trên đây là toàn bộ thông tin về đặc điểm, ý nghĩa, tác dụng và cách trồng cây kim giao. Hy vọng bài viết này hữu ích cho cuộc sống của bạn, cảm ơn bạn đã đọc bài viết này!

Xem thêm: Cây khoai môn – Cách phân biệt, công dụng, cách trồng

Sinh Vật Cảnh -