Cây rau sam – Đặc điểm, tác dụng, cách dùng và tác hại
Trong y học cổ truyền, cây rau sam được xem là vị thuốc trường thọ, loại cây dược liệu này được dùng để chữa nhiều loại bệnh khác nhau ở người. Trong dân gian, đây là loại thực phẩm được nhiều vùng quê ưa chuộng. Đọc ngay để tìm hiểu về đặc điểm cây rau sam, tác dụng, cách dùng và tác hại của loại cây này.
Cách nhận biết cây rau sam
Cây rau sam có danh pháp khoa học là portulaca oleracea L, thuộc họ Portulacaceae (Rau Sam). Trong dân gian, loại cây này còn được biết tới với nhiều tên gọi khác như cây pourpier, cây mã xỉ hiện,… Hiện tại, người ta thu hái toàn cây sau đó phơi khô hoặc sấy. Theo tiếng Hán, mã là ngựa, xỉ là răng, hiện được hiểu là một thứ rau ăn được bởi hình dáng bên ngoài của loại cây này khá giống răng của con ngựa. Đây là giống cây cỏ hằng niên, cây phân nhiều cành nhánh, nhẵn bóng.
Cách nhận biết cây rau sam trong tự nhiên như sau: Thân cây có màu đỏ nhạt, chiều dài trong khoảng 10 – 30cm, lá cây có hình trứng, nhọn một đầu, lá không có cuống. Phiến lá khá dày, hai mặt lá nhẵn bóng, chiều dài của một chiếc lá trưởng thành trong khoảng 2 – 3cm, chiều rộng trong khoảng 0,8 – 1,4cm. Hoa rau sam thường mọc tập trung thành cụm, mọc ở đầu cành, có màu vàng và không có cuống. Quả sẽ sinh trưởng ngay sau khi hoa thụ phấn thành công. Quả có hình tròn, là dạng quả nang, phần đỉnh có nắp, bên trong có chứa nhiều hạt màu đen, nhẵn bóng.
Cây rau sam mọc hoang dại ở khắp nơi có điều kiện không khí và đất ẩm ướt. Trên thế giới, cây phân bố nhiều ở Châu Âu, Ấn Độ, Nhật Bản và Trung Quốc. Tại nhiều nước ở Châu Âu, người ta trồng loại cây này với mục đích chính là làm rau ăn, nhờ vị chua nên chúng được gọi là rau pourpier. Ở Việt Nam, chưa ai bắt tay vào trồng loại cây này, vấn đề khai thác hầu hết đều dựa vào nguồn cây mọc hoang. Thông thường, người dân sẽ thu hái cả cây vào tháng 5 – 7 hằng năm và dùng tươi. Tuy nhiên, tại Trung Quốc, sau khi thu hoạch thì người dân lại đem nhúng chúng vào nước sôi để loại bỏ nhớt sau đó mới sấy khô để dùng dần.
Cây rau sam có mấy loại?
Cây rau sam là giống cây dễ trồng, tốc độ sinh trưởng của cây tương đương với rau càng cua. Trong dân gian, mọi người thường hay nhầm lẫn loại cây này với cây rau đắng biển. Bởi hình dáng và cái tên của chúng hao hao giống nhau. Tuy nhiên, đây là hai loại cây hoàn toàn khác nhau. Vì thế, nếu ai đó hỏi cây rau sam có mấy loại? Thì câu trả lời là loại cây này chỉ có duy nhất một loại mà thôi. So với cây rau sam, cây rau đắng biển có hoa màu trắng, toàn cây mọng nước, lá có hình bầu dục và có màu xanh nhạt hơn.
Rau sâm biển
Rau sâm biển là một loại thực vật mọc hoang dại nhiều ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Loại cây này còn được biết tới với cái tên cây cải trời. Hiện nay, giống cây này đang được quan tâm trồng làm cây chuyên canh và làm rau sạch, là nguyên liệu chế biến một số loại mỹ phẩm xuất khẩu và thực phẩm chức năng. Ngày nay, loại cây này đang được trồng tập trung tại các khu vực biển đảo như Hải Phòng, Quảng Ninh và khu vực ven biển từ Quảng Ninh về tới Đồng Nai.
Cây rau sam có tác dụng gì?
Theo nhiều ghi chép từ các tài liệu y học cổ, rau sam có tính lạnh, vị chua nhẹ, có công dụng thanh nhiệt giải độc. Vị dược liệu này sau khi được phơi khô sẽ được dùng để điều trị bệnh ho lâu ngày, mụn nhọt, chàm, giun sán, tiểu ra máu, tiêu chảy, kiết lỵ, sốt. Vậy theo y học hiện đại, cây rau sam có tác dụng gì? Nhiều nghiên cứu của y học đã chứng minh, loại rau này có tác dụng vô cùng tốt đối với cơ thể người, tuy nhiên hầu hết tất cả nghiên cứu này chỉ mới được thực hiện lâm sàng trên động vật và chưa được thực hiện trên cơ thể người.
Theo đó, vị dược liệu này có tác dụng bảo vệ thần kinh, hỗ trợ điều trị bệnh parkinson, giảm thiếu hụt dopamine, giảm quá trình chết các tế bào thần kinh, khử các gốc tự do, hỗ trợ điều trị bệnh alzheimer, ức chế enzym acetylcholinesterase, bảo vệ các tế bào khỏi tổn thương do thiếu oxy. Ngoài ra, chiết xuất từ cây rau sam có tác dụng giảm các biến chứng mạch máu của bệnh đái tháo đường type 2, giảm tình trạng đề kháng insulin, tăng nồng độ insulin trong máu, giảm các axit béo tự do trong máu, làm giảm cân nặng. Một số nghiên cứu trên bệnh nhân bị đái tháo đường cho thấy, hạt rau sam có công dụng giảm đường huyết đói, giảm tăng men gan, cải thiện rối loạn lipid máu.
Nhờ hàm lượng chất chống oxy hóa cao nên loại cây này còn có tác dụng chữa lành vết thương ngoài da, hỗ trợ điều trị hen suyễn, bảo vệ gan, chống loét dạ dày do tác nhân axit, bảo vệ dạ dày, kháng khuẩn, kháng viêm, hỗ trợ điều trị ung thư, điều hòa miễn dịch, gây độc tế bào ung thư, làm giảm tổn thương bởi các chất oxy hóa gây ra cho cơ thể.
Rau sam có ăn được không?
Nhiều người cho rằng, cây rau sam chỉ là một loại cỏ dại và không có công dụng gì trong ẩm thực. Vậy, cây rau sam có ăn được không? Đây chính xác là một loại rau ăn được, thậm chí chúng còn mang lại rất nhiều giá trị cho sức khỏe con người. Theo nghiên cứu, 93% cây rau sam là nước, chúng ta có thể dùng loại cây này để ăn sống hoặc nấu chín, vị chua, mặn nhẹ, mùi vị tương tự rau chân vịt và rau cải xoong. Chúng ta hoàn toàn có thể xào với tỏi, thịt hoặc dùng để làm salad, ăn cùng với thịt nướng,…
Cách dùng rau sam đất
Cây rau sam thường được dùng tươi, một số bài thuốc dùng sẽ sắc cùng với nước hoặc giã nát lấy nước cốt bôi ngoài da. Nếu sắc thuốc thì một người trưởng thành chỉ nên dùng tối đa 50 – 100 gram 1 ngày. Cách dùng rau sam đất sẽ thay đổi tùy thuộc vào từng tình trạng bệnh và loại bệnh khác nhau. Dưới đây là một số bài thuốc chữa bệnh hiệu quả:
Bài thuốc tẩy giun móc, giun sán: Dùng khoảng 300gram dược liệu rau sam tươi, mang chúng đi rửa sạch và chắt lấy nước cốt. Tiếp đó nấu phần nước cốt thu được, cho thêm chút muối hoặc đường và uống 2 lần vào sáng và tối trước khi ăn. Nên uống liên tục 1 – 3 ngày.
Bài thuốc trị bệnh kiết lỵ: Dùng 200gr rau sam thái nhỏ và nấu cùng với 100gr gạo nếp. Dùng khi cháo còn nóng và dùng khi bụng đói. Thực hiện bài thuốc cho tới khi khỏi hoàn toàn.
Bài thuốc trị ngộ độc thuốc: Chuẩn bị một nắm cây rau sam tươi, rửa sạch với nước muối pha loãng. Cho vào máy xay nhuyễn và chắt lấy phần nước. Dùng bã đắp vào rốn, nước cốt uống trước khi ăn.
Bài thuốc chữa chứng bạch đới: Chuẩn bị 1 quả trứng gà và một nắm cây rau sam. Rửa sạch rau sam với nước muối loãng và xay chung với 35ml nước, tiếp đó trộn cùng với lòng đỏ trứng gà. Đun sôi hỗn hợp và uống khi đói. Lưu ý: Nên uống khi còn nóng.
Tác hại của rau sam
Trong y học cổ truyền, vị dược liệu này có nhiều công dụng tuyệt vời đối với phụ nữ, tuy nhiên nếu sử dụng không đúng cách thì sẽ gây nên một số tác hại cho cơ thể. Tác hại của rau sam cho phụ nữ có thai chính là gây sinh non, sảy thai, làm tử cung co bóp. Vì vậy, phụ nữ có thai đặc biệt là trong 3 tháng đầu mẹ bầu tuyệt đối không được sử dụng loại rau này.
Ngoài phụ nữ mang thai, những đối tượng không nên dùng loại rau này gồm:
– Người đang dùng thuốc Bắc.
– Người có dạ dày, tỳ vị yếu.
– Người tiêu chảy, lạnh bụng.
Lưu ý: Khi nấu rau sam, không nên nấu dược liệu này quá kỹ sẽ làm mất vị ngon và dưỡng chất.
Hình ảnh cây rau sam
Để nhận biết được chính xác loại cây này với các cây khác trong cùng họ, cùng Elead chiêm ngưỡng một số hình ảnh cây rau sam dưới đây:
Trên đây là toàn bộ thông tin về đặc điểm cây rau sam, tác dụng, cách dùng và tác hại của loại cây này. Hy vọng bài viết này hữu ích cho cuộc sống của bạn, cảm ơn bạn đã đọc bài viết này!
Xem thêm: Cây oliu – Đặc điểm, công dụng, ý nghĩa và cách trồng
Sinh Vật Cảnh -Cây oliu – Đặc điểm, công dụng, ý nghĩa và cách trồng
Cây nhội có nên trồng trước nhà, đặc điểm, tác dụng, ý nghĩa
Cây nhất mạt hương trong phong thủy, tác dụng và độc tố
Cây muối là cây gì? Tác dụng, cách dùng và hình ảnh
Cây na – Đặc điểm, thời gian ra trái, cách trồng và chăm sóc
Cây nhân sâm – Đặc điểm, phân loại, giá trị và tác dụng
Cây lá lốt – Đặc điểm, tác dụng, cách dùng và tác hại