Cây anh túc và cây cần sa, đặc điểm, phân loại và cách trồng
Cây anh túc là một loại cây bị cấm trồng ở Việt Nam từ lâu. Ngoài tác dụng gây nghiện thì cây anh túc còn được biết đến là một loại dược liệu chữa bệnh. Vậy đặc điểm, phân loại, sự khác nhau giữa cây anh túc và cây cần sa như thế nào?, cách trồng cũng như hình ảnh về cây anh túc ra sao. Hãy đọc ngay bài viết dưới đây để tìm hiểu.
Đặc điểm của cây anh túc (cây hoa anh túc)
Cây anh túc (cây hoa anh túc) còn được biết đến với nhiều cái tên gọi khác nhau như: a phiến, cổ túc tử, a phù dung, cây thuốc phiện,… Có nguồn gốc xuất xứ từ Hy Lạp, được trồng tại Việt Nam từ sớm và được người dân vùng sao sử dụng quen thuộc bao đời nay. Đây là loại cây thân thảo, có tuổi đời ngắn, mỗi cây chỉ sống trung bình từ 1-2 năm. Cây cao trung bình từ 1 – 1,5m. Thân thường mọc thẳng và không phân nhánh, lá cây mọc cách xa nhau, cuống lá thường ngắn và các lá phía trên đỉnh thường không có cuống, ôm trực tiếp vào phần thân. Phần mép lá có hình dạng răng cưa, hình elip dài, đầu nhọn, gần về phía cuống có hình bầu dục.
Đây cũng là một loại cây có hoa, một cây thường chỉ mọc một bông hoa, vị trí không xác định tùy giống. Cuống hoa dài, đài hoa có màu xanh và thường hay rụng ngay khi hoa nở. Hoa thường có bốn cánh, có màu tím hoặc màu trắng tùy từng cây. Quả của cây thường có hình tròn, có núm ở phần đỉnh, phần giữa thường phình ra. Khi quả chín có màu vàng sáng, có nhiều hạt. Hoa chỉ mọc thời gian ngắn, sau khi rụng đi thì sẽ cho quả và hạt, đây chính là nguyên liệu thường được đem phơi khô làm thuốc phiện.
Cách đây khoảng 40-50 về trước thì cây hoa anh túc được trồng nhiều bởi các đồng bào dân tộc thiểu số ở các tỉnh miền núi của phía Bắc như Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình,… Hơn chục năm trở về đây, chúng ta đã không còn thấy sự xuất hiện của loại cây này bởi nó đã bị nhà nước cấm trồng tự phát và chỉ được sử dụng làm thuốc chữa bệnh. Nhựa cây anh túc có tác dụng gây nghiện và ảnh hưởng lớn tới sức khỏe của người sử dụng. Khi sử dụng sẽ khiến con người không kiểm soát được chức năng hoạt động của hệ thần kinh, gây ảnh hưởng lớn tới xã hội và an ninh của quốc gia.
Lá cây anh túc có ăn được không?
Việc lá cây anh túc có ăn được không?, đã được người dân vùng cao Quế Phong – Nghệ An trả lời trong bài báo năm 2011. Khi trả lời phỏng vấn, người dân đã cho biết: “Họ sử dụng lá cây anh túc như một loại rau để ăn sống”. Sau khi tìm hiểu thì hầu hết mỗi gia đình tại đây đều có cất giữ rất nhiều hạt anh túc ở trên gian bếp của họ. Họ đã thổi phồng công dụng về loại cây này rằng sau khi sinh con chỉ cần uống nước anh túc là có thể giúp cầm máu và hồi phục sức khỏe một cách nhanh chóng. Khi người dân ở đây có bệnh thì sẽ sử dụng nước nấu từ lá cây thuốc phiện để uống giảm đau. Từ đó, cứ mỗi khi có người đau bụng đều sẽ hái lá anh túc về ăn và lá anh túc cũng có mùi vị rất ngon. Về lâu dài thì đâm ra nghiện và lá cây anh túc trở thành một món ăn không thể thiếu trong mỗi bữa ăn khi tới mùa anh túc.
Theo lời kể của một số người sinh sống tại đây, rất nhiều gia đình người Thái đều đang tích cực gieo trồng lén lút để có thể dùng cây thuốc phiện ngâm rượu uống, tuy nhiên chỉ trồng với số lượng nhỏ. Hiện nay, nhà nước đã ban hành luật cấm trồng cây anh túc nhưng đâu đó vẫn có những con người lén trồng loại cây này để phục vụ một số nhu cầu của bản thân.
Cây anh túc có mấy loại
Như các bạn đã biết ở trên thì cây anh túc không có nguồn gốc từ Việt Nam mà có nguồn gốc từ Hy Lạp. Đây là loại cây đặc biệt nên cũng có cách phân loại rất đặc biệt. Vậy cây anh túc có mấy loại? Câu trả lời là cây anh túc có 4 loại chính. Người ta dựa vào màu sắc của hoa và hạt, dựa vào hình dáng, kích thước mà chia anh túc ra thành các thứ sau:
- Thứ nhẵn: Hoa có màu tím, quả có hình tròn, phình rộng, hạt có màu tím đen, cây phân bố chủ yếu ở khu vực Trung Á.
- Thứ trắng: Đây là cây có hoa màu trắng, quả có hình elip, hạt mang màu trắng và có ánh vàng, cây phân bố chủ yếu ở khu vực Ấn Độ Và Iran.
- Thứ đen: Đây là cây có hoa màu tím, quả có hình tròn, hạt có màu xám và phân bố chủ yếu ở khu vực châu Âu.
- Thứ lông cứng: Giống với thứ đen, cây có hoa màu tím, cuống hoa và lá phủ đầy lông, đây là loại cây mọc hoang dại ở khu vực phía Nam của châu Âu.
Trong số các loại cây anh túc, thì cây thứ trắng được trồng để lấy nhựa, thứ đen được dùng để lấy dầu. Mỗi loại thì lại có một công dụng và mục đích trồng khác nhau.
Sự khác nhau giữa cây cần sa và cây anh túc
Cây anh túc và cây cần sa đều là hai loại cây có chứa chất gây nghiện và bị nhà nước cấm trồng tự phát từ lâu. Vậy cây cần sa và cây anh túc có phải là một loại không?, chúng có gì khác nhau?
Cây anh túc là cây thân cỏ, thân mọc thẳng, thường xuyên xuất hiện ở nơi có khí hậu mát mẻ. Phần nhựa mà cây tiết ra được gọi là thuốc phiện sống. Khi hút nhựa thuốc phiện sẽ gây ra cho con người sự hưng phấn, khoái lạc, giúp cơ thể được thư giãn, thoải mái, giảm đau nhức, mệt mỏi. Nhưng phải duy trì và tăng dần liều lượng ở những lần sau thì mới đạt được những cảm giác như lần hút trước. Dần dần, người nghiện sẽ bị suy sụp tinh thần, mất hết ý chí, cơ thể không còn cảm giác và khó điều khiển được trạng thái tinh thần. Khi sử dụng anh túc lâu dài sẽ gây ra cho con người một số tình trạng như: Viêm dạ dày, viêm đường ruột, táo bón, phát ban, sưng phù phổi, tiểu tiện ra abumin,…
Khác với cây anh túc, cây cần sa được trồng ở nơi có nhiệt độ cao, dùng để chế tạo cần sa thảo mộc, cần sa nhựa và cần sa tinh dầu. Đây là loại cây có tính gây nghiện chỉ đứng sau cây anh túc. Khi sử dụng cần sa, con người sẽ bị thay đổi tâm lý một cách đột ngột, thường cười to lên, khóc than vãn hoặc có những hành động mất kiểm soát khác. Ngoài ra, cây cần sa còn làm cho con người ta thường xuyên gặp ảo giác, mệt mỏi, ngủ không ngon giấc và thường xuyên gặp ác mộng. Từ đó, cơ thể sẽ không được nghỉ ngơi đúng cách, cơ thể gầy gò, ốm yếu và rối loạn hệ thần kinh trung ương. Tuy nhiên, cần sa cũng là một loại dược liệu có tác dụng rất lớn trong y học, được dùng để điều trị bệnh mất ngủ lâu ngày, dạ dày, gan,…
Cách trồng cây anh túc
Để cây anh túc có thể phát triển khỏe mạnh và ít sâu bệnh thì hôm nay elead.com.vn sẽ hướng dẫn bạn cách trồng cây anh túc chuẩn khoa học nhất.
Các bước trồng cây anh túc:
Chuẩn bị gieo hạt
Anh túc là loại cây trồng bằng hạt giống và không chấp nhận cấy ghép. Hạt của cây anh túc có thể mua được ở nhiều cửa hàng làm vườn. Cần chọn mua hạt giống ở những nơi uy tín, như vậy cây sẽ dễ nảy mầm và phát triển tốt. Ngoài ra, cần lựa chọn một nơi thoáng mát để trồng.
Gieo hạt và chăm sóc cây anh túc
Nên gieo hạt vào mùa xuân hoặc mùa thu. Sử dụng cào hoặc các công cụ để làm cho đất tơi xốp sau đó rải trực tiếp hạt cây hoa anh túc lên mặt đất, tiếp đó rải một lớp đất mỏng lên phía trên. Sau đó tưới nước dạng mưa cho hạt giống, thực hiện tưới 1 lần/1 ngày, khoảng sau 14 – 28 ngày cây sẽ bắt đầu nảy mầm và đâm chồi.
Sau khi cây đã nảy mầm và mọc được 1-3cm thì chúng ta sẽ cắt đi phần ngọn của cây. Khi cây bắt đầu nở hoa thì ngừng chăm sóc và chờ tới mùa hè để thu hoạch, mùa hè tới chúng ta để hoa khô tự nhiên, lúc này cây anh túc có thể thu hoạch.
Trồng bao nhiêu cây anh túc thì bị phạt?
Việc trồng cây anh túc đã được nhà nước cấm trồng tự phát và có số liệu cũng như điều luật chi tiết về việc này nhưng cụ thể trồng bao nhiêu cây anh túc thì bị phạt lại không phải anh cũng biết rõ. Trong pháp luật nhà nước đã có quy định về việc trồng cây anh túc có thể phải chịu trách nhiệm hình sự theo “Điều 247 Bộ luật Hình sự năm 2015, luật được sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định về tội trồng cây có chứa chất gây nghiện”. Cụ thể về tội trồng cây anh túc (thuốc phiện), cây cô ca, cây cần sa hoặc các loại cây khác có chứa chất ma túy thì bị phạt từ 06 tháng đến 03 năm trong các trường hợp:
– Đã được giáo dục, xử lý vi phạm 02 lần và đã được tạo điều kiện ổn định cuộc sống.
– Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi trồng cây anh túc hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
– Bị phạt với số lượng từ 500 cây đến dưới 3.000 cây.
Những hình ảnh cây anh túc ra hoa đẹp
Cây anh túc có chứa nhiều chất gây nghiện nhưng cũng có công dụng đối với sức khỏe con người. Đây là loại cây dược liệu đã được sử dụng trong y học cổ truyền từ lâu. Hãy cùng chiêm ngưỡng những hình ảnh cây anh túc đẹp dưới đây:
Trên đây là tất cả những thông tin về đặc điểm, phân loại và cách trồng cũng như hình ảnh đẹp về cây anh túc. Hy vọng bài viết này hữu ích với cuộc sống của các bạn!
Xem thêm: Cây nguyệt quế: Ý nghĩa phong thủy, cách trồng và chăm sóc
Sinh Vật Cảnh -Cây nguyệt quế: Ý nghĩa phong thủy, cách trồng và chăm sóc
Cây ngô đồng là cây gì? Phân loại, ý nghĩa và tác dụng
Cây dừa trong văn học và ý nghĩa của cây dừa trong đời sống
Cây cỏ mực: Cách nhận biết, tác dụng và tác hại đối với sức khỏe
Cây bồ công anh, nhận biết, tác dụng, tác hại và cách sử dụng
Cây an xoa – Đặc điểm nhận dạng, công dụng và cách sử dụng
Cây hạnh phúc: Đặc điểm, vị trí phong thủy và cách chăm sóc