Cây tam thất – Phân loại, tác dụng và cách sử dụng
Cây tam thất là cây thuốc nam được sử dụng rộng rãi trong dân gian. Hiện nay, loại dược liệu này đang được người dân tìm kiếm khá nhiều, mọi người truyền tai nhau những tác dụng thần kỳ của vị thuốc nam này. Vậy đặc điểm cây tam thất như thế nào, các loại cây tam thất, tác dụng, cách sử dụng và hình ảnh ra sao? Đọc ngay bài viết dưới đây để tìm hiểu.
Đặc điểm và các loại cây tam thất
Cây tam thất có tên tiếng anh là panax pseudoginseng wall, họ Araliaceae. Tại Việt Nam, cây được biết tới với nhiều tên gọi khác như: Cây kim bất hoán, cây sâm tam thất, cây điền thất nhân sâm, cây tam sao thất bản,… Tam thất là loại cây thân thảo, có tuổi thọ cao, chiều cao trung bình khoảng 40 – 60cm. Có hình mũi mác, mép lá có nhiều răng cưa, lá được bao phủ bởi một lớp lông mềm, gân lá nổi rõ lên trên bề mặt. Lá tam thất thường mọc thành cụm, mỗi cụm lá có khoảng 3 – 4 lá, cuống dài. Hoa tam thất màu vàng nhạt, có 5 cánh, thường mọc thành cụm, mọc tập trung ở phần ngọn, số ít mọc ra từ thân và cành.
Quả tam thất có hình trứng, mọng nước, khi còn non có màu xanh, khi chín chuyển dần về màu đỏ. Mỗi quả tam thất có một hạt, hạt có màu trắng, hình tròn. Mùa hoa tam thất trong khoảng tháng 5 – 7 hằng năm, quả chín ngay sau đó khoảng 1 – 2 tháng. Khu vực phân bố chủ yếu của tam thất ở Việt Nam là miền núi phía Bắc. Các tỉnh có trữ lượng lớn bao gồm: Hà Giang, Lào Cai, Cao Bằng,… Ngoài Việt Nam, phía Nam của Trung Quốc cũng là nơi có trữ lượng lớn loại cây này trong khu vực Châu Á.
Cây tam thất có thể sử dụng được tất cả các bộ phận bao gồm: Củ, rễ, thân, lá, hoa, quả. Bộ phận được sử dụng nhiều nhất đó là phần rễ củ. Tại nước ta, các loại cây tam thất đều được sử dụng làm dược liệu, mỗi loại đều có những công dụng chữa bệnh riêng. Các loại cây tam thất tại nước ta bao gồm: Cây tam thất rừng, cây tam thất bắc, cây tam thất nam.
Cây tam thất bắc
Cây tam thất bắc được người dân gọi với cái tên là cây kim bất hoán, có nghĩa là một loại cây thuốc vô cùng quý hiếm mà không có vị thuốc nào thay thế được, ngay cả vàng cũng không so sánh lại được. Từ thời xa xưa, vị thuốc này có giá trị và công dụng ngang với nhân sâm. Cây có tên tiếng anh là panax notoginseng, rễ củ tam thất bắc có hình dạng giống củ cà rốt, chiều dài trong khoảng 3 – 6cm, có màu xám tro, một số cây có màu vàng đen.
Rễ củ có nhiều rễ nhánh, sau khi mọc một thời gian, phần rễ nhánh này sẽ chết và để lại trên phần rễ củ chính nhiều vết sẹo to nhỏ khác nhau. Xung quanh những vết sẹo này lại có những cục u lồi lên trên bề mặt. Khi ăn vào, củ có vị đắng, giòn, cứng, khi ngậm lâu trong miệng sẽ có vị ngọt. Khi cắt ngang, phần thịt có nhiều hạt nhỏ màu nâu, phần thịt màu xám và có nhiều đường vân hình tròn trông khá đẹp mắt.
Cây tam thất rừng
Cây tam thất rừng thường được gọi là cây tam thất hoang hoặc cây sâm vũ diệp. Cây có hình dáng bên ngoài giống cây tam thất bắc, cây có nguồn gốc từ tỉnh Vân Nam của Trung Quốc. Cây ưa ẩm, mọc tập trung ở những vùng núi cao trên 1500m của khu vực miền Bắc nước ta. Đặc biệt, khi mùa đông tới, toàn bộ các bộ phận của cây nằm phía trên mặt đất đều sẽ khô héo và trụi dần. Tuy nhiên, phần rễ củ của cây thì vẫn còn sống. Khác với cây tam thất bắc, loại cây này lại được thu hái phần hoa để hãm trà uống và trị bệnh.
Cây tam thất nam
Cây tam thất nam có tên tiếng anh là stahlianthus thorelii gagnep, dân gian thường gọi cây với nhiều cái tên khác như cây tam thất gừng hoặc cây khương tam thất. Lá tam thất nam mọc trực tiếp từ phần gốc, lá có cuống dài, hình mũi mác, mép lá không có răng cưa. Lá có màu xanh hoặc xanh pha tím. Phần rễ có nhiều rễ nhánh, mỗi rễ nhánh lại phình to tạo thành củ nhỏ. Cụm hoa không mọc trên ngọn mà mọc ở gốc cây, hoa có màu trắng vàng, mỗi hoa có 2 tràng hoa.
Cây tam thất có tác dụng gì?
Theo nhiều nghiên cứu về loại dược liệu này, bên trong cây có chứa các thành phần hóa học như: Fe, Ca, arasaponin A, arasaponin B,… Theo Đông Y, dược liệu tam thất có tính ôn, vị ngọt, đắng nhẹ. Tam thất được xếp vào 5 kinh là: Phế, vị, can, đại tràng, tâm, có tác dụng bổ khí huyết, cầm máu, giảm đau, tiêu thũng, tư bổ, chữa xuất huyết, đau tức ngực, huyết ứ, u bướu, băng huyết, thống kinh, mụn nhọt gây sưng đau và bế kinh,… Vậy trong y học hiện đại, cây tam thất có tác dụng gì?
Theo nhiều thử nghiệm lâm sàng về công dụng chữa bệnh của loại dược liệu này, tam thất có những công dụng chính sau:
- Bảo vệ tim: Chất noto ginsenosid trong rễ củ tam thất có thể ngăn ngừa xơ vữa động mạch, ức chế khả năng thẩm thấu máu của mao mạch,…
- Cầm máu, tiêu sưng, tiêu ứ: Tam thất được sử dụng trong các trường hợp chấn thương, tiêu máu ứ, kích thích hệ miễn dịch, gây hưng phấn và an thần.
- Giảm đau: Nhiều nghiên cứu của y học nước ngoài đã cho biết dịch chiết từ rễ, lá hay thân tam thất đều có công dụng giảm đau rõ rệt, tăng tuần hoàn máu, giảm mỡ trong máu, cân bằng đường huyết, ức chế vi khuẩn và virus có hại,…
- Cân bằng huyết áp, giảm đau nhói vùng ngực, chữa viêm động mạch vành, đái tháo đường, viêm loét dạ dày tá tràng, viêm khớp xương, hỗ trợ nhanh lành vết thương, ra mồ hôi trộm, kém trí nhớ, chống nhiễm khuẩn,…
Công dụng của lá cây tam thất bắc
Lá cây tam thất bắc là một bộ phận của cây tam thất bắc, được dùng để chữa trị bệnh mất ngủ, cao huyết áp, nóng trong, tăng men gan và lượng mỡ máu quá cao. Lá tam thất đang ngày càng được nhiều người sử dụng, loại dược liệu này cũng dễ chế biến và có vị ngon hơn phần củ. Chúng thường được sử dụng dưới dạng trà uống.
Lá cây tam thất bắc thường được thu hoạch vào khoảng tháng 10 tới tháng 1 hằng năm. Lá tươi sau khi thu hoạch được phơi nắng hoặc sấy khô, chúng ta chỉ cần sử dụng khoảng 10 – 15g mỗi ngày sẽ thấy hiệu quả rõ rệt chỉ sau tuần đầu sử dụng. Trà lá tam thất có mùi vị giống như mùi hoa tam thất, vị ngọt, mát, tùy vào độ tuổi của lá mà sẽ cho ra màu sắc trà khác nhau.
Cách sử dụng cây tam thất?
Cây tam thất là vị thuốc được sử dụng đã lâu trong dân gian, cách sử dụng cây tam thất cũng khá đa dạng. Hôm nay, Elead sẽ hướng dẫn bạn cách sử dụng bột tam thất để chữa các bệnh tim mạch, bệnh xuất huyết, mỡ máu cao, tiểu đường, ung bướu, ung thư, bồi bổ cơ thể, chữa chứng suy nhược cơ thể,…
Pha 5g bột tam thất hòa cùng với 500ml nước, chúng ta có thể pha thêm với mật ong, sữa, nước gạo. Mỗi ngày uống 1 lần vào sáng sớm sau khi ăn sáng, dùng liên tục trong 3 tháng để thấy hiệu quả, sau đó ngưng 1 tháng và lại tiếp tục dùng đợt tiếp theo.
Xem hình ảnh cây tam thất mọc trong tự nhiên
Mời bạn cùng xem hình ảnh cây tam thất mọc trong tự nhiên dưới đây để có thể dễ dàng phân biệt loại cây này với các loại cây khác có cùng hình dáng trong tự nhiên:
Trên đây là toàn bộ thông tin về đặc điểm, các loại cây tam thất, tác dụng, cách sử dụng và hình ảnh ra sao? Hy vọng bài viết này hữu ích với bạn, cảm ơn bạn đã đọc bài viết này!
Xem thêm: Cây sấu – Đặc điểm, vị trí trồng và thời điểm thu hoạch
Sinh Vật Cảnh -Cây sấu – Đặc điểm, vị trí trồng và thời điểm thu hoạch
Cây mây là cây gì? Công dụng, cách dùng và cách trồng
Cây quế: Giá trị kinh tế, tác dụng y học, ý nghĩa phong thủy
Cây ngũ sắc: Ý nghĩa phong thủy, tác dụng, độc tố, cách trồng
Cây mít – Đặc điểm, ý nghĩa và kỹ thuật trồng
Cây không khí: Phân loại, tác dụng, cách trồng và hình ảnh
Cây mâm xôi: Đặc điểm tác dụng, cách dùng và cách trồng