Cây mù u là cây gì? Tác dụng và trái mù u có ăn được không?
Cây mù u là một loại cây thuốc nam được sử dụng trong y học cổ truyền từ bao đời nay. Loại dược liệu này có công dụng trị sẹo, giúp nhanh lành vết thương hở và vết bỏng. Dầu mù u cũng là loại dược phẩm có nhiều công dụng ngoài da, được nhiều bệnh viện và người tiêu dùng sử dụng. Đọc ngay để tìm hiểu về việc cây mù u là cây gì, đặc điểm, tác dụng và trái mù u có ăn được không?
Cây mù u là cây gì?
Cây mù u có tên khoa học là calophyllum inophyllum, thuộc họ Măng Cụt. Đây là giống thực vật thân gỗ sinh sống chủ yếu ở trong những khu vực có nền khí hậu nhiệt đới. Cây có chiều cao trung bình khoảng 10 – 20m, đường kính thân từ 30 – 40cm. Lá cây mù u có màu xanh lục, hai mặt nhẵn bóng, thuôn dài, gân lá nổi rõ lên trên bề mặt. Hoa cây mù u có màu trắng, mọc tập trung thành cụm, nở quanh năm và nở rộ nhất là vào mùa hè. Quả mù u là giống quả hạch, hình tròn, đường kính khoảng 2 – 3cm, có thể thu hoạch quả ngay sau 4 năm trồng.
Mùa quả là vào tháng 10 – 12 hằng năm, trong mỗi quả sẽ có chứa 1 hạt. Phần hạt này có chứa nhiều tinh dầu màu xanh, đây chính là bộ phận có giá trị nhất của cây, được ứng dụng để chiết xuất thành tinh dầu. Khi nhắc tới cái tên mù u chắc chúng ta cũng không quá xa lạ, quen thuộc nhất đó chính là dầu mù u, vậy cây mù u là cây gì? Cây mù u chính là loại cây trồng lấy hạt để chiết xuất tinh dầu mù u. Bên trong hạt mù u có 3 loại chất béo cơ bản đó là phospholipid, glycolipid và lipid trung tính, ngoài ra còn có calophyllolide và coumarin. Tinh chất dầu mù u được sử dụng trong y tế với mục đích chữa các bệnh ngoài da, làm lành vết thương và trị sẹo.
Cây mù u mọc hoang dại và được trồng nhiều ở các tỉnh miền Bắc và cả miền Nam như: Bà Rịa Vũng Tàu, thành phố Hồ Chí Minh, Tiền Giang, Vĩnh Long, Bình Thuận, Quảng Bình, Quảng Ninh,… Ngoài ra, loại cây này còn mọc nhiều ở các tỉnh miền Nam của Trung Quốc, Campuchia, Lào, Nhật Bản. Thông thường, cây mù u mọc hoang dại tại các vùng đất cát, ven ao, ven bờ bãi, ven sông. Người dân miền Trung thường trồng chúng và lấy hạt để ép dầu thắp đèn. Sau khoảng 4 năm thì cây bắt đầu cho quả, năm đầu thu hoạch 1 cây đã cho khoảng 4 – 5kg, những năm sau sẽ tăng dần lên. Trung bình 1 năm khoảng 30 – 50kg hạt, người dân thường trồng vào tháng 11 – 12 và vào tháng 4 – 5 hằng năm.
Cây mù u ở Việt Nam
Khi các doanh nghiệp chung tay cùng với nhà nước mở ra cơ hội xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp, người nông dân đã an tâm hơn khi trồng các loại cây bản địa như cây mù u. Cây mù u đã gắn bó với người dân Việt Nam một cách gần gũi, là giống cây mang lại giá trị kinh tế cao, sản lượng hạt mỗi năm cho 1 ha có thể lên tới hàng trăm tấn. Tại miền Tây, chúng ta không hề khó để bắt gặp những rừng cây mù u, chúng đã đi vào cả thơ ca của người dân vùng đất Nam Bộ: “Nhánh mù u con bướm vàng quanh quẩn/ Anh bao chiều tàn thơ thẩn qua sông” hay “Bướm vàng đậu trái mù u/ Lấy chồng càng sớm, lời ru càng buồn”. Cây mù u ở Việt Nam không chỉ mang lại giá trị kinh tế mà còn mang lại nhiều giá trị văn hóa và tinh thần to lớn đối với người dân.
Gỗ cây mù u khá bền, ít khi bị mối mọt, được sử dụng để làm cột nhà, đóng bàn, ghế, tủ,… Lá cây mù u ít khi rụng, chúng được đốt lên để xua đuổi muỗi. Trái mù u được thu hái để ép lấy dầu đốt đèn dầu, đèn mù u cũng thắp lên ánh sáng, niềm hy vọng cho nhiều làng quê. Ngay khi khoa học phát triển, dân ta biết được công dụng của hạt và vỏ cây mù u đã dùng những nguyên liệu này để phục vụ cho đời sống. Hạt mù u được ép thành dầu để bào chế mỹ phẩm chăm sóc da và tóc. Tinh dầu mù u được dùng để trị ghẻ lở, giúp nhanh lành vết thương, vết bỏng, trị các bệnh ngoài da mà không để lại sẹo. Ngoài ra, mù u có thể làm xà phòng, gel lạnh, sáp thơm, tinh dầu chữa bệnh,…
Ý nghĩa hoa mù u
Thời điểm hiện tại, cây mù u không những xuất hiện nhiều trên các nẻo đường, trong khuôn viên của các sân trường, bệnh viện, mà chúng còn được sử dụng làm các món quà tặng. Cũng giống như hoa đồng tiền, hoa hướng dương, hoa hồng, hoa mù u cũng mang ý nghĩa tuyệt vời khi trao tặng. Loài hoa này chính là biểu tượng của tình yêu thời tuổi trẻ, nếu ai đó tặng bạn hoa mù u thì tức là đang muốn bày tỏ tình yêu của mình dành cho bạn. Ngoài ra, hoa mù u cũng gợi lên ký ức thời còn ngây dại, khốn khó nhưng rất êm đềm của nhiều người.
Cây mù u trị bệnh gì?
Theo nhiều nghiên cứu, bên trong hạt mù u có chứa 4 – phenylcoumarin, chất béo no, glycerides, phosphoamino lipids, oxy benzoic acids, benzoic, terpenic, inophyllums B và P, friedelin, calophyllolide, panmitic, stearic, linoleic và axit oleic. Bên trong vỏ, rễ và lá cây có chứa saponin và axit xyanhydric. Nhiều công trình nghiên cứu về tác dụng của cây dược liệu này đã được thực hiện, vậy cây mù u trị bệnh gì? Tất cả các bộ phận của cây mù u được sử dụng trong y học cổ truyền để chữa các bệnh ngoài da, loại dược liệu này rất ít khi được sử dụng để sắc uống.
Theo y học hiện đại, các hợp chất từ cây mù u có công dụng kháng viêm và giảm đau, chống nắng, ức chế tăng trưởng đối với các tế bào ung thư bạch cầu ở người. Các hợp chất của cây mù u đều nằm nhiều trong hạt mù u, đây là nguyên liệu chính để tinh chế dầu mù u. Dầu mù u đã được sử dụng từ rất lâu đời, chúng được sử dụng phổ biến trong các nền văn hóa tại Châu Á, các đảo ngoài Thái Bình Dương và Châu Phi. Công dụng của dầu mù u chính là chữa bệnh phong, hôi chân, mụn trứng cá, da khô, vết đốt, vết cắn, vết bỏng, vết chàm và những vết thương hở, chống lão hóa, trị mụn, cải thiện nấm chân và chữa lành sẹo.
Vỏ cây mù u trị bệnh gì?
Vỏ cây mù u cũng là một loại dược liệu được sử dụng trong nhiều trường hợp bệnh khác nhau, cũng giống như dầu mù u, vỏ cây mù u cũng được dùng để trị các bệnh ngoài da, vậy vỏ cây mù u trị bệnh gì? Vỏ cây mù u có mùi thơm, vị mặn, đắng nhẹ, tính hàn, thường được dùng để lấy nhựa để điều trị các trường hợp chướng bụng, ngộ độc thực phẩm và các bệnh ngoài da như mụn nhọt, mủ ở tai, cam tẩu mã, nhiễm trùng da, loét da và sưng tấy.
Trái mù u có ăn được không ?
Cây mù u đã xuất hiện tại nước ta từ lâu, chúng gắn bó với đời sống văn hóa của nhiều địa phương, đặc biệt là những vùng quê Nam Bộ. Mỗi khi chúng ta đi qua những rặng mù u, chúng ta thường thấy quả mù u rơi rụng đầy dưới gốc, chỉ cần đếm sơ qua cũng có thể thấy khoảng vài chục quả/1 cây. Vậy, trái mù u có ăn được không mà người ta lại để rơi rụng như vậy?
Đó là trước kia khi con người ta chưa biết tới công dụng tuyệt vời của hạt mù u mà thôi. Trước kia, trái mù u không dùng để ăn mà thường được dùng để làm đồ chơi cho mấy đứa trẻ hoặc ép lấy dầu để đốt đèn. Lũ trẻ thường nhặt trái về phơi khô, sau đó cạo hết lớp vỏ bên ngoài và đánh bóng bằng cách mài xuống sàn xi măng để làm bi chơi.
Lưu ý khi dùng dầu từ quả mù u
Khi dùng dầu từ quả mù u, chúng ta nên lưu ý:
- Tránh xa các loại thực phẩm, đồ uống như chất kích thích, thuốc lá, rượu bia,…
- Ăn uống đủ chất, đủ bữa và bổ sung thêm rau xanh, hoa quả và nước.
- Không bôi lên miệng vết thương hở mà chỉ nên bôi xung quanh.
- Chỉ nên dùng để hỗ trợ điều trị, không thay thế chúng làm thuốc đặc trị.
- Cần test trước trên một vùng da nhỏ sau đó mới dùng trên toàn bộ cơ thể. Bởi mù u cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn như nóng rát, kích ứng da,…
- Hạn chế dùng cho phụ nữ có thai.
Trên đây là toàn bộ thông tin về việc cây mù u là cây gì, đặc điểm, tác dụng và trái mù u có ăn được không? Hy vọng bài viết này hữu ích cho cuộc sống của bạn, cảm ơn bạn đã đọc bài viết này!
Xem thêm: Cây móng rồng – Đặc điểm, phân loại, tác dụng và ý nghĩa
Sinh Vật Cảnh -Cây móng rồng – Đặc điểm, phân loại, tác dụng và ý nghĩa
Top 9+ các loại cây dây leo bóng mát dễ trồng nhất năm 2022
Cây móng bò – Đặc điểm, ý nghĩa phong thủy và tác dụng
Cây mần tưới – Đặc điểm, tác dụng, cách dùng và hình ảnh
Cây mận – Đặc điểm, phân loại, đặc tính gỗ và cách trồng
Top 6+ các loại cây lấy gỗ nên trồng và giá trị kinh tế
Cây lá bỏng là cây gì? Ý nghĩa, tác dụng và cách trồng