Cây gai – Đặc điểm, tác dụng, cách dùng và hình ảnh
Cây gai là giống cây không còn quá xa lạ với người dân Việt Nam, tuy nhiên không phải ai cũng biết rõ được công dụng tuyệt vời của nó trong y học cổ truyền. Củ gai là thứ đồ bổ có công dung an thai, làm mát được dân gian sử dụng phổ biến cho bà bầu. Đọc ngay bài viết dưới đây để tìm hiểu về đặc điểm cây gai, tác dụng, cách dùng và hình ảnh loại cây này.
Đặc điểm cây tầm gai
Cây gai có tên khoa học là boehmeria nivea (L) gaud hoặc urtica nivea (L), thuộc họ Gai (Urticaceae). Dược liệu củ gai có tên khoa học là radix boehmeriae, được thu hái vào mùa thu đông. Tại nước ta, loại cây này còn được biết tới thông qua nhiều cái tên khác như: Cây lá gai, cây trữ ma, cây tầm ma, cây tầm gai, cây gai tuyến, cây gai xanh,… Thông thường, người ta sẽ thu hái rễ và lá để sử dụng, khác với rễ, lá có thể thu hái quanh năm. Sau khi đào rễ về thì chúng ta tiến hành cắt bỏ các phần rễ con, rễ nhánh, rửa sạch và thái mỏng, sau đó đem đi sấy khô hoặc phơi khô.
Cây gai là giống thực vật sống lâu năm trong tự nhiên, chiều cao trung bình khoảng 1,5 – 2m, phần thân sẽ hóa gỗ khi già, cành non có màu đỏ nhạt, được bao phủ một lớp lông mềm. Lá cây mọc so le hai bên, cuống ngắn, kích thước lá lớn, hình tim, chiều dài khoảng 8 – 16cm, chiều rộng khoảng 4 – 7cm. Mép lá có nhiều răng cưa, mặt lá trên có màu xanh đậm hơn mặt lá dưới, mặt dưới có lớp lông mềm bao phủ. Hoa cây gai khá đa dạng, có cây sẽ sinh trưởng hoa lưỡng tính, có cây sẽ chỉ sinh trưởng hoa cái, có cây sinh trưởng toàn hoa đực.
Hoa cây gai mọc tập trung thành cụm, cụm hoa sẽ ngắn hơn lá, mọc ra từ kẽ lá. Hoa đực sẽ có 4 nhị và 4 lá đài, nhụy lép. Trong khi đó cụm hoa cái có hình cầu, 3 lá đài, bao hoa có màu đỏ, cánh hoa có lông bao phủ. Mùa hoa thường bắt đầu vào tháng 11 và kết thúc vào tháng 1 năm sau. Quả sẽ sinh trưởng ngay khi hoa tàn, quả cây gai là dạng quả bế, hình trái lê, vỏ có nhiều lông.
Cây lá gai mọc ở đâu?
Cây lá gai là loại dược liệu góp mặt trong nhiều bài thuốc, do đó việc cây lá gai mọc ở đâu chính là mối quan tâm của khá nhiều người. Đây là giống cây ưa ẩm, chúng có nguồn gốc từ Ấn Độ, sau này được di thực tới nhiều quốc gia trong khu vực Đông Á như: Triều Tiên, Nhật bản, Malaysia, Lào, Trung Quốc và Việt Nam. Tại nước ta, giống thực vật này mọc hoang dại ở vùng trung du và miền núi phía Bắc, người dân thường tận dụng chúng để lấy sợi ở vỏ thân dệt vải, làm giấy in hoặc lấy lá làm bánh, lấy củ rễ làm thuốc.
Uống rễ cây gai có tác dụng gì?
Theo nhiều nghiên cứu, bên trong rễ gai có chứa hàm lượng lớn chất flavonoid rutin, acid humic, axit cafeitanic, axit chlorogenic, peptid, polysaccharide, daucosterol, beta-sitosterol, apigenin, rhoifolin, acid quinic, acid caffeic, acid protocatechic, acid chlorogenic. Các hợp chất hóa học này hầu hết đều là các axit tự do có công dụng chống oxy hóa tế bào và ngăn chặn một số tác nhân bên ngoài gây hại cho cơ thể.
Theo y học cổ truyền, rễ gai có vị ngọt, tính hàn, không độc và được quy vào 3 kinh là Bàng Quang, Can, Tâm. Chúng có công dụng lương huyết, an thai, giải độc, thanh nhiệt, cầm máu, tán ứ trệ, giảm đau, lợi tiểu, trừ phiền não. Ở một số nơi, loại dược liệu này được sử dụng làm thuốc an thai và chữa bệnh sởi, sa dạ con. Vậy theo y học hiện đại, rễ cây gai có tác dụng gì?
Theo nghiên cứu dược lý hiện đại, dịch chiết được chiết xuất từ cồn của cây gai có công dụng giảm hiện tượng xuất huyết và chống đông máu hiệu quả. Muối ammonium của acid citric có trong rễ gai có thể ức chế sự hoạt động của tụ cầu khuẩn vàng. Hiện nay, y học cũng đã nghiên cứu ra thuốc làm từ rễ gai có tác dụng ức chế trypsin và pepsin, thông tiểu, kích thích bài tiết mật. Tanin axit chlorogenic bên trong rễ gai là chất hóa học không độc, có công dụng ngăn chặn nhồi máu cơ tim, xơ vữa động mạch, ngăn chặn tình trạng cao huyết áp, chống oxy hóa cao gấp 10 lần so với vitamin E, thông tiểu tiện, tăng cường hiệu lực của adrenalin, diệt nấm, ức chế vi trùng.
Rễ cây gai có tác dụng gì với bà bầu?
Quá trình mang thai 3 tháng đầu chính là thời gian yếu ớt nhất của thai kỳ, sau 3 tháng đầu thì thai nhi đã khỏe hơn chúng ta cần tăng cường dinh dưỡng cho thai nhi phát triển. Theo quan niệm dân gian, việc sử dụng rễ gai đun lên nấu nước uống cho các bà mẹ sẽ có thể giúp cho thai bám chắc vào thành tử cung, từ đó tăng sức đề kháng của cả mẹ và con. Đây là cách nâng cao sức khỏe của mẹ bầu khá hiệu quả. Vậy theo y học, rễ cây gai có tác dụng gì với bà bầu?
Rễ gai có công dụng an thai, chữa động thai. Trong quá trình mang thai, nếu bà bầu gặp các hiện tượng như nước tiểu có màu đục, dịch màu đỏ hoặc nâu ở âm đạo, bong rau thai và hiện tượng sảy thai giả thì đây chính là dấu hiệu của việc động thai. Do đó, khi uống nước sắc từ rễ gai, hết hợp uống vitamin sẽ mang lại hiệu quả vô cùng khả quan.
Cách nấu rễ cây gai
Rễ gai thường được sử dụng làm dược liệu phổ biến bởi tính hàn và không có chứa độc tố. Tuy nhiên, để chúng phát huy được hết công dụng thì tốt nhất chúng ta cần tuân theo đúng hướng dẫn của thầy thuốc và không tự ý sử dụng theo ý thích. Tùy thuộc vào mục đích sử dụng mà chúng ta có thể dùng dược liệu theo nhiều cách khác nhau.
Cách nấu rễ cây gai như sau: Chúng ta có thể sắc nước với rễ gai khô hoặc tươi, liều lượng không quá 12 – 20g. Sắc trong vòng 45 phút và uống khi còn ấm, mỗi ngày uống 1 lần sau ăn tối và chỉ uống khoảng 2 – 3 ngày sau đó ngừng 2 – 3 hôm rồi mới tiếp tục uống. Ngoài phương pháp này thì chúng ta có thể sử dụng dược liệu dưới dạng thuốc viên, hoàn tán hoặc giã lá tươi để đắp ngoài.
Khi sử dụng, rễ gai tươi có thể gây ngứa ngáy cổ họng, do đó những người có cơ địa dị ứng thì cần sao vàng hạ thổ trước khi sử dụng. Rễ gai có tính hàn, vì vậy những người có thể hư hàn cần tuyệt đối không được uống nước sắc rễ gai, nếu sử dụng thì chỉ được phép uống 1 – 2 lần. Loại dược liệu này có tác dụng an thai cho bà bầu nên khi sử dụng chúng ta hoàn toàn có thể yên tâm. Để mang lại hiệu quả tốt nhất, nên sử dụng nước sắc rễ gai thường xuyên, kết hợp ăn uống đầy đủ và giữ cho mình một tâm trạng thoải mái.
Lưu ý khi dùng cây gai xanh
Cây gai xanh có thể được sử dụng tất cả các bộ phận để điều trị bệnh, do đó khi sử dụng cần lưu ý những điều sau:
- Không nên uống thuốc sắc từ rễ gai quá no và uống khi bụng đói.
- Nước sắc từ loại dược liệu này có thể bảo quản thời gian dài trong tủ lạnh nhưng khi muốn sử dụng thì cần đun lại cho ấm. Tuy nhiên, chỉ bảo quản tối đa 3 – 4 ngày để không làm biến đổi các chất dinh dưỡng có bên trong.
- Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại củ gai không rõ nguồn gốc, xuất xứ, cần lựa chọn địa chỉ mua uy tín và đảm bảo chất lượng.
- Trước khi sử dụng cần tham khảo qua ý kiến của bác sĩ chuyên môn về liều lượng và cách dùng phù hợp với tình trạng bệnh và cơ địa của bản thân.
- Rễ gai khi mua cần còn nguyên củ, không bị dập, hư hay sâu bệnh, thối. Không nên mua củ gai đã qua bào chế.
Hình ảnh cây lá gai
Để nhận biết được chính xác loại cây này với các loại cây khác trong họ, cùng Elead chiêm ngưỡng một số hình ảnh cây lá gai dưới đây:
Trên đây là toàn bộ thông tin về đặc điểm cây gai, tác dụng, cách dùng và hình ảnh loại cây này. Hy vọng bài viết này hữu ích cho cuộc sống của bạn, cảm ơn bạn đã đọc bài viết này!
Xem thêm: Cây đồng tiền là cây gì? Tác dụng, ý nghĩa và cách trồng
Sinh Vật Cảnh -Cây đồng tiền là cây gì? Tác dụng, ý nghĩa và cách trồng
Cây đậu xanh ăn được không? Vòng đời, tác dụng, cách trồng
Cây đay là cây gì? Công dụng, nguồn gốc và giá trị kinh tế
Cây dạ ngọc minh châu – Ý nghĩa, độc tố và cách chăm sóc
Có nên trồng cây cóc trước nhà? Ý nghĩa, phân loại, cách trồng
Cây chúc là cây gì? Công dụng, cách trồng và cách chăm sóc
Cây chùm ruột – Tên gọi khác, tác dụng, cách trồng, cách chăm sóc