Cây xuyến chi ăn được không? Đặc điểm, công dụng, cách dùng

Cây xuyến chi là giống cây thuốc nam mọc hoang dại có sức sống mãnh liệt. Chúng xanh tốt quanh năm và không hề bị héo tàn kể cả khi sống trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt hay bão lũ. Theo quan niệm dân gian, loại cây này gắn bó với truyền thuyết cảm động về tình yêu trong sáng của đôi trai gái đang ở độ tuổi cập kê. Đọc ngay để tìm hiểu thông tin về cây xuyến chi, công dụng, cách dùng và các món ăn từ loại cây này. 

Nội Dung Chính

Đặc điểm cây xuyến chi

Cây xuyến chi có tên khoa học là bidens pilosa, chúng thuộc họ Cúc, thân thảo. Loại cây này có nguồn gốc từ Châu Mỹ nhưng hiện đang phân bố rộng khắp ở tất cả các vùng có khí hậu ấm áp trên thế giới. Loại cây này có tuổi thọ thấp, thường chỉ sinh trưởng trong năm, mọc thẳng, phân nhánh ngay từ gốc. Cây xuyến chi có chiều cao ở mức tương đối, nếu sống trong điều kiện tự nhiên thích hợp chúng có thể cao lên tới 1m. Lá cây xuyến chi mọc đối xứng nhau, phiến lá xẻ 3 thùy khá sâu trông giống lá chét. Mép lá có tăng cưa, được bao phủ bởi lớp lông mềm.

Đặc điểm cây xuyến chi

Đặc điểm cây xuyến chi

Một số đặc điểm cây xuyến chi mà chúng ta dễ nhận biết trong tự nhiên như sau: Hoa có 5 cánh, thực chất cánh hoa này chỉ là do lá bắc tạo thành, tuy nhiên chúng nhìn giống như hoa nên nhiều người vẫn nghĩ đây là hoa. Hoa thật sự chính là phần tràng hoa màu vàng bên trong mà chúng ta thường nghĩ đó là nhụy. Quả cây xuyến chi là dạng quả bế, khá cứng, có màu xám đen và phần đỉnh có nhiều gai nhọn. Những chiếc gai nhọn có công dụng giúp hạt phát tán xa hơn. Chúng sẽ bám lên quần áo của chúng ta và lông của động vật nếu chẳng may chạm vào. 

Tên gọi khác của cây xuyến chi

Cây xuyến chi là một loại cây ưa sáng, tốc độ sinh trưởng khá nhanh, thích nghi được với nhiều điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng khác nhau. Hoa thường nở quanh năm và nở rộ nhất là vào mùa xuân. Tại nước ta, chúng phân bố rộng khắp từ Bắc chí Nam và người dân thường coi chúng là cỏ dại. Thực chất, loại cây này không phải cỏ dại mà là một loại thực vật có nhiều lợi ích đối với sức khỏe con người, và có nhiều lợi ích trong việc canh tác nông nghiệp.

Tên gọi khác của cây xuyến chi

Tên gọi khác của cây xuyến chi

Hoa xuyến chi được phát hiện lần đầu tiên tại Ấn Độ, sau đó được du nhập sang nhiều nước trong khu vực Châu Âu và Châu Phi. Tại nước ta, chúng có thể được tìm thấy dễ dàng ở ven đường, những bãi đất trống, ven mương, đồng cỏ. Tùy từng vùng miền mà chúng lại có những cái tên khác nhau. Tên gọi khác của cây xuyến chi là: Cây quỷ châm thảo, cây song nha lông, cây cỏ xuyến, cây cúc sáo, cây hoa đơn buốt, cây hoa đơn kim,…

Cây xuyến chi tím

Cây xuyến chi tím là một giống cây cỏ dại thường mọc hoang cùng với cây xuyến chi. Khi chúng ta nhìn thấy cây xuyến chi trắng, chúng ta cũng sẽ không khó để bắt gặp loại cây xuyến chi tím này. Thực chất, cây xuyến chi tím chính là cây cứt lợn. Cây cứt lợn có tên gọi khác là cây ngũ sắc, cây có những đặc điểm bên ngoài khác hoàn toàn cây xuyến chi. Chiều cao trong khoảng 25 – 50cm, hoa có kích thước nhỏ, màu tím, toàn bộ cây được bao phủ bởi một lớp lông mềm. 

Cây xuyến chi tím

Cây xuyến chi tím

Công dụng cây xuyến chi

Bên trong cây xuyến chi có chứa sắt, kẽm, canxi, crom, photpho, mangan, magie, mathanol, acetone, flavones, polyynes, cytopoloyne và nước. Theo y học cổ truyền, cây xuyến chi có vị đắng, nhạt, cay nhẹ, tính mát, có công dụng tuyệt vời trong việc chống viêm, sát trùng, giải độc, thanh nhiệt, mát gan, lợi tiểu. Chúng được sử dụng trong các bài thuốc điều trị dị ứng, mề đay, ngứa, kiết lỵ, tiêu chảy, viêm đường ruột, sốt, sưng họng, viêm họng, ho. Công dụng của cây xuyến chi cũng đã được rất nhiều người công dụng.

Công dụng cây xuyến chi

Công dụng cây xuyến chi

Trong dân gian, cây dược liệu này được dùng để đắp trực tiếp vào những vết côn trùng và rắn cắn để chống viêm, tiêu sưng. Hai hoạt chất polyynes và flavones có công dụng chống lại các khối u ác tính, ngăn ngừa sự phát triển của bệnh ung thư, làm giảm các triệu chứng của đái tháo đường. Tinh dầu từ cây xuyến chi có công dụng chống oxy hóa và kháng nấm, kháng khuẩn hiệu quả. Ngoài công dụng trong y học, loại cây này còn được trồng với mục đích trang trí trong khuôn viên, sân nhà để tăng vẻ đẹp và sự tươi mát cho không gian sống. 

Cách dùng cây xuyến chi chữa tiểu đường

Để có thể chữa trị được căn bệnh tiểu đường, chúng ta nên tham khảo cách sử dụng cây xuyến chi. Loại cây này là một giống cây dược liệu lành tính, không gây độc hại cho cơ thể, cách dùng cây xuyến chi chữa tiểu đường như sau: 

Chuẩn bị 500g cây xuyến chi và khoảng 2 – 3 lít nước. Rửa sạch và loại bỏ rễ, để ráo và đem tất cả nguyên liệu đi đun sôi. Chắt lấy nước và bỏ bã. Chia lượng nước vừa đun làm 3 lần uống và uống mỗi ngày để đạt được hiệu quả tốt nhất. Khi sử dụng loại dược liệu này cần lưu ý tránh dùng cho phụ nữ có thai, khi sử dụng nên kết hợp thêm chế độ ăn uống phù hợp, tuân thủ đúng phác đồ điều trị bệnh của bác sĩ và chỉ sử dụng với mục đích hỗ trợ điều trị bệnh chứ không thay thế hoàn toàn thuốc điều trị.

Cách dùng cây xuyến chi chữa tiểu đường

Cách dùng cây xuyến chi chữa tiểu đường

Cách tắm nước cây xuyến chi

Để trị ngứa do dị ứng, chúng ta nên thực hiện tắm nước cây xuyến chi như sau: Đun khoảng 200g cây xuyến chi cùng với 1 – 5 lít nước tùy vào số lượng nước sử dụng hằng ngày. Khi nước vừa sôi thì tắt bếp, để nguội. Khi tắm nên dùng bã chà xát bên vùng bị viêm và tắm liên tục trong 1 tháng để có hiệu quả tốt nhất. 

Cách dùng cây xuyến chi chữa tiểu đường

Cách dùng cây xuyến chi chữa tiểu đường

Cây xuyến chi ăn được không?

Cây xuyến chi có ăn được không là một câu hỏi mà rất nhiều người thắc mắc. Thực chất, lá cây xuyến chi là một loại rau chống đói khi đất nước ta còn bị áp bức bởi ách đô hộ của thực dân. Đây là một loại rau được sử dụng phổ biến tại vùng Nghệ An và Hà Tĩnh. Món ăn có vị nồng, với những người không quen thì sẽ khó ăn. Chúng ta có thể luộc hoặc xào ăn đều được. Tuy bây giờ, loại rau dại này đã không còn được sử dụng nhiều như trước kia nhưng chúng vẫn là một kỉ niệm đẹp của nhiều người thuở nước nhà còn nghèo đói.

Cây xuyến chi ăn được không?

Cây xuyến chi ăn được không?

Bên trong rau xuyến chi còn chứa một số hàm lượng dinh dưỡng tốt cho hoạt động sống của con người. Khi sử dụng loại rau này hằng ngày vừa có thể no bụng vừa có thể tăng cường sức khỏe, chữa một số loại bệnh về đường tiêu hóa và tim mạch, phòng ngừa bệnh sỏi đường tiết niệu và ung thư trực tràng. 

Món ăn từ cây xuyến chi

Cây xuyến chi dễ tìm kiếm nhưng không phải ai cũng biết cách chế biến. Các món ăn từ cây xuyến chi bao gồm: Rau xuyến chi xào tỏi, canh xuyến chi, rau xuyến chi luộc, rau xuyến chi nhúng lẩu. Tất cả những món ăn từ loại cây này đều có thể chế biến tùy theo sở thích. Chúng không hề gây độc hại hay ảnh hưởng gì tới cơ thể khi ăn phải.

Món ăn từ cây xuyến chi

Món ăn từ cây xuyến chi

Cho gà ăn cây xuyến chi

Cho gà ăn cây xuyến chi chính là một biện pháp kích thích sinh trưởng và phòng bệnh tật cho gà. Theo nhiều nghiên cứu, bên trong cây xuyến chi có chứa hoạt chất DL – Một hoạt chất kháng sinh. Vì vậy việc cho gà ăn cây xuyến chi chính là một biện pháp tăng cường sức khỏe vật nuôi hiệu quả mà nhiều trang trại áp dụng. Hiện tại, biện pháp này không còn nhiều trang trại áp dụng, người ta chuyển hẳn sang sử dụng các loại hạt thức ăn có chứa hàm lượng kháng sinh nhưng những cơ sở chăn nuôi nhỏ lẻ thì vẫn áp dụng biện pháp này. 

Cho gà ăn cây xuyến chi

Cho gà ăn cây xuyến chi

Trên đây là toàn bộ thông tin về cây xuyến chi, công dụng, cách dùng và các món ăn từ loại cây này. Hy vọng bài viết này hữu ích cho cuộc sống của bạn, cảm ơn bạn đã đọc bài viết này!

Xem thêm: Cây xá xị là cây gì? Tác dụng, tác hại và giá trị kinh tế

Sinh Vật Cảnh -