Cây dầu – Đặc điểm, phân loại, tác dụng, giá trị kinh tế
Cây dầu là giống cây gỗ có kích thước lớn, mọc thẳng đứng và có chiều cao trung bình khoảng 40 – 50m. Cây có giá trị kinh tế khá lớn, gỗ dầu cũng được xếp vào top các loại gỗ có chất lượng tốt và được ứng dụng trong nhiều ngành nghề chế biến khác nhau. Đọc ngay bài viết dưới đây để tìm hiểu thông tin về đặc điểm cây dầu rái, phân loại, tác dụng của cây dầu de và giá trị kinh tế của gỗ dầu mang lại.
Đặc điểm cây dầu rái
Cây dầu có tên tiếng anh là dipterocarpus alatus, là loại cây có nguồn gốc từ nhiều nước trong khu vực Đông Nam Á. Cây được biết tới với nhiều tên gọi khác như cây dầu rái, cây dầu con rái,… Cây dầu là giống cây thân gỗ, kích thước thân lớn, thân tròn, phân nhánh ở trên cao. Một cây dầu khỏe mạnh trong tự nhiên có thể cao lên tới 70m, chiều cao của thân tính từ gốc cho tới khu vực phát nhánh khoảng 25 – 40m, đường kính thân trung bình trong khoảng 70 – 80m. Vỏ cây dầu có màu nâu xám, khi cây chưa trưởng thành thì phần vỏ cây khá dày, khi trưởng thành thì phần vỏ chuyển dần sang màu vàng xám, lớp vỏ sẽ bong dần thành từng mảng.
Cây dầu có tán lá lớn và sum suê, lá có hình trứng, là dạng lá đơn, chiều dài trung bình của một chiếc lá dầu trong khoảng 25 – 30cm, chiều rộng khoảng 8 – 15cm. Hai mặt lá của cây có một lớp lông mềm bao phủ, đặc biệt mặt dưới có nhiều lông hơn cả. Hoa dầu thường mọc thành cụm, một cụm hoa thường dài khoảng 12 – 14cm. Một bông hoa có khoảng 5 cánh, phần nhị hoa dính với nhau thành hai hàng trông khá đẹp. Mùa hoa dầu thường bắt đầu vào tháng 11 và kết thúc vào khoảng tháng 12, quả dầu sẽ chín vào khoảng tháng 4 năm sau. Quả có hình tròn, kích thước khá lớn, đường kính trung bình trong khoảng từ 20 – 24cm. Khi chín, quả sẽ rụng dần và xoay tròn theo chiều gió trông khá đẹp mắt.
Tại nước ta, cây dầu chủ yếu mọc hoang dại, nơi tập trung loại cây này nhiều nhất đó là miền Trung và một vài tỉnh của Nam Bộ. Chúng có mặt ở cả những vùng núi có độ cao từ 500 – 600m. Loại cây này đã trở nên gắn bó mật thiết với chúng ta bởi những công dụng và giá trị to lớn mà nó mang lại. Cây có hình dáng bên ngoài khá cao lớn, tán lá lại tỏa rộng nên được sử dụng làm cây công trình tạo bóng mát trong các khu công nghiệp, trường học, công viên, đường phố.
Các loại cây dầu tại nước ta
Cây dầu phân bố chủ yếu trong khu vực Đông Nam Á, được ứng dụng trong nhiều ngành nghề khác nhau nên đang là sản phẩm phát triển kinh tế hiệu quả tại nhiều địa phương. Ngoài khu vực miền Trung nước ta, cây còn mọc hoang dại tại một số tỉnh miền Nam. Chúng còn được nhiều nơi công nhận là cây di sản Việt Nam. Hiện tại, các loại cây dầu tại nước ta đều có những công dụng và cách trồng tương tự nhau. Ngoài cây dầu rái, chúng ta còn thường thấy sự xuất hiện của một số sản phẩm từ cây dầu de và cây dầu lông.
Cây dầu lông
Cây dầu lông có tên tiếng anh là dipterocarpus intricatus dyer, thuộc họ Dầu (Dipterocarpaceae). Cây còn được nhiều người biết tới với cái tên gọi khác là cây dầu trai. Khác với cây dầu rái sinh trưởng chủ yếu ở khu vực miền Trung, loại cây này lại sinh trưởng tại nhiều tỉnh trong khu vực miền Nam như: Đồng Nai, Lâm Đồng, Đắk Lắk, Kon Tum, Gia Lai. Chúng có kích thước tương tự cây dầu rái nên thường chiếm ưu thế về ánh sáng và dinh dưỡng trong những khu rừng thưa.
Tác dụng cây dầu de
Cây dầu de cũng là một trong những giống cây dầu mang lại giá trị kinh tế lớn cho người dân. Chắc hẳn chúng ta không quá xa lạ với sản phẩm tinh dầu de – Đây là loại tinh dầu được chiết xuất từ loại gỗ de quý hiếm, do đó chúng nằm trong danh mục sản phẩm bị cấm lưu hành của nhà nước mà báo đài thường hay đề cập tới. Được biết, để sản xuất ra được một hàm lượng tinh dầu de, chúng ta phải tàn phá một lượng lớn gỗ de trong tự nhiên. Mà loại gỗ này lại là một loại gỗ nằm trong nhóm IA đang có nguy cơ tuyệt chủng cần được bảo tồn.
Tinh dầu de không chỉ có hương thơm tự nhiên mà còn có công dụng xua đuổi côn trùng, chữa các bệnh đau nhức xương khớp, chống viêm, phòng ngừa tế bào ung thư, kháng khuẩn và hỗ trợ miễn dịch, thu hút may mắn, tài lộc, nguồn năng lượng tốt tới ngôi nhà của bạn, tạo cảm giác thanh tịnh, trầm mặc. Theo nhiều nghiên cứu khoa học cũng cho biết, chúng ta có thể sử dụng tinh dầu chiết xuất từ cây dầu de như một loại thuốc có công dụng giảm căng thẳng, lo lắng, phục hồi giấc ngủ, an thần, kháng khuẩn, kháng nấm candida, phòng cảm lạnh, rôm sảy hiệu quả.
Tác dụng cây dầu bóng mát
Một trong những công dụng tuyệt vời của loại cây này đó chính là tạo bóng mát cho các công trình, đường phố, giúp đường phố được xanh – sạch – đẹp hơn. Cây dầu bóng mát được trồng nhiều ở hai bên đường, vừa tăng tính thẩm mỹ cho khu phố, vừa giúp che nắng, che mưa và mang lại giá trị kinh tế lớn về sau. Trong phong thủy, cây dầu cũng mang ý nghĩa khá tuyệt vời, chúng đại diện cho sự may mắn, quyền lực. Đặc biệt, nếu chúng ta mang mệnh Mộc và mệnh Hỏa, khi trồng loại cây này trong vườn nhà, cạnh cửa ra vào cũng sẽ mang lại cho gia chủ nhiều tài lộc, giúp cho đường công danh, sự nghiệp thuận lợi, đi đâu cũng có quý nhân phù trợ.
Cách chế biến cây dầu ăn
Theo nhiều nghiên cứu, bên trong cây dầu có chứa hàm lượng lớn spathulenol, γ-gurjunen, β-caryophyllen, alloaromadendren, isoleden, α-gurjunene, sesquiterpen. Chính vì vậy, tất cả các bộ phận, đặc biệt là phần thân cây đều có chứa hàm lượng tinh dầu lớn, có mùi thơm gần giống mùi giấm. Cây được chế biến thành dầu xoa bóp trong y tế và dầu thực vật nấu ăn hằng ngày.
Dầu xoa bóp làm từ cây dầu có công dụng làm dịu da, kháng khuẩn, tiêu viêm, chữa sưng đau, thấp khớp, chữa bệnh sán vịt. Sản phẩm dầu ăn thì thường được sản xuất với quy mô lớn, nơi sản xuất dầu thực vật từ cây dầu lớn nhất nước ta đó chính là Uông Bí – Quảng Ninh. Cách chế biến cây dầu ăn khá đảm bảo, chúng ta hoàn toàn có thể yên tâm khi bảo quản chúng từ 1 – 1,5 năm cũng không hề hấn gì.
Giá trị kinh tế cây dầu lấy gỗ
Theo bảng phân loại gỗ của nước ta, gỗ dầu được xếp vào nhóm V – Đây là nhóm gỗ có chất lượng trung bình, thường được sử dụng để sản xuất các đồ dùng trong gia đình. Gỗ dầu có độ bền cao, ít khi bị mối mọt tấn công, khi ngâm trong nước thời gian dài cũng không hề sợ bị mục. Gỗ dầu có đường vân gỗ đẹp, những sản phẩm từ gỗ dầu thường có hoa văn khá giản dị, mộc mạc khiến nhiều người phải khen ngợi. Cây dầu lấy gỗ khá dễ làm, dễ gia công nên có thể tạo ra nhiều sản phẩm đẹp, phong phú và chất lượng. Giá từ loại gỗ này cũng không quá đắt, chúng ta hoàn toàn có thể tùy ý lựa chọn những sản phẩm từ gỗ dầu đẹp, họa tiết trang trí bắt mắt.
Hình ảnh cây dầu trong tự nhiên
Để nhận biết được chính xác loại cây này trong tự nhiên, cùng Elead chiêm ngưỡng một số hình ảnh cây dầu trong tự nhiên dưới đây:
Trên đây là toàn bộ thông tin về đặc điểm cây dầu rái, phân loại, tác dụng của cây dầu de và giá trị kinh tế của gỗ dầu mang lại. Hy vọng bài viết này hữu ích cho cuộc sống của bạn, cảm ơn bạn đã đọc bài viết này!
Xem thêm: Cây chùm bao là gì? Tác dụng, cách sử dụng và tác hại
Sinh Vật Cảnh -Cây chùm bao là gì? Tác dụng, cách sử dụng và tác hại
Cây si là cây gì? Phân loại, cách trồng và chuyện cây si có ma
Cây bình bát – Đặc điểm, tác dụng của trái bình bát và hình ảnh
Cây bông là cây gì? Tác dụng, ý nghĩa và cách trồng
Cây bồn bồn là cây gì? Ý nghĩa, các món ăn và cách trồng
Cây chòi mòi – Đặc điểm, phân loại, ý nghĩa và cách trồng
Cây ăn thịt người và côn trùng, đặc điểm và tác dụng