Cây thanh mai – Đặc điểm, ý nghĩa, cách trồng, cách chăm sóc
Cây thanh mai là giống cây ăn trái có nhiều thành phần dinh dưỡng tốt cho sức khỏe. Hiện nay, giống cây này đang được trồng trên diện rộng với mục đích phát triển kinh tế cho một số địa phương. Đọc ngay để tìm hiểu về đặc điểm, ý nghĩa, cách trồng và cách chăm sóc cây thanh mai.
Đặc điểm cây thanh mai rừng
Cây thanh mai còn được biết tới với tên gọi là cây thanh mai rừng hoặc cây dâu rừng, mọc phổ biến ở miền núi phía Bắc của nước ta. Thời gian gần đây, giống trái này lại được thị trường đón nhận một cách rất nồng nhiệt. Vị chua chua, hơi chát và thanh mát chính là đặc trưng của loại trái cây này. Cây thanh mai rừng là giống cây ăn trái lâu niên, mỗi năm có một vụ quả nhưng rất sai trái, vì vậy cây mang lại nguồn thu nhập khá lớn cho người dân một số tỉnh miền núi của phía Bắc.
Cây thanh mai có danh pháp khoa học là myricaceae, được người dân vùng núi dùng để ngâm rượu nên còn có tên gọi là quả dâu rượu. Ngoài Việt Nam thì tại một số tỉnh phía Tây của Trung Quốc cũng có trữ lượng khá lớn. Chúng sinh trưởng chủ yếu ở trong các khu rừng tự nhiên, phát triển nhanh ở những nơi có địa hình núi cao, sườn dốc, có mặt rải rác ở hầu hết tất cả các tỉnh phía Bắc và một số tỉnh miền Trung Việt Nam.
Đặc điểm cây thanh mai rừng bao gồm: Thân gỗ, kích thước nhỏ, chiều cao khoảng 5 – 8m, tối đa khoảng 10m. Cây phân nhánh ngay từ giữa thân, cành lá sum suê, thông thường các cành sẽ mọc lệch hơn so với thân cây. Toàn bộ cành được bao phủ bởi một lớp lông mịn, màu trắng. Tán cây khá rộng, vì thế nên cây cho năng suất khá cao, lá cây có hình trứng, kích thước không quá lớn, xanh tươi quanh năm, mọc đối xứng hai bên. Quả thanh mai mọc tập trung thành chùm, màu xanh, khi già sẽ chuyển qua màu vàng và khi chín sẽ có màu đỏ rực rỡ. Bên ngoài được bao phủ bởi một lớp gai mềm, ăn được, phần thịt bên trong có vị chua, thanh mát.
Cây thanh mai vàng
Hiện nay, cây thanh mai không chỉ được trồng với mục đích hái trái mà còn được trồng với mục đích làm cảnh. Giống thanh mai được trồng làm cảnh chính là cây thanh mai vàng, đây là giống đột biến từ giống thường, nhân giống bằng cành ghép. Hoa có màu trắng vàng, nhụy có màu xanh lá, cánh hoa nhỏ, hoa mọc thành chùm, không có mùi. Mặc dù giống cây này đã xuất hiện từ lâu nhưng chúng không quá phổ biến, thậm chí là vô cùng hiếm bởi nguồn cung hạn chế. Hình dáng bên ngoài của cây không khác gì so với giống thường, tuy nhiên kích thước cây lại nhỏ hơn gấp nhiều lần.
Ý nghĩa cây thanh mai
Mỗi loài thực vật đều mang lại ý nghĩa riêng, cây thanh mai cũng vậy. Đầu tiên, khi nhắc tới ý nghĩa của cây thì chúng ta sẽ nghĩ ngay tới việc thu hái trái và phát triển kinh tế. Tuy quả thanh mai chỉ ra một lần trong năm nhưng cây rất sai trái, vì thế cây mang lại giá trị kinh tế lớn cho người dân. Giá một kg thanh mai đang giao động trong khoảng 130 – 150 nghìn đồng/1kg. Ngoài ra, giống cây này còn được dùng để làm cây công trình, cây bóng mát, cây trồng nội thất mang lại không gian xanh. Theo tìm hiểu từ một số hộ dân trồng thanh mai thì chỉ cần sau độ tuổi thứ 2 – 3 thì cây đã bắt đầu cho quả, từ năm thứ 5 trở đi cây cho năng suất và chất lượng ổn định qua các năm.
Trung bình, một cây thanh mai ở độ tuổi thứ 7 trở lên sẽ cho năng suất khoảng 16 – 22kg quả tươi/1 năm. Chu kỳ khai thác của cây khá dài, độ tuổi kinh tế của cây khoảng 20 – 25 năm, sau khi qua độ tuổi này thì chúng ta có thể thu hoạch gỗ. Hơn hết, số vốn phải bỏ ra để trồng thanh mai cũng khá thấp, công chăm sóc cũng không nhiều, theo ước tính chỉ cần bỏ ra 5 triệu đồng cho 1ha thì chúng ta có thể thu về khoảng 45 – 50 triệu đồng. Hiện nay, nhiều mô hình trồng thâm canh cây thanh mai đã được Bộ NN và PTNT nhân rộng, giải quyết rất nhiều công ăn việc làm, đem lại hiệu quả về mặt xã hội và kinh tế để phát triển đất nước.
Ngoài ý nghĩa tuyệt vời trong việc phát triển kinh tế và làm cảnh, ý nghĩa cây thanh mai trong vấn đề sức khỏe cũng nằm ngoài sự hiểu biết của chúng ta. Theo y học cổ truyền, quả thanh mai được phơi khô, sắc thuốc uống giúp bổ phổi, thanh nhiệt. Rượu ngâm thanh mai có nhiều vitamin, có công dụng giải nhiệt và lợi tiêu hóa. Mứt, ô mai từ quả thanh mai là món ăn chơi chứa hàm lượng vitamin C cao. Theo y học hiện đại, cây thanh mai có công dụng chống lão hóa, ngăn ngừa bệnh tiểu đường, tăng khả năng miễn dịch cho cơ thể, não và mắt và bổ máu.
Cách trồng cây thanh mai trong chậu
Thời điểm trồng: Nếu trồng cây bằng hạt thì nên trồng vào mùa xuân hè, trồng bằng cây giống thì nên trồng vào mùa thu đông.
Phương pháp trồng: Giâm cành, chiết cành, bằng hạt, phổ biến nhất là trồng bằng hạt.
Cách trồng cây thanh mai trong chậu bằng hạt: Khi gieo hạt cần gieo sâu 1 – 2cm, tiếp đó phủ lên trên bề mặt một lớp đất mỏng có trộn lẫn cùng mùn cưa. Nếu trồng trong chậu thì chúng ta không cần quá quan tâm tới mật độ trồng, tuy nhiên 1 chậu chỉ nên trồng tối đa 3 cây, khi cây cao 50cm thì nên bứng cây sang chậu khác.
Sau khi trồng, cần dùng bình xịt phun nước lên toàn bộ bề mặt đất trồng. Nếu trồng bằng cây giống thì tiến hành cắm cọc để cây sinh trưởng theo chiều thẳng đứng, nên phủ đất cao hơn cổ rễ khoảng 4 – 5cm và dùng lưới che nắng cho cây. Khi cây cao khoảng 50cm thì tiến hành tháo bỏ lưới che. Thanh mai là giống cây dễ trồng, dễ chăm sóc, có thể thích nghi tốt với điều kiện thời tiết lạnh giá. Cây ít khi gặp sâu bệnh, sức sống khỏe, lá và thân phát triển nhanh chóng và đồng đều, không có cành vượt tán nên cách chăm sóc cũng vô cùng đơn giản.
Cây thanh mai đực có quả không?
Cây thanh mai là giống thực vật có hoa đơn tính khác gốc, những cây thanh mai đực sẽ không có quả? Tuy nhiên, thanh mai muốn ra quả thì bắt buộc phải trồng cả hai loại cây cái và đực, như vậy cây mới có thể thụ phấn và kết quả.
Cách chăm sóc cây hoa thanh mai
Để thanh mai sai trái thì quá trình chăm sóc cây lúc ra hoa rất quan trọng, cách chăm sóc cây hoa thanh mai như sau:
Ánh sáng: Khi cây ra hoa thì nên tăng cường ánh sáng cho cây.
Đất trồng: Cây thích nghi với nhiều loại đất trồng khác nhau, tuy nhiên để cây phát triển nhanh chóng nên trồng cây trên đất cát pha thịt nhẹ có trộn thêm phân hữu cơ hoai mục. Tuyệt đối không nên dùng phân vi sinh hay phân hóa học khi mới trồng.
Nước tưới: Cây ưa nước nhưng chịu úng kém, vì vậy cần tưới nước dạng phun sương 2 ngày/1 lần. Không tưới trực tiếp vào rễ. Sau khi cây đã trưởng thành thì chỉ cần tưới 1 – 2 lần/1 tuần.
Bón phân: Nhu cầu về phân bón của cây thấp, nên sử dụng phân NPK và phân hữu cơ bón theo dạng hòa tan cho cây theo chu kỳ 2 năm/1 lần, chủ yếu là vào lúc ra hoa.
Nhiệt độ và độ ẩm: Nhiệt độ hằng năm trung bình 20 – 28 độ C, độ ẩm 60 – 75%.
Cắt tỉa cây: Nên cắt tỉa bớt cành lá khi cây ra hoa, cắt bỏ những cành bị sâu bệnh, gãy, héo để hạn chế sâu bệnh.
Hình ảnh cây thanh mai
Để giúp bạn hiểu thêm về giống cây này, Elead xin gửi tới bạn một số hình ảnh cây thanh mai sau đây:
Trên đây là toàn bộ thông tin về đặc điểm, ý nghĩa, cách trồng và cách chăm sóc cây thanh mai. Cảm ơn bạn đã đọc bài viết này, hy vọng bài viết này hữu ích cho cuộc sống của bạn!
Xem thêm: Cây thiên điểu hợp mệnh gì? Mô tả, độc tố và cách chăm sóc
Sinh Vật Cảnh -Cây thiên điểu hợp mệnh gì? Mô tả, độc tố và cách chăm sóc
Cây tía tô – Đặc điểm, phân loại, tác dụng và cách sử dụng
Cây tỏi – Đặc điểm, công dụng, cách trồng và giá trị kinh tế
Cây trám đen là gì? Đặc điểm, cách trồng và đặc tính gỗ
Cây sơn trà là gì? Ý nghĩa, công dụng quả sơn trà, cách trồng
Cây tầm vông là gì? Công dụng, cách trồng, ý nghĩa phong thủy
Cây sậy là gì? Tác dụng, nơi sống, cách dùng và hình ảnh