Sida là gì, nguyên nhân và cách phòng tránh HIV
Sida là gì, nguyên nhân dẫn đến HIV, cách phòng tránh HIV, tại sao nhiều người không hay biết mình bị nhiễm HIV và điều này nguy hiểm như thế nào đối với xã hội? Đọc ngay bài viết sau để tìm hiểu thông tin chi tiết!
Tìm hiểu sida là bệnh gì?
Sida là bệnh gì? Bệnh sida thực chất là bệnh AIDS. Những dấu hiệu sida có thể biểu hiện ra điển hình như xuất hiện những nốt đốm màu nâu, đỏ, hồng, đỏ tía ở trong miệng, trên da hoặc là ở mí mắt,… Viêm phổi, miệng, hậu môn hay bộ phận sinh dục bị loét, bệnh nhân bị tiêu chảy liên tục trong 1 tuần hoặc nhiều hơn. Tuyến bạch huyết ở cổ, háng và nách có xuất hiện nhiều nốt sưng kéo dài, mồ hôi đổ nhiều về đêm, sốt thường xuyên không rõ nguyên nhân. Ngoài ra người bị AIDS còn dễ bị ung thư da, ung thư mô bạch huyết,… Trong một vài trường hợp còn nhiễm herpes khiến cơ thể bị đau cổ họng mỗi khi nuốt, lưỡi phủ một lớp màu trắng lên bên trên.
Hầu như người bệnh sẽ không xuất hiện bất cứ dấu hiệu sida nào trong vài tháng hay vài năm kể từ khi nhiễm bệnh. Mồ hôi đổ nhiều về đêm, sốt thường xuyên không rõ nguyên nhân, cân nặng của người bệnh sụt giảm nghiêm trọng, nhanh chóng. Hơn nữa nếu không chữa trị tốt được bằng thuốc kháng virus, bệnh nhân thường chỉ sống được khoảng 03 năm hoặc ngắn hơn. Hiện nay dù y học đã rất phát triển rồi nhưng vẫn chưa tìm ra được cách chữa trị bệnh AIDS tận gốc.
Nếu đã đến giai đoạn sida rồi thì bệnh nhân đã trải qua 4 giai đoạn chính là giai đoạn sơ nhiễm, nhiễm trùng không triệu chứng, giai đoạn liên quan đến AIDS, giai đoạn bị bệnh AIDS. Từ đó hệ miễn dịch ngày càng suy yếu dần, người bệnh không còn sức đề kháng và khả năng chống lại. Chúng làm phá hủy tất cả các tế bào lympho thực hiện chức năng bảo vệ trong cơ thể khỏi các bệnh lây nhiễm gọi là CD4 thuộc huyết cầu. Căn bệnh này được hiểu là hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải do virus HIV gây ra.
Thế nào là HIV/AIDS?
Thế nào là HIV/AIDS? Nếu AIDS là giai đoạn 4 của HIV thì HIV là một hội chứng gây suy giảm miễn dịch ở người do nhiễm phải virus HIV (Human Immunodeficiency Virus). HIV làm suy giảm chức năng miễn dịch, tạo điều kiện cho sự phát triển hoặc xâm nhập của các vi sinh vật gây hại nên HIV còn gọi là bệnh cơ hội. Khi xâm nhập vào cơ thể, virus nhân lên và tấn công hệ miễn dịch của người bệnh bao gồm các đại thực bào, các tế bào lympho T. Virus gây nên bệnh HIV thuộc họ Retroviridae, là loại virus có vật chất di truyền là ARN một sợi dương có áo ngoài.
AIDS viết tắt của từ gì?
Trước đây, bệnh được gọi là SIDA (viết tắt từ tiếng Pháp Syndrome d’Immuno Deficience Acquise), nhưng do tên này trùng với tên của Tổ chức phát triển quốc tế Thụy Điển SIDA và tên của Tổ chức CIDA (Canada) cũng gọi là “sida” nên thống nhất gọi là AIDS để tránh nhầm lẫn và phù hợp với tên quốc tế. AIDS là tên viết tắt của cụm từ tiếng Anh “Acquired Immuno Deficiency Syndrom” (Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải).
Nguyên nhân dẫn đến HIV
Bệnh nhân HIV/AIDS là nguồn truyền nhiễm duy nhất của HIV, không có ổ chứa nhiễm trùng ở động vật. Đối tượng nguy cơ bệnh HIV có thể là:
- Trẻ có mẹ bị nhiễm HIV trước và trong thời gian mang thai và cho con bú.
- Người quan hệ tình dục bừa bãi, quan hệ tình dục với nhiều người, tệ nạn mại dâm,…
- Những người sử dụng chung vật dụng hoặc tiếp xúc trực tiếp với người bị nhiễm HIV. Người sử dụng chung các vật dụng đâm trực tiếp vào cơ thể như tiêm chích ma túy, xăm trổ.
Nguyên nhân của bệnh HIV là do virus suy giảm miễn dịch ở người (HIV) thuộc họ Retroviridae. Khi cơ thể mắc phải thì virus HIV sống ở các tế bào quan trọng trong hệ thống miễn dịch của con người như tế bào lympho T hay đại thực bào, tế bào tua làm giảm mạnh số lượng tế bào dẫn tới suy giảm hệ thống miễn dịch của cơ thể tạo điều kiện cho các nhiễm trùng cơ hội khác. HIV chủ yếu lây qua 3 con đường:
– HIV lây truyền từ mẹ sang con:
- Khi cho con bú: HIV có thể lâu qua sữa hoặc các vết nứt ở núm vú người mẹ và tiếp xúc với tổn thương trên niêm mạc miệng ở trẻ.
- Khi sinh: HIV từ nước ối hay dịch âm đạo xâm nhập vào trẻ sơ sinh hoặc từ máu mẹ dính vào niêm mạc của trẻ.
- Khi mang thai: Virus HIV từ máu mẹ qua nhau thai sẽ vào cơ thể thai nhi.
– HIV lây qua đường tình dục:
- Tất cả hình thức quan hệ tình dục với một người nhiễm HIV đều có nguy cơ lây nhiễm HIV. Mức độ nguy cơ là cao nhất vẫn là qua đường hậu môn rồi mới tới đường âm đạo vào cuối cùng là đường miệng.
- HIV lây qua đường tình dục khi các dịch thể như máu, dịch sinh dục nhiễm HIV xâm nhập vào cơ thể bạn tình.
– HIV lây qua đường máu:
- Lây truyền qua tiếp xúc trực tiếp với máu như dính máu nhiễm HIV vào nơi có vết thương hở.
- Lây truyền qua các vật dụng dính máu của người khác (bàn chải đánh răng).
- Dùng chung các dụng cụ phẫu thuật, dụng cụ khám chữa bệnh mà chưa được kháng khuẩn.
- Dùng chung các loại kim xăm trổ, châm cứu, dụng cụ xăm lông mi, xăm mày, lưỡi dao cạo,…
- Dùng chung bơm kim tiêm (nhất là người tiêm chích ma túy).
Cách phòng tránh HIV
Cách phòng tránh HIV đang được triển khai hiệu quả như sau:
– Các dịch vụ chăm sóc, hỗ trợ và điều trị thích hợp cho bà mẹ nhiễm HIV và con của họ sau khi sinh.
+ Chồng hoặc bạn tình đều được tư vấn, xét nghiệm, chuyển đến cơ sở chăm sóc điều trị thích hợp. Được chuyển đến nơi thích hợp để tiếp tục theo dõi, chăm sóc và điều trị cho cả mẹ và con.
+ Dự phòng và điều trị các nhiễm trùng cơ hội khác. Tư vấn chăm sóc dinh dưỡng và hỗ trợ tinh thần.
+ Trẻ mới sinh được uống thuốc kháng vi rút để phòng sự lây truyền HIV từ mẹ.
– Can thiệp cho phụ nữ nhiễm HIV mang thai:
+ Nếu phụ nữ vẫn muốn sinh con thì họ sẽ được: Tư vấn và chăm sóc thai nghén, tư vấn cho cả hai vợ chồng lựa chọn cách nuôi trẻ phù hợp, sinh đẻ an toàn, xét nghiệm và dùng thuốc kháng virus (ARV) vào thời điểm thích hợp.
+ Tất cả phụ nữ mang thai cần đến cơ sở y tế để được khám thai và tư vấn xét nghiệm HIV tự nguyện.
– Phòng tránh mang thai ngoài ý muốn cho phụ nữ nhiễm HIV: Giảm số lượng phụ nữ nhiễm HIV có thai ngoài ý muốn sẽ làm giảm số trẻ nhiễm HIV từ mẹ.
– Dự phòng sớm lây nhiễm HIV cho phụ nữ tuổi sinh đẻ: Nếu phụ nữ mang thai không bị nhiễm HIV thì không thể truyền HIV cho con của họ được.
– Phòng lây nhiễm HIV từ mẹ sang con.
Tại sao nhiều người không hay biết mình bị nhiễm HIV và điều này nguy hiểm như thế nào đối với xã hội?
Những người nhiễm HIV nhưng không biết bản thân mình bị bệnh là vô cùng nguy hiểm. Đây là một vấn đề nóng hổi mà bất cứ ai cũng quan tâm hiện nay. Vậy, tại sao nhiều người không hay biết mình bị nhiễm HIV và điều này nguy hiểm như thế nào đối với xã hội? Nếu bạn không may nhiễm phải căn bệnh xã hội này thì buộc phải chung sống với HIV cả đời. Thậm chí, bạn còn có thể trở thành nguồn lây cho bạn bè, người thân xung quanh mình. Ngoài ra, nếu người nhiễm HIV không biết được nguồn lây của mình đến từ đâu có thể khiến cho mọi người vô cùng lo lắng.
Căn bệnh này làm ảnh hưởng đến kinh tế cá nhân, gia đình và của cả xã hội. Những người một khi đã bị nhiễm HIV thì sức khỏe sẽ suy giảm một cách nhanh chóng. Tỷ lệ lây nhiễm HIV tăng lên gấp nhiều lần, đối với những người thường quan hệ tình dục một cách không đảm bảo an toàn, sử dụng chất kích thích, dùng chung kim tiêm và đồ dùng công cộng,… Bởi lẽ, khả năng lây lan với một tốc độ nhanh chóng mặt của căn bệnh xã hội này thông qua nhiều con đường khác nhau khiến cho mọi người đều lo lắng. Có thể nói rằng, việc này là vô cùng nguy hiểm đối với đời sống của tất cả mọi người xung quanh.
Trên đây là toàn bộ thông tin sida là gì, nguyên nhân dẫn đến HIV, cách phòng tránh HIV, tại sao nhiều người không hay biết mình bị nhiễm HIV và điều này nguy hiểm như thế nào đối với xã hội? Hy vọng bài viết này hữu ích cho cuộc sống của bạn, cảm ơn bạn đã đọc bài viết này!
Xem thêm: Time lapse là gì và cách quay time lapse trên iPhone
Thắc Mắc -Time lapse là gì và cách quay time lapse trên iPhone
Methanol là gì? Tác dụng và tác hại của methanol
IOE là gì? Lợi ích và hướng dẫn sử dụng IOE VN
Câu đài là gì? Tìm hiểu chi tiết phương pháp câu lục, câu lancer
Nhũ hoa là gì? Những hạt nhỏ xung quanh nhũ hoa là gì?
Taurine là gì? Taurine có trong thực phẩm nào?
Americano là gì? Uống Americano có tác dụng gì?