Cây thảo quả là gì? Tác dụng, cách trồng và hình ảnh

Cây thảo quả là loại cây gia vị quen thuộc của người dân Việt Nam, thảo quả còn được người dân đặt cho cái tên “nữ hoàng gia vị”. Ngoài ra, đây còn là vị thuốc nam có nhiều công dụng tuyệt vời trong y học. Đọc ngay để tìm hiểu về đặc điểm, tác dụng, cách trồng và hình ảnh cây thảo quả. 

Nội Dung Chính

Cây thảo quả là cây gì?

Cây thảo quả có tên khoa học là amomum tsao-ko, thuộc họ Gừng (Zingiberaceae). Đây là loại thảo mộc có hương vị cay, nóng, rất nồng, thường được dùng trong ẩm thực với nhiều công dụng tuyệt vời. Vậy cụ thể, cây thảo quả là cây gì? Cây thảo quả là giống cây thân thảo, sống lâu năm trong tự nhiên, chiều cao trong khoảng 2 – 2,5m. Rễ cây có kích thước lớn, cứng, chắc, dày và có màu hồng nhạt, mọc theo chiều ngang và thắt khúc ở giữa tạo thành nhiều đoạn rễ hình bầu dục. Rễ cây thảo có đường kính khoảng 2 – 4cm, vỏ có nhiều vảy và có mùi thơm.

Cây thảo quả là cây gì?

Cây thảo quả là cây gì?

Lá cây thảo quả có hình trứng, màu xanh lục, hai mặt nhẵn bóng, nhọn một đầu, chiều dài trong khoảng 40 – 60cm, chiều rộng trong khoảng 10 – 20cm. Thảo quả có hình trứng, màu đỏ nâu, vỏ ngoài có nhiều màu sắc thay đổi từ đỏ cho tới nâu, sinh trưởng thành cụm lớn khi còn non. Khi chín khô thì vỏ ngoài sẽ chuyển dần về màu xám và có nhiều rãnh dọc và gân. Hạt thảo quả có hình nón, có màu nâu đỏ giống vỏ, bên ngoài được bao phủ bởi một lớp bột trắng có mùi thơm. Hoa mọc tập trung thành cụm dài, một cụm hoa sẽ dài khoảng 15 – 20cm, mọc ra từ thân gốc, hoa mọc sát nhau, hoa và cuống đều có màu đỏ nhạt. 

Thông thường, cây ra hoa vào tháng 5 và kết thúc vào tháng 7 hằng năm. Mùa quả bắt đầu vào tháng 10, tàn vào tháng 12. Tại nhiều nước trên thế giới, thảo quả có tên tiếng Anh là black cardamom, đây chính là cái tên được sử dụng nhiều nhất trên thế giới. Người ta phân biệt loại cây này ra làm 2 loại: Loại 1 có tên tiếng Anh là white cardamom hoặc green cardamom, tên tiếng Việt là bạch đậu khấu, thảo quả xanh. Loại 2 có tên tiếng Anh là Nepal cardamom hay Indian cardamom, tên tiếng Việt là thảo quả đỏ hoặc thảo quả đen. 

Cây thảo quả mọc ở đâu?

Cây thảo quả là giống cây mọc hoang dại ở những vùng núi cao hơn 1000m so với mực nước biển. Cây sinh trưởng tốt ở những vùng có khí hậu mát mẻ, nhiều mùn, độ ẩm không khí lớn, hoặc mọc bên dưới những cây cổ thụ có kích thước lớn. Vậy, tại nước ta cây thảo quả mọc ở đâu? Ở Việt Nam, loại cây này mọc nhiều ở những vùng núi Tây Bắc, đặc biệt là vùng núi Hoàng Liên Sơn. Một số vùng đang có trữ lượng lớn loại cây này chính là Lai Châu, Hà Giang, Yên Bái, Lào Cai, nơi có trữ lượng lớn nhất cả nước là Bát Xát (Lào Cai). Ngoài Việt Nam, cây thảo quả cũng mọc rất nhiều ở Quảng Tây, Vân Nam – Trung Quốc.

Cây thảo quả mọc ở đâu?

Cây thảo quả mọc ở đâu?

Cây thảo quả có tác dụng gì?

Theo nhiều nghiên cứu, bên trong cây thảo quả có chứa hàm lượng cao tinh dầu (dầu dễ bay hơi, kẽm, mangan, magie, canxi, sắt, đồng, phốt pho, thiamin, riboflavin, pyridoxine, niacin, vitamin C, chất xơ, protein, carbohydrate. Nhờ đặc tính mùi thơm nồng, vị ngọt, hơi cay nên trong ẩm thực, thảo quả được xem là nữ hoàng của các loại gia vị. Sau khi phơi hoặc sấy khô, thảo quả thường được dùng để làm gia vị trong ẩm thực nhằm mục đích gia tăng hương vị cho các món ăn, ngoài ra chúng còn được thêm vào để làm gia vị cho các món trà, cà phê. Vậy, trong y học, cây thảo quả có tác dụng gì

Thảo quả được xem là một vị thuốc quý của nước ta, không chỉ được ứng dụng trong việc làm gia vị mà chúng còn có công dụng giải độc, giúp ăn ngon miệng, làm ấm bụng, giúp tiêu tích, trừ đờm, trục hàn. Theo kinh nghiệm dân gian, vị dược liệu này còn được dùng để chống được bệnh ung thư, giảm triệu chứng tiêu chảy, ho, sốt, nôn mửa, đau bụng, giúp kích thích tiêu hóa. Khi nhắc tới thảo quả trong y học hiện đại, chúng ta không thể không kể tới hàm lượng tinh dầu và chất xơ bên trong hạt, chính nhờ hàm lượng tinh dầu này đã tạo nên một vị dược liệu có tác dụng hạ huyết áp, tốt cho sức khỏe tim mạch.

Cây thảo quả có tác dụng gì?

Cây thảo quả có tác dụng gì?

Trong nghiên cứu, nhiều nhà khoa học cũng đã chỉ ra rằng, với 100g dược liệu thảo quả thì có tới 1115 mg kali, đây chính là thành phần quan trọng trong việc bảo vệ tế bào, kiểm soát nhịp tim và huyết áp. Theo y học hiện đại của Ấn Độ cũng cho biết, mỗi ngày chỉ cần uống khoảng 10g thảo quả sẽ có công dụng hạ huyết áp, giảm áp lực lên tim, loại bỏ các chất dư thừa ra khỏi cơ thể, tăng lượng nước tiểu ở thận, thúc đẩy đường tiểu, chống oxy hóa. Một nghiên cứu của WJ suneetha tại Ấn Độ cho biết, vị dược liệu còn có khả năng hồi phục vết loét dạ dày, giảm đi tình trạng đầy hơi, trướng bụng, phòng chống ung thư, tiêu diệt các tế bào gây ung thư, bổ máu, chống đông máu, chống lại sự kết tập tiểu cầu, ngăn chặn các máu vón cục và giảm nguy cơ hình thành máu đông.

Lá cây thảo quả

Tuy là loại thảo dược quý có nhiều công dụng nhưng không phải bộ phận nào chúng ta cũng có thể sử dụng để làm thuốc. Tuy thu hái thảo quả nhưng chúng ta cũng chỉ sử dụng được duy nhất phần hạt bên trong. Hiện nay, chưa ghi nhận bất kỳ trường hợp nào dùng lá cây thảo quả để chữa bệnh hay dùng làm thức ăn. Vì vậy, tuyệt đối không sử dụng chúng khi chưa có nghiên cứu chính xác của y học.

Lá cây thảo quả

Lá cây thảo quả

Hoa cây thảo quả

Hoa cây thảo quả chính là vị thuốc có công dụng làm mát cơ thể, điều trị cảm lạnh, viêm phế quản, ho, viêm họng, được dùng để giảm đau bụng ở trẻ em, giảm co thắt dạ dày, làm ấm bụng, tiêu tích. Trà hoa thảo quả giúp chống căng thẳng, hồi hộp do say caffeine, ngủ ngon, giảm đau dây thần kinh và lượng caffeine trong cơ thể.

Hoa cây thảo quả

Hoa cây thảo quả

Cách trồng cây thảo quả

Cây thảo quả thường sinh trưởng tập trung trên một diện tích lớn ở độ cao 1000-1500m so với mực nước biển. Để trồng được loại cây này, một số yêu cầu về thổ nhưỡng, khí hậu như sau: 

Khí hậu: Độ ẩm không khí trên 70-80%, Lượng mưa trên 2000mm, nhiệt độ bình quân hằng năm 15-20 độ C, khí hậu mát mẻ quanh năm. 

Đất đai: Đất có nhiều độ ẩm, thoát nước tốt, độ PH 5 – 6, chứa nhiều đạm, kali, nhiều mùn.

Cách trồng cây thảo quả

Cách trồng cây thảo quả

Nguồn giống: Nên chọn lấy giống từ cây mẹ đã có độ tuổi trên 1 – 2 năm, cây sinh trưởng trong các bụi cây đã có nhiều hoa, nhiều trái. Vào cuối tháng 11 – 12, khi thảo quả đã chín thì tiến hành thu hái những hạt to, cho vào ngâm nước, chà xát sạch lớp vỏ ngoài và tiến hành hong khô. 

Tạo cây con từ hạt: Ngâm hạt giống trong nước ấm khoảng 8 giờ, vớt ra, để ráo và tiến hành ủ trong khăn ẩm cho tới khi hạt nứt. Tiến hành tạo những luống trồng cao 15 – 20cm, rộng 35 – 40cm và gieo hạt với khoảng cách 10 – 20cm 1 cây. Ngay sau khi gieo xong thì lấp đất và tưới nước hằng ngày cho cây nhanh chóng sinh trưởng. Khi cây cao 60-80cm, không bị sâu bệnh thì có thể tiến hành mang cây đi trồng. 

Cách trồng cây thảo quả: Trồng cây vào tháng 4 hằng năm, làm sạch cỏ dại và đào hố trồng theo kích thước 40x40x40cm. Mật độ khuyến cáo là 1650c/ha, 2000c/ha hoặc 2900c/ha. Đặt cây vào hố trồng sao cho cây nghiêng 25 độ và lấp đất lại, vun gốc và tiếp tục nén đất cho thật chặt. 

Hình ảnh cây thảo quả

Để nhận biết được chính xác loại cây này với một số loại cây cùng họ, cùng Elead chiêm ngưỡng một số hình ảnh cây thảo quả dưới đây:

Hình ảnh cây thảo quả

Hình ảnh cây thảo quả

Hình ảnh cây thảo quả

Hình ảnh cây thảo quả

Hình ảnh cây thảo quả

Hình ảnh cây thảo quả

Hình ảnh cây thảo quả

Hình ảnh cây thảo quả

Hình ảnh cây thảo quả

Hình ảnh cây thảo quả

Trên đây là toàn bộ thông tin về đặc điểm, tác dụng, cách trồng và hình ảnh cây thảo quả. Hy vọng bài viết này hữu ích cho cuộc sống của bạn, cảm ơn bạn đã đọc bài viết này!

Xem thêm: Cây thài lài – Đặc điểm, ý nghĩa, tác dụng và cách trồng

Sinh Vật Cảnh -