Vi phạm dân sự là gì? Các loại vi phạm pháp luật
Vi phạm dân sự là gì, những thông tin liên quan tới vi phạm kỷ luật, vi phạm hành chính, vi phạm hình sự và dân sự. Đọc ngay bài viết sau để tìm hiểu thông tin chi tiết.
Tìm hiểu vi phạm dân sự là gì?
Pháp luật là một hệ thống các quy tắc xử sự do Nhà nước đặt ra (hoặc thừa nhận) có tính quy phạm phổ biến, tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức và tính bắt buộc chung thể hiện ý chí của giai cấp nắm quyền lực Nhà nước và được Nhà nước đảm bảo thực hiện nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội. Vi phạm dân sự là vi phạm pháp luật mà con người có những hành vi xâm phạm đến các quan hệ nhân thân và tài sản được pháp luật bảo vệ. Các hành vi dân sự phổ biến:
- Vi phạm khác đến quyền, lợi ích hợp pháp của các cá nhân, tổ chức,…
- Vi phạm pháp luật dân sự ngoài hợp đồng.
- Vi phạm hợp đồng dân sự.
- Vi phạm nghĩa vụ dân sự.
- Vi phạm các điều cấm của Bộ luật dân sự.
- Vi phạm nguyên tắc của Bộ luật dân sự.
Chúng ta sẽ bị quy vào vi phạm dân sự khi chủ thể không đầy đủ nghĩa vụ, không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ trong một quan hệ pháp luật dân sự. Bằng những chế tài có tính răn đe để pháp luật sẽ bảo vệ công lý, lẽ phải, quyền công bằng giữa con người với nhau bằng những bộ luật dân sự khác nhau.
Những hành vi vi phạm dân sự đều là hành vi trái pháp luật xâm phạm quan hệ tài sản, quan hệ nhân thân gắn với tài sản, quan hệ nhân thân không gắn với tài sản và có lỗi do chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện. Có thể thấy rằng hành vi vi phạm dân sự diễn ra tương đối phổ biến trong đời sống hằng ngày.
Vi phạm dân sự là gì cho ví dụ
Vi phạm dân sự là gì cho ví dụ: Ông A có hợp đồng thuê nhà Ông B, thời hạn thanh toán là 5 ngày đầu tiên của tháng, tuy nhiên hết 5 ngày đầu tháng, Ông A không thanh toán tiền nhà cho ông B. Như vậy, Ông A đã vi phạm nghĩa vụ thành toán với Ông B.
Một số tình huống vi phạm dân sự
Tình huống vi phạm dân sự về quyền họ, tên của cá nhân: Vợ chồng anh Lê Văn Trung và chị Vi Thị Thảo (đều là người Việt Nam), sinh được một bé gái vào ngày 5/3/2020. Anh Trung, chị Thảo rất mê xem phim Hàn Quốc nên muốn đặt tên cho con theo tiếng Hàn Quốc, vợ chồng thống nhất sẽ đặt tên cho con là: Vi Nguyễn Seoul.
Hỏi: Theo anh, chị cháu bé có thể mang họ của chị Thảo hay không? Vì sao? Việc anh Bình, chị An đặt tên khai sinh cho con là Seoul có được hay không?
Trả lời: Cháu bé có thể mang họ của chị An vì cá nhân có quyền có họ, tên (bao gồm cả chữ đệm, nếu có). Họ, tên của một người được xác định theo họ, tên khai sinh của người đó. Việc anh Trung, chị Thảo đặt tên khai sinh cho con là Seoul là không được vì theo Khoản 3, 4, 5 BLDS 2015 thì:
– Việc sử dụng bí danh, bút danh không được gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác.
– Cá nhân xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự theo họ, tên của mình.
– Tên của công dân Việt Nam phải bằng tiếng Việt hoặc tiếng dân tộc khác của Việt Nam, không đặt tên bằng số, bằng một ký tự mà không phải là chữ.
– Việc đặt tên bị hạn chế trong trường hợp trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự quy định tại Điều 3 của Bộ luật này.
– Việc đặt tên bị hạn chế trong trường hợp xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác.
Tìm hiểu vi phạm kỷ luật là gì?
Vi phạm kỷ luật là gì? Vi phạm kỷ luật được hiểu là hành vi vi phạm những quy tắc, quy định chung. Vi phạm kỷ luật tức là không thực hiện đúng kỷ luật lao động, học tập, công tác hoặc phục vụ được đề ra trong nội bộ cơ quan, tổ chức đó. Để bảo vệ các lợi ích riêng, đảm bảo trật tự quản lý được đề ra thì mọi cá nhân trong tổ chức sẽ phải thực hiện với tính chất trái với các quy chế, quy tắc xác lập trật tự trong nội bộ cơ quan, tổ chức. Nhìn chung, vi phạm kỷ luật là hành vi có lỗi của chủ thể, chúng được xác định trong thống nhất các nguyên tắc chung cần biết và không được phá vỡ.
Với công cụ được xác định là quy định, nội quy mà thành viên cần tuân thủ. Để tránh vi phạm kỷ luật thì chúng ta cần đến sự quản lý, điều hành của một nhóm người, cũng như quản lý nhân viên, thành viên trong tập thể đó và đảm bảo mang đến các lợi ích tiếp cận hiệu quả của tập thể. Như chúng ta đã biết, việc vi phạm kỷ luật sẽ không mang đến các ổn định, trật tự và thống nhất chung. Do đó, việc cá nhân tuân theo những quy tắc, quy định chung, quy tắc xử sự chung chính là một yếu tố quan trọng quyết định văn hóa của một tập thể.
Ví dụ về vi phạm kỷ luật
Ví dụ về vi phạm kỷ luật: Công chức nhà nước đi làm muộn hơn giờ quy định, có hành vi uống rượu trong giờ làm việc hành chính.
Tìm hiểu vi phạm hành chính là gì?
Vi phạm hành chính là gì? Vi phạm hành chính là hành vi vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước với nội dung là chấp hành và điều hành, các hành vi vi phạm sẽ phải bị xử lý theo quy định pháp luật. Quy định nguyên tắc xử phạt bao gồm:
– Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
– Một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính hoặc vi phạm hành chính nhiều lần thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm.
– Một hành vi vi phạm hành chính chỉ bị xử phạt một lần.
– Chỉ xử phạt vi phạm hành chính khi có hành vi vi phạm hành chính do pháp luật quy định.
– Việc xử phạt vi phạm hành chính phải căn cứ vào tính chất, mức độ, hậu quả vi phạm, đối tượng vi phạm và tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng.
– Việc xử phạt vi phạm hành chính được tiến hành nhanh chóng, công khai, khách quan, đúng thẩm quyền, bảo đảm công bằng, đúng quy định của pháp luật.
– Mọi hậu quả do vi phạm hành chính gây ra phải được khắc phục theo đúng quy định của pháp luật, mọi vi phạm hành chính phải được phát hiện, ngăn chặn kịp thời và phải bị xử lý nghiêm minh.
Để biết một hành vi xảy ra trong thực tế có phải là vi phạm hành chính hay không, cần phải xác định dựa trên các yếu tố:
– Về chủ thể vi phạm hành chính: Có thể là tổ chức hoặc cá nhân có năng lực chịu trách nhiệm hành chính theo quy định của pháp luật.
– Một vi phạm hành chính bắt buộc phải có lỗi. Lỗi ở đây là trạng thái tâm lý đối với hành vi vi phạm.
– Có quy định xử phạt hành vi vi phạm bằng các biện pháp xử phạt vi phạm hành chính.
Tìm hiểu vi phạm hình sự là gì?
Vi phạm hình sự là gì? Vi phạm hình sự (hay còn gọi là tội phạm) là hành vi gây nguy hiểm cho xã hội, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý.
– Mặt khách quan của tội phạm gồm:
+ Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả do hành vi đó gây ra.
+ Phương tiện và công cụ tiến hành tội phạm.
+ Phương thức phạm tội.
+ Thời gian, địa điểm phạm tội.
+ Hành vi nguy hiểm cho xã hội
– Mặt khách thể gồm: Cá nhân, pháp nhân thương mại đã có hành vi xâm hại, gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt đến các quan hệ đó. Các quan hệ xã hội được pháp luật hình sự bảo vệ như tính mạng, tài sản,…
Hành vi vi phạm hình sự cũng được phân ra thành các mức độ:
– Vi phạm có tính đặc biệt nghiêm trọng.
– Vi phạm có tính rất nghiêm trọng.
– Vi phạm có tính nghiêm trọng.
– Vi phạm có tính ít nghiêm trọng.
Một hành vi bị coi là tội phạm khi có đủ các yếu tố:
– Tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tự do, tài sản, các quyền, lợi ích hợp pháp khác của công dân.
– Quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức.
– Chế độ chính trị, kinh tế, văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội.
– Độc lập, chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc.
Ví dụ về vi phạm hình sự
Ví dụ về vi phạm hình sự:
– Tranh chấp đất đai nhà cửa, thừa kế, di chúc.
– Trốn thuế, làm hư hỏng thất thoát tài sản của nhà nước,…
– Buôn bán ma túy, giết người,….
Trên đây là toàn bộ thông tin vi phạm dân sự là gì, những thông tin liên quan tới vi phạm kỷ luật, vi phạm hành chính, vi phạm hình sự và dân sự. Hy vọng bài viết này hữu ích cho cuộc sống của bạn, cảm ơn bạn đã đọc bài viết này!
Xem thêm: Mạng cục bộ là gì? Các mô hình trong mạng cục bộ
Thắc Mắc -Mạng cục bộ là gì? Các mô hình trong mạng cục bộ
Stfu là gì? Các thuật ngữ được sử dụng thường xuyên trên MXH
Ketamin là gì? Chơi ketamin bao lâu thì hết, cách giải độc
NDA là gì? Tầm quan trọng của thỏa thuận bảo mật thông tin
Công chứng vi bằng là gì? Nhà vi bằng có làm sổ được không?
Oatmeal là gì? Các loại yến mạch giảm cân và tốt cho người tiểu đường
Lymphoma là gì, bệnh lymphoma có nguy hiểm không?