Cây ba kích: Đặc điểm, công dụng, cách trồng và rượu ba kích
Cây ba kích là loại cây dược liệu nổi tiếng trong dân gian với công dụng bổ thận, tráng dương. Các sản phẩm được làm từ cây thuốc nam này được các đấng mày râu săn đón và vô cùng yêu thích. Đọc ngay bài viết sau để tìm hiểu thông tin của cây ba kích, công dụng, rượu ba kích là gì và cách trồng cây ba kích như thế nào?
Đặc điểm nhận biết cây ba kích
Cây ba kích có tuổi thọ cao, thuộc loại cây thân thảo, sinh trưởng dạng leo bằng thân quấn. Cây ba kích còn được gọi là cây chổi hoàng kim, cây thao tầy cáy, cây ruột gà, cây ba kích thiên, cây ba kích nhục, cây sáy cáy, cây chày kiằng đòi,… Cây có tên tiếng anh là morinda officinalis how, họ Rubiaceae. Ngọn ba kích non có màu tím nên được nhiều nơi gọi là cây ba kích tím, lá ba kích mặt trên có nhiều lông tơ, mặt phía dưới nhẵn bóng.
Đặc điểm nhận biết cây ba kích như sau: Lá mọc đối xứng nhau, lá có hình mũi mác, thuôn nhọn, cuống cứng, chiều dài trong khoảng từ 8 – 14cm, chiều rộng khoảng 3 – 6cm. Hoa ba kích có kích thước bé, màu trắng đục, khi trưởng thành thì chuyển dần sang màu vàng nhạt, mọc ở đầu cành. Quả ba kích có hình tròn, nhỏ, khi chín chuyển dần về màu cam đỏ. Hoa ba kích thường nở trong khoảng từ tháng 5 đến tháng 6, kết quả ngay sau khi ra hoa, mùa thu hoạch ba kích là khoảng tháng 7 tới tháng 10 hằng năm.
Dược liệu ba kích trong Đông Y chính là củ rễ ba kích, đây chính là một vị thuốc quý mà tự nhiên ban tặng cho đất nước ta. Củ ba kích thường dài trên 5cm, đường kính trong khoảng 3 – 5mm. Ba kích được sử dụng theo cách ngâm rượu hoặc sấy khô để kết hợp với các loại dược liệu khác chữa trị bệnh. Vỏ ba kích có màu nâu, một số cây có màu hồng nhạt, bên trong có nhiều sợi tế bào dạng sợi. Cây ba kích cũng là loại cây được phát triển kinh tế tại một số khu vực miền núi, khác với các loại dược liệu lâu năm cùng họ khác, cây ba kích trồng sau 3 năm là đã có thể thu hoạch được.
Cây ba kích thường mọc hoang dại ở ven rừng, bãi hoang hoặc mọc trên đồi, rừng rậm. Loại cây này mọc tập trung ở Phú Thọ, Quảng Ninh, Bắc Giang, Hà Tây, Bắc Ninh. Người dân thường đào lấy rễ ba kích quanh năm, mùa thu hoạch tốt nhất vào mùa đông. Sau khi thu hoạch thì phần rễ sẽ được rửa sạch tới khi loại bỏ hoàn toàn nhựa dính thì đập nhẹ và phơi khô. Ở Việt Nam có 2 loại là ba kích đó là ba kích trắng và ba kích tím. Hai loại ba kích này có đặc điểm sinh thái và hình dáng giống nhau, tuy nhiên chúng ta có thể phân biệt thông qua màu sắc của thịt rễ ba kích.
Cây ba kích tím
Hiện tại, cây ba kích tím được các chuyên gia đánh giá là có giá trị cao hơn về thành phần dược chất. Vì thế nên cây ba kích tím có giá thành cao hơn cây ba kích trắng. Nếu nói đến công dụng bổ thận tráng dương thì cây ba kích tím chính là một trong những dược phẩm được ưu ái lựa chọn hàng đầu. Trước đây, loại cây này chỉ được thu hái trong điều kiện môi trường tự nhiên. Tuy nhiên, do nhu cầu thị trường quá lớn, số lượng cây ba kích mọc ở vùng trung du hay núi cao không đủ để cung cấp, cây đã được đưa vào phát triển theo quy mô công nghiệp. Các sản phẩm từ cây ba kích trồng không hề thua kém cây ba kích rừng.
Công dụng cây ba kích rừng
Theo nhiều nghiên cứu về loại cây này, trong rễ ba kích rừng có chứa: Asperulosid, sitosterol, anthraglycosid, tectoquinon, rubiadin, iridoid, β-sitosterol, Fe, Cu, K, Mg, Na, Co,… Vị thảo dược quý này đã được thí nghiệm lâm sàng trên chuột và có tác dụng kéo dài thời gian sống và sức khỏe của chuột. Nước sắc từ dược liệu ba kích có thể làm hạ huyết áp, tăng nhu động ruột, mạnh gân cốt, trừ phong thấp, tăng sự co bóp của ruột, bổ thận, tráng dương, chống viêm và tăng cường hiệu lực của androgen trong hoạt động của hệ nội tiết. Một số bệnh lý như: Liệt dương, khả năng sinh dục yếu, kinh nguyệt không đều, khó thụ thai, tử cung lạnh, đau bụng dưới, di tinh khi sử dụng ba kích cũng đem lại kết quả vô cùng khả quan.
Theo Đông Y, cây ba kích rừng có tính ôn, vị cay, hơi ngọt, được quy vào kinh Thận, có công dụng khử phong thấp, ôn thận, trợ dương và mạnh gân cốt. Vị dược liệu này là một vị thuốc bổ trí não và tinh khí, chữa các chứng di mộng tinh, sớm suất tinh và liệt dương vô vùng hiệu quả. Được sử dụng trong các bài thuốc chữa cước khí, âm hư hỏa thịnh, dương ủy, gân cốt yếu mềm, lưng gối đau mỏi, phong thấp, lưng gối đau mỏi.
Rượu ba kích là gì?
Trong y học cổ truyền, dược liệu ba kích có công năng chữa xuất tinh sớm, chủ trị bổ thận, tráng dương, di tinh, liệt dương, mạnh gân cốt. Từ xưa, dân gian đã truyền tai nhau công dụng tăng cường bản lĩnh đàn ông của rượu ba kích. Vậy rượu ba kích là gì mà có công dụng tăng cường sinh lý cho đấng mày râu lớn tới vậy? Trong rượu ba kích có chứa hàm lượng lớn anthraglycosid , sắt, kẽm. Đây đều là những chất có công dụng gia tăng lượng tinh trùng, thay đổi tinh dịch, bảo vệ ADN của tinh trùng.
Nhờ hàm lượng dinh dưỡng cao nên rượu này có thể tăng cường sức đề kháng, gia tăng tính dẻo dai và có tác động tích cực tới hoạt động của hệ nội tiết, giảm sưng, kháng viêm, hỗ trợ hệ tiêu hóa và kích thích tinh thần sảng khoái hơn, kiểm soát triệu chứng tăng huyết áp, làm chậm quá trình loãng xương, tăng cường gân cốt, giúp cho con người trở nên thư giãn và sảng khoái hơn.
Tác hại của rượu ba kích
Mặc dù rượu ba kích có nhiều công dụng đối với sức khỏe, nhưng chúng ta cũng không nên chủ quan mà sử dụng nó một cách bừa bãi. Rượu ba kích có thể phản tác dụng nếu chúng ta không biết cách xử lý ba kích và ngâm rượu ba kích đúng cách. Chỉ một chút sai sót trong việc ngâm nhầm lõi độc ba kích hay mua nhầm rượu giả sẽ khiến chúng ta gặp phải các tình huống dở khóc dở cười.
Hơn hết, rượu ba kích không phải là bài thuốc có thể dùng cho mọi đối tượng. Để tránh những tác hại của rượu ba kích thì những người bị bệnh tinh trùng yếu, khó xuất tinh, người bị bệnh về đường tiêu hóa, tim mạch, xơ gan, viêm thận mạn không thể sử dụng rượu ba kích.
Cách trồng cây ba kích nhanh thu hoạch
Từ khi gieo trồng tới khi thu hoạch cây ba kích mất khoảng 3 – 4 năm, cách trồng cây ba kích nhanh thu hoạch như sau:
Tiến hành trộn đều phân lót với đất trồng, đào hố trồng bằng với kích thước cây con, xé bỏ bầu đất và đặt cây vào giữa hố trồng. Lấp đất kín và nén chặt xung quanh gốc, ủ rơm hoặc rạ xung quanh gốc để giữ ẩm cho cây. Tưới nước vào mỗi buổi sáng để cung cấp độ ẩm cho cây sinh trưởng.
Hình ảnh cây ba kích trong tự nhiên
Để phân biệt cây ba kích tím và cây ba kích trắng, cùng chiêm ngưỡng một số hình ảnh cây ba kích tím dưới đây:
Trên đây là toàn bộ thông tin của cây ba kích, công dụng, rượu ba kích là gì và cách trồng cây ba kích như thế nào? Hy vọng bài viết này hữu ích với cuộc sống của bạn, cảm ơn bạn đã đọc bài viết này/
Xem thêm: Cây bưởi – Đặc điểm, phân loại, công dụng và cách trồng
Sinh Vật Cảnh -Cây bưởi – Đặc điểm, phân loại, công dụng và cách trồng
Cây tường vi hợp mệnh gì? Đặc điểm, ý nghĩa và cách trồng
Cây trúc nhật – Đặc điểm, ý nghĩa phong thủy, cách trồng
Cây xoan và cây xoan đào – Đặc điểm, công dụng, hình ảnh
Cây vả – Phân loại, cách nhân giống và vị trí trồng
Cây thần kỳ – Đặc điểm, ý nghĩa, cách trồng và công dụng
Cây trầm hương – Đặc điểm, công dụng và vị trí trồng