Cây hạt dẻ – Đặc điểm, phân loại, cách trồng, giá trị kinh tế

Trước kia, cây hạt dẻ là giống cây lấy hạt mọc nhiều ở các khu rừng tự nhiên trong khu vực khí hậu ôn đới. Ngày nay, loại cây này được lai tạo trồng nhiều nơi trên thế giới để phục vụ nhu cầu ăn uống của người dân. Hạt dẻ là món ăn thơm ngon, béo ngậy, một món quà vặt được rất nhiều người yêu thích. Nước ta cũng là một trong những nước có diện tích trồng hạt dẻ lớn và nổi tiếng thế giới với giống hạt dẻ Trùng Khánh – Cao Bằng. Đọc ngay bài viết này để tìm hiểu thông tin về đặc điểm, phân loại, cách trồng và giá trị kinh tế của cây hạt dẻ. 

Nội Dung Chính

Đặc điểm cây hạt dẻ rừng

Cây hạt dẻ có tên khoa học là castanea sativa, thuộc họ Cử – Fagaceae. Trong dân gian, chúng được biết tới với nhiều tên gọi khác như cây dẻ, cây sơn hạch đào, cây dẻ thơm,… Loại cây này có nguồn gốc từ nhiều nước trong khu vực phía đông của Châu Âu và phía nam của Châu Á hoặc bất cứ nơi nào có khí hậu ôn đới. Tùy vào từng loại hạt dẻ khác nhau mà chúng được xếp vào các chi khác nhau. Cây hạt dẻ truyền thống của nước ta là cây hạt dẻ rừng và cây hạt dẻ Trùng Khánh. Trong đó, cây hạt dẻ Trùng Khánh có giá trị kinh tế, hương vị thơm ngon hơn cả.

Đặc điểm cây hạt dẻ rừng

Đặc điểm cây hạt dẻ rừng

Tại nước ta, cây hạt dẻ có mặt ở các tỉnh miền núi phía Bắc như Cao Bằng, Hà Giang, Yên Bái, Sơn La và một số tỉnh phía Nam như Đồng Nai. Trước kia, chúng mọc hoang phổ biến ở ven bản làng của các tỉnh trung du và miền núi, ven rừng, đồi hoang. Đây là giống cây thân gỗ, kích thước không quá lớn, tán lá tròn và khá rộng. Một cây hạt dẻ trưởng thành sẽ cao khoảng 8 – 10m. Cây có tuổi thọ lâu năm, thông thường cây có thể sống khoảng 80 năm và cho thu hoạch liên tiếp trong 50 năm. Lá cây hạt dẻ thuôn dài, mép lá có nhiều răng cưa, nhọn một đầu và mọc cách xa nhau. Mặt trên của lá có màu xanh đậm, mặt dưới nhạt hơn và hơi mốc, gân lá nổi rõ lên trên bề mặt. 

Hoa cây hạt dẻ có màu xanh hoặc màu vàng tùy vào từng giống, mỗi bông có 6 cánh. Cánh hoa bản to, chiều dài khoảng 8cm, chiều rộng khoảng 2 – 3cm, nhị hoa dài khoảng 2cm. Hoa cây hạt dẻ không được đẹp mắt, nhìn từ xa trông giống con sao biển nhưng lại có hương thơm rất ngọt ngào và quyến rũ. Quả hạt dẻ chính là bộ phận có giá trị nhất của cây, chúng có dạng hình cầu, bên ngoài được bao phủ bởi một lớp lông dài, màu xanh giống quả chôm chôm. Khi quả già đi thì người ta bắt đầu thu hái quả để lấy phần hạt bên trong. Hạt dẻ rừng có kích thước nhỏ hơn hạt dẻ Trùng Khánh khoảng 5 lần, tuy nhiên khi nhắc tới hạt dẻ bản địa của Việt Nam thì người ta sẽ nhớ ngay tới giống hạt dẻ rừng này. 

Các loại cây hạt dẻ

Ngoài hai loại hạt dẻ bản địa của nước ta là hạt dẻ Trùng Khánh và hạt dẻ rừng thì chúng ta còn có rất nhiều loài hạt dẻ được lai tạo và những giống hạt dẻ nhập ngoại. Các loại cây hạt dẻ đang được bày bán trên thị trường bao gồm: 

Hạt dẻ Sapa: Đây là loại hạt dẻ có hương vị thơm ngon, béo, hơi ngọt. Chúng có hình dáng các hạt không đều nhau, lớp vỏ bên ngoài có màu nâu, đỉnh vỏ có lớp lông mềm bao phủ.

Các loại cây hạt dẻ

Các loại cây hạt dẻ

Hạt dẻ Thái Lan: Đây là loại hạt dẻ thơm ngon, giá thành rẻ, một quả hạt dẻ sẽ chỉ có một hạt. Hạt có hình tròn, đều nên chúng ta rất dễ phân biệt với các loại hạt dẻ khác. 

Hạt dẻ Nhật: Đây cũng là một trong những loại hạt dẻ nhập ngoại có hương vị hấp dẫn. Chúng có hình cầu méo, phần thịt màu vàng sáng thường được chế biến và đóng gói sẵn. 

Hạt dẻ rừng: Vỏ hạt dẻ rừng khá mỏng, nhẵn bóng, dễ bóc, phần thịt bên trong có màu vàng chanh. Bên ngoài quả sẽ được bao bọc bởi lớp gai nhọn có hình dáng giống quả chôm chôm. 

Hạt dẻ Trùng Khánh: Đây là loại hạt dẻ có kích thước lớn nhất trên thị trường, chúng có kích thước to gấp 5 lần hạt dẻ rừng và có nhiều công dụng trong y học. 

Tranh cãi cái tên cây hạt dẻ Trùng Khánh

Khi nhắc tới các sản vật quý của Cao Bằng người ta sẽ nghĩ ngay tới cây hạt dẻ Trùng Khánh. Cái tên Trùng Khánh cũng gây nên nhiều tranh cãi và hiểu lầm. Loại hạt dẻ này có tên khoa học là castanea mollissima, thuộc họ Fagaceae. Mặc dù là loại cây bản địa của nước ta nhưng nhiều người lại gọi nó với cái tên Chinese chestnut (Tiếng Anh) hoặc marron de Chine (Tiếng Pháp). Có lẽ người phương Tây đã nhầm tưởng rằng huyện Trùng Khánh của tỉnh Cao Bằng là tên của một địa danh nổi tiếng của Trung Quốc.

Tranh cãi cái tên cây hạt dẻ Trùng Khánh

Tranh cãi cái tên cây hạt dẻ Trùng Khánh

Cách trồng cây hạt dẻ giống

Cây hạt dẻ thường được trồng vào tháng 2 – 4 của vụ xuân hoặc tháng 8 – 9 của vụ thu. Chúng ta nên trồng vào thời điểm trời râm mát để cây nhanh phát triển và thu lại được năng suất cao. Trước khi trồng khoảng 15 – 20 ngày nên đào những hố trồng có kích thước 40x40x40cm và lấp hố kết hợp bón phân chuồng hoai mục. Cây hạt dẻ có biên độ sinh thái khá rộng, do đó chúng ta nên trồng cây ở những nơi thoáng mát. Ở các tỉnh miền Bắc có lượng mưa bình quân hằng năm 1500 – 2500mm/1 năm, nhiệt độ trung bình 22 – 28 độ C chính là điều kiện sinh trưởng lý tưởng cho cây hạt dẻ.

Cách trồng cây hạt dẻ giống

Cách trồng cây hạt dẻ giống

Sau khi cây hạt dẻ giống đã ra 2 lá mầm thì chúng ta cấy cây vào bầu hoặc ủ hạt trong cát ẩm khi vừa nảy mầm thì gieo chúng trực tiếp vào bầu luôn. Khi cây đã cao khoảng 10 – 20cm thì chúng ta có thể mang đi gieo trồng. Đặt cây vào hố trồng đã được đào trước đó và lấp đất lại, nén chặt và vun gốc cho cây, tưới nước vào gốc để giữ độ ẩm. Sau khi trồng cây được 3 ngày thì bón thêm cho cây phân NPK hòa tan, sau đó bón phân liên tục cho cây theo chu kỳ 10 – 15 ngày/1 lần, dừng tưới trước khi thu hoạch khoảng 1 – 2 tháng. Sau khi trồng 1 tháng thì chúng ta tiến hành nhổ cỏ phá váng, thời gian thực hiện sẽ tùy thuộc vào số lượng cỏ sinh trưởng. 

Cây hạt dẻ trồng bao lâu có trái?

Cây hạt dẻ là loại cây đa năng vừa cho thu trái vừa cho khai thác gỗ, vì là giống cây có tuổi thọ cao nên chúng có thể cho thu hái hạt trong thời gian dài. Cây có tuổi thọ trung bình 70 – 80 năm, thời gian thu hoạch quả là 50 – 60 năm. Vậy cây hạt dẻ trồng bao lâu thì có trái? Thông thường, cây hạt dẻ có tuổi đời từ 2 năm trở lên mới bắt đầu ra quả, để cây có thể cho thu hái đều đặn hằng năm thì phải mất 5 năm. 

Cây hạt dẻ trồng bao lâu có trái?

Cây hạt dẻ trồng bao lâu có trái?

Giá trị kinh tế cây hạt dẻ trồng ở Việt Nam

Cây hạt dẻ trồng ở Việt Nam đang đem lại hiệu quả kinh tế lớn cho người nông dân. Cách đây hơn 20 năm, người nông dân Việt Nam thực sự đang phải loay hoay không biết trồng cây gì, thấu hiểu điều đó nên “công ty giống lâm nghiệp vùng Đông Bắc” đã khuyến khích người dân, đặc biệt là vùng núi phía Bắc chuyển qua trồng cây hạt dẻ. Từ trồng tự phát vài chục cây, hiện nay diện tích trồng hạt dẻ đã lên tới hàng nghìn hecta. Cây hạt dẻ khá dễ trồng, dễ chăm sóc, ngay ở độ tuổi thứ 3, cây đã bắt đầu ra quả, sau năm thứ 4 – 5 thì cây đã cho năng suất ổn định khoảng 12 – 13kg/1 cây/1 năm.

Giá trị kinh tế cây hạt dẻ trồng ở Việt Nam

Giá trị kinh tế cây hạt dẻ trồng ở Việt Nam

Giá hạt dẻ trên thị trường cũng đang có dấu hiệu tăng lên không ngừng, thông thường thương lái sẽ thu mua hạt dẻ với giá 35.000 – 40.000d/1 kg. Nếu thử tính nhẩm 1 cây hạt dẻ thu hoạch được tối thiểu là 10kg, mà 1 ha trồng được khoảng 300 cây hạt dẻ thì hằng năm người nông dân có thể cho thu về hàng trăm triệu. Theo nhiều người trồng hạt dẻ thì chi phí phải bỏ ra để chăm sóc cho 1 ha chưa tới 10 triệu 1 năm. Con đường làm giàu và phát triển từ cây hạt dẻ trồng ở Việt Nam đang ngày càng rộng mở đối với nhiều người. 

Hình ảnh cây hạt dẻ

Để nhận biết được chính xác loại cây này với các loại cây khác trong họ, cùng Elead chiêm ngưỡng một số hình ảnh cây hạt dẻ dưới đây:

Hình ảnh cây hạt dẻ

Hình ảnh cây hạt dẻ

Hình ảnh cây hạt dẻ

Hình ảnh cây hạt dẻ

Hình ảnh cây hạt dẻ

Hình ảnh cây hạt dẻ

Hình ảnh cây hạt dẻ

Hình ảnh cây hạt dẻ

Hình ảnh cây hạt dẻ

Hình ảnh cây hạt dẻ

Trên đây là toàn bộ thông tin về đặc điểm, phân loại, cách trồng và giá trị kinh tế của cây hạt dẻ. Hy vọng bài viết này hữu ích cho cuộc sống của bạn, cảm ơn bạn đã đọc bài viết này!

Xem thêm: Cây hoàng nam là gì? Ý nghĩa, giá trị kinh tế và cách trồng

Sinh Vật Cảnh -