Thẻ SD là gì, cách sử dụng thẻ nhớ trên điện thoại

Thẻ SD là gì, thẻ SD có tác dụng gì, cách sử dụng thẻ SD và cách phân biệt thẻ nhớ SD chính hãng. Đọc ngay bài viết sau để tìm hiểu thông tin chi tiết!

Nội Dung Chính

Tìm hiểu chi tiết thẻ nhớ SD là gì? 

Thẻ nhớ SD là gì? Thẻ nhớ SD hay thẻ SD (SD Card – Secure Digital Card) là một định dạng thẻ nhớ được phát triển bởi Hiệp hội thẻ SD – SDA vào khoảng năm 2000 nhằm cạnh tranh với dòng thẻ nhớ Memory Stick của Sony. Đến nay, thẻ SD đã phát triển mạnh mẽ và trở thành một trong những dòng thẻ nhớ được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Định dạng thẻ nhớ SD được chia làm 4 loại chính SDSC, SDHC, SDXC, SDIO. 

Thẻ nhớ SD là gì? 

Thẻ nhớ SD là gì?

Nhược điểm:

Ưu điểm:

Thẻ SD trên điện thoại là gì?

Thẻ nhớ được phân ra thành nhiều dòng khác nhau để phục vụ từng hệ thiết bị riêng biệt. Vậy, thẻ SD trên điện thoại là gì? Đối với điện thoại di động và máy tính bảng sẽ sử dụng loại thẻ nhớ có kích thước siêu nhỏ được gọi là MicroSD. Tuy nhỏ là thế nhưng thẻ MicroSD có dung lượng lưu trữ cực lớn, tối đa hiện nay có thể lên tới 512GB. Vì là một loại thiết bị điện tử nên thẻ nhớ MicroSD cũng khá bền, thậm chí một số dòng ví dụ như dòng thẻ MicroSD của Samsung còn có khả năng chống thấm nước.

Thẻ SD là bộ nhớ trong hay ngoài?

Thẻ SD là bộ nhớ trong hay ngoài? Thẻ nhớ là một trong những thành phần khá quan trọng trên một chiếc smartphone, những thiết bị có khe cắm thẻ nhớ mở rộng sẽ hỗ trợ người dùng tốt hơn trong việc lưu trữ cũng như sử dụng hết chức năng của máy. Thẻ nhớ hiện được bày bán trên thị trường rất phong phú và đa dạng, giá rẻ có, giá cao cũng có, thẻ chất lượng cao hay chất lượng thấp cũng rất khó phân biệt và cũng có cả những trường hợp thẻ chất lượng tốt nhưng lại cực kỳ kén thiết bị.

Tìm hiểu thẻ SD có tác dụng gì?

Thẻ SD có tác dụng gì? Tác dụng lớn nhất của thẻ nhớ chính là lưu trữ dữ liệu. Ngoài ra, tác dụng của chiếc thẻ này còn được thể hiện qua: 

Dễ sử dụng: Nếu bạn dùng dịch vụ đám mây thì tính từ thời điểm kết nối internet đủ mạnh đến lúc kích hoạt dịch vụ và tải lên hoặc tải về các tập tin, thì 5 phút cho tất cả các quá trình này bạn nghĩ có khả thi. Tuy nhiên, đối với thẻ SD, chỉ cần kết nối smartphone với máy tính, hoặc dùng đầu đọc thẻ nhớ là bạn đã có thể chép dữ liệu vào trong thẻ nhớ và muốn sử dụng lúc nào tùy thích.

Thẻ SD có tác dụng gì?

Thẻ SD có tác dụng gì?

Không dễ dàng bị đánh cắp dữ liệu: Một thẻ MicroSD sẽ giúp dữ liệu của bạn được an toàn hơn và có thể bảo vệ thẻ nhớ theo cách riêng của mình. Bởi nếu sử dụng dịch vụ lưu trữ trên đám mây thì việc hình ảnh, video, tài liệu, dữ liệu nhạy cảm,… của mình bị rò rỉ trên Internet là rất dễ hiểu hoặc tệ hơn nữa là bị tống tiền để chuộc lại những dữ liệu bị mất. 

Giúp mở rộng thêm rất nhiều không gian lưu trữ: Khe cắm MicroSD được xem là giải pháp lưu trữ mở rộng tốt nhất trên Motorola Moto E 2015 – Khi máy chỉ có ROM 8GB. Bạn có thể sử dụng nhiều thẻ nhớ để chứa các nội dung khác nhau và khi cần sử dụng loại nào thì chỉ cần lắp vào dùng thôi. Thẻ nhớ MicroSD là thứ phụ kiện thật tuyệt vời, giúp bạn lưu trữ video, nhạc, hình ảnh,… mà còn gồng gánh các dữ liệu game nặng, khi mà smartphone của bạn chỉ có ROM 8GB. 

Giá cả phải chăng hơn so với dịch vụ đám mây: Khi công nghệ ngày càng hiện đại hóa thì những loại thẻ nhớ MicroSD như 8GB, 16GB, 32GB, 64GB và 128GB đều rất phổ biến trên thị trường và chúng thường có xu hướng giảm giá mạnh. Thường thì giá của thẻ nhớ đều rẻ hơn so với chi phí mà bạn sử dụng các dịch vụ lưu trữ dữ liệu đám mây và dĩ nhiên còn có thể sử dụng bền bỉ trong nhiều năm liền. 

Không cần kết nối Internet: Thẻ MicroSD không đòi hỏi thiết bị phải sử dụng kết nối Internet ổn định và bạn có thể tùy thích truy cập nội dung được lưu trữ (video, nhạc,…) mọi lúc, mọi nơi. Nếu muốn sử dụng các loại hình dịch vụ đám mây như Google Drive, Dropbox hay Microsoft OneDrive thì điện thoại của bạn phải có kết nối Internet và gần như chắc chắn bạn không thể luôn luôn xuất hiện ở những nơi có wifi mạnh để tải lên hoặc tải xuống các tập tin một cách nhanh chóng. 

Cách sử dụng thẻ nhớ trên điện thoại

Cách sử dụng thẻ nhớ trên điện thoại như sau:

Bước 1: Xác nhận vị trí của khe cắm thẻ SD trên thiết bị. Thông thường, thẻ nhớ dùng trên điện thoại thường ở dạng thẻ MicroSD. (Cần xác định xem thiết bị của bạn có hỗ trợ cho thẻ MicroSD không nhé).

Bước 2: Tắt nguồn điện thoại.

Bước 3: Tháo khay đựng thẻ SD hoặc tháo vỏ mặt sau, tùy theo thiết kế của thiết bị. (Nếu cần, hãy nâng chốt cố định thẻ SD lên).

Bước 4: Lắp thẻ SD vào khe thẻ nhớ (Ấn chốt xuống nếu bạn đã nâng chốt lên).

Bước 5: Lắp lại khay đựng thẻ SD vào thiết bị hoặc lắp lại vỏ mặt sau của thiết bị.

Cách sử dụng thẻ nhớ trên điện thoại

Cách sử dụng thẻ nhớ trên điện thoại

Nguyên nhân lỗi thẻ SD là gì?

Lỗi thẻ SD là gì? Biểu hiện cụ thể của lỗi này là khi lắp thẻ nhớ, điện thoại không báo nhận hoặc có báo nhận nhưng không truy cập được bất kỳ dữ liệu nào trên thẻ nhớ hoặc truy cập được nhưng hiện ra nhiều thông báo lỗi khác nhau. Nguyên nhân có thể tới từ việc phần mềm hệ thống điện thoại bị lỗi, khe cắm thẻ nhớ có vấn đề, định dạng của thẻ nhớ bị lỗi, chân thẻ nhớ tiếp xúc thẻ nhớ bám bụi bẩn, vật cản và chúng ta đã gắn thẻ nhớ chưa đúng cách. 

Các loại thẻ nhớ SD chính hãng

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại thẻ nhớ đến từ nhiều thương hiệu khác nhau. Các loại thẻ nhớ SD chính hãng thông dụng nhất:

Thẻ MMC: MMC tương tự như thẻ SD và nhỏ hơn so với các định dạng trước đó. Thẻ MMC được sử dụng để lưu trữ di động giữa các thiết bị như: Đài ô tô, điện thoại, máy ảnh, hệ thống định vị,… Dòng thẻ nhớ này nhỏ như bộ nhớ Flash và được phát triển bởi SanDisk. 

Thẻ SDHC: SDHC sử dụng công nghệ mới nên có phương thức hoạt động tiên tiến hơn thẻ SD tiêu chuẩn. SDHC tên đầy đủ là Secure Digital High Capacity và là phiên bản mở rộng của thẻ SD tiêu chuẩn có dung lượng lưu trữ lên tới 32GB. 

Thẻ XD PICTURE card: Kích thước của thẻ XD là 20x25x1,7mm và dung lượng lên đến 512MB. Đây là dòng thẻ nhớ Flash được thiết kế tương thích với nhiều dòng máy ảnh kỹ thuật số. 

Thẻ COMPACT Flash: Thẻ nhớ COMPACT Flash được thiết kế 50 chân hỗ trợ hoạt động 3.3V và 5V với dung lượng từ 2MB đến 1128GB. Đây là một định dạng lưu trữ khối rất nhỏ, có thể tháo rời và thường được tìm thấy ở PDA, máy ảnh kỹ thuật số và các thiết bị di động. 

Thẻ SONY MEMORY Stick: Dòng sản phẩm độc quyền này của Sony có thiết kế dung lượng lưu trữ từ 4MB đến 256GB, dung lượng tối đa lên tới 2TB. Đây là bộ nhớ Flash được Sony phát hành năm 1998 được sử dụng với máy ảnh kỹ thuật số và các thiết bị điện tử khác của Sony. 

Thẻ SMART Media: Đây là dòng thẻ nhớ nhỏ nhất, chỉ dày 0,76mm được nhúng trong một thẻ nhựa mỏng. Đây là một loại bộ nhớ tích hợp chip Flash Memory để lưu trữ dữ liệu có dung lượng nhỏ từ 2MB đến 128MB. 

Thẻ MICROSD: Thẻ MicroSD thường được sử dụng với các thiết bị điện thoại có kích thước từ 128MB đến 4GB. SanDisk là thương hiệu đầu tiên phát triển thẻ MicroSD và được công nhận là tiêu chuẩn vào năm 2005. MicroSD là một dạng thẻ nhớ Flash rời hay còn được gọi là T-Flash hay TransFlash.

Thẻ SD: Cho đến thời điểm hiện tại, kích thước của thẻ SD được coi là tiêu chuẩn cho ngành công nghiệp sản xuất thẻ nhớ. Thẻ SD có kích thước 32x24x3,1 mm và chỉ nặng khoảng 2g. Thẻ SD thường được sử dụng trong các thiết bị di động, máy tính, máy quay, camera, máy ảnh,… Đây là một trong những dòng thẻ nhớ thông dụng nhất được thiết kế với bộ nhớ dung lượng cao và kích thước nhỏ. 

Trên đây là toàn bộ thông tin thẻ SD là gì, thẻ SD có tác dụng gì, cách sử dụng thẻ SD và cách phân biệt thẻ nhớ SD chính hãng. Hy vọng bài viết này hữu ích cho cuộc sống của bạn, cảm ơn bạn đã đọc bài viết này!

Xem thêm: Tự luyến là gì, tự khen mình đẹp là bệnh gì?

Thắc Mắc -