Tảo mộ là gì và những điều cần lưu ý về tục tảo mộ
Tảo mộ là gì, tảo mộ cần chuẩn bị những gì, ý nghĩa của việc tảo mộ và những điều cần biết về tục tảo mộ. Đọc ngay bài viết sau để tìm hiểu thông tin chi tiết!
Tìm hiểu thông tin chi tiết tảo mộ là gì?
Tảo mộ là một nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc, cứ vào những ngày cuối năm, các gia đình lại chuẩn bị cùng nhau đi làm lễ tảo mộ. Lễ vật đem đi tảo mộ không cần quá cầu kỳ, tùy thuộc vào hoàn cảnh, điều kiện kinh tế của gia đình mà có thể soạn sửa lễ vật khác nhau. Thời gian thực hiện truyền thống này phổ biến nhất là vào ngày cuối cùng trong năm, trước bữa cơm tất niên. Thông thường, các gia đình đi xa thường tảo mộ sớm hơn những gia đình tại các vùng quê.
Các gia đình thực hiện nghi thức tảo mộ từ sau khi cúng tiễn ông Công ông Táo đến chiều 30 Tết hoặc 29 Tết. Quan trọng nhất là thể hiện được tấm lòng thành, sự biết ơn của con cháu đối với người thân đã khuất. Lễ tảo mộ đã trở thành một nét đẹp truyền thống, đặc trưng riêng của người Việt mỗi khi Tết đến xuân về. Việc tảo mộ thường được các gia đình tổ chức vào những ngày cuối cùng của tháng chạp hằng năm, trước khi làm cơm cúng tất niên.
Tảo mộ, hay còn được gọi là chạp mả, là việc dọn dẹp, sửa sang lại phần mộ của tổ tiên vào ngày trước Tết. Việc tảo mộ chính là cách thể hiện tính nhân văn trong văn hóa Việt và coi các tiền nhân đã khuất như vẫn đang hiện diện cùng mọi người, đây cũng là cách nhắc nhở để mọi người không nên làm những việc phải hổ thẹn với gia tiên. Ngày tảo mộ là dịp để gia đình, con cháu đoàn tụ, sum vầy, giãi bày với ông bà, tổ tiên những chuyện đã xảy ra trong một năm với gia đình, dòng họ và không chỉ sửa sang lại phần mộ cho gọn gàng, sạch đẹp.
Thanh Minh tảo mộ là gì?
Thanh minh tảo mộ là gì? Đối với người Việt Nam ngày Tết Thanh Minh là ngày để con cháu tưởng nhớ hướng về tổ tiên nguồn cội mình. Vào ngày mùng 3/3 âm lịch con cháu sẽ chuẩn bị lễ vật và thắp hương trước mộ của người đã khuất, sau đó sẽ tiến hành dọn dẹp mộ phần mong tổ tiên phù hộ cho con cháu khỏe mạnh bình an. Sau khi tảo mộ các thành viên cùng nhau về nhà lập mâm cơm dâng lên bàn thờ gia tiên và cùng nhau ăn uống sum vầy, trò chuyện bên nhau gắn kết tình nghĩa huyết thống trong gia đình mình.
Ngày tảo mộ là ngày bao nhiêu?
Ngày tảo mộ là ngày bao nhiêu? Tục lệ tảo mộ có từ bao đời nay, theo truyền thống, nhiều gia đình với các thế hệ cùng đi tảo mộ ông bà vào 25 tháng chạp. Tuy nhiên ở nhiều địa phương, cứ sau ngày 10 tháng chạp tới 30 Tết, khi gia đình đã đông đủ cháu con có thể mang hoa, trái cây, bánh kẹo tới để cúng ông bà tổ tiên.
Tảo mộ cần chuẩn bị những gì?
Khi đi tảo mộ, gia chủ cần chuẩn bị lễ lạt và quy trình thực hiện đầy đủ, đúng chuẩn. Quy trình tảo mộ theo phong tục của người Việt sẽ được tiến hành như sau:
Bước 1: Gia chủ cần thăm viếng phần mộ của gia đình mình trước rồi mới đến các phần mộ kề cận.
Bước 2: Gia chủ sẽ đặt lễ cúng vào phần mộ chung, sau đó thắp hương và khấn vái theo bài văn khấn. Trong khoảng thời gian chờ hương tàn, gia chủ sẽ tiến hành dọn dẹp, sửa sang xung quanh phần mộ và cuối cùng gia đình nên tiến hành hóa vàng và xin lộc để làm lễ tại gia thần và gia tiên ở nhà.
Vậy, tảo mộ cần chuẩn bị những gì? Một số dụng cụ để thực hiện tảo mộ:
Bài văn khấn tảo mộ: Bên cạnh chuẩn bị lễ cúng thì văn khấn tảo mộ cũng là một phần quan trọng không thể thiếu.
Chuẩn bị lễ cúng: Gia chủ cần dâng hương trước ở nhà và người thực hiện là con trưởng của gia đình hoặc cháu trưởng của dòng tộc.
– Đối với lễ cúng chay, cần chuẩn bị thêm bánh trái, gạo, muối, bỏng, chén mật, xôi chè, bơ. Lễ mặn thì có thêm chân giò, gà luộc, rượu thịt hoặc khoanh giò.
– Gia chủ đi tảo mộ cần chuẩn bị đầy đủ lễ cúng, lễ cúng tảo mộ cần có: Trầu cau, hương đèn, quần áo, rượu, thịt, tiền vàng, chân giò hoặc gà luộc.
Các dụng cụ cần thiết để dọn dẹp: Công việc chính của tảo mộ là sửa sang các ngôi mộ của tổ tiên cho sạch sẽ nên cần chuẩn bị các dụng cụ như: Xẻng, cuốc, dao, kéo, nước sơn, nước, chổi.
Ý nghĩa của việc tảo mộ
Bởi tục ngữ Việt Nam có câu “cao nấm, ấm mồ” và kính mời ông bà, tổ tiên về đón Tết với con cháu. Nhằm sửa sang lại mộ phần người đã khuất nên vào những ngày giáp Tết, các gia đình thường sắm lễ vật để tiến cúng chư vị tôn thần cai quản nghĩa trang hay những khu mộ, khu gò mả, những ngôi mộ quanh nhà,… Ý nghĩa của việc tảo mộ chính là nét đẹp trong văn hóa của người Việt và là niềm tin vào việc để gia tiên phù hộ cho con cháu làm ăn có tài lộc vào năm mới sắp đến.
Bởi vậy, dù đi đâu, ở đâu, hàng năm, những người con xa xứ cũng nhớ quay về quê xưa, chốn cũ tham gia tảo mộ. Tảo mộ là một nghi thức để giáo dục cho đời sau về lòng hiếu thảo, tri ân các bậc tiền nhân. Nhiều nhà giàu có, khá giả còn xây dựng nhà mồ với quy cách không thua gì nhà ở. Ngày nay, khi điều kiện kinh tế phát triển, những ngôi mộ đất được thay bằng xi măng, quét vôi rồi nâng lên sơn, ván gạch. Sau khi dọn cỏ (đối với mộ đất), lau chùi, sơn phết lại mộ phần, mọi người lại quay về nhà thờ để vừa ăn cỗ, trò chuyện, hỏi han sau một năm không gặp.
Trong khi những người được phân công đi dọn mộ thì ở nhà có người lo nấu nướng thức ăn để tạ lễ ông bà, tổ tiên và chiến sĩ. Tương tự như cuối năm con cháu làm lễ tạ thần linh, thổ địa, tiền chủ nơi nhà họ đang sống. Việc tảo mộ cuối năm có ý nghĩa rất quan trọng, là dịp để ông bà, cha mẹ, con cháu gặp gỡ cũng như để tạ ơn thần linh, thổ địa khu vực có mộ phần. Sau khi dọn mộ xong, những cụ lớn tuổi thường ngồi lại phân tích mối quan hệ họ hàng, tên, tuổi của người nằm dưới mộ để con cháu tường tận về nguồn cội ông bà, tổ tiên.
Khi đi tảo mộ, cha mẹ hay ông bà cũng thường dẫn con cháu theo, trước là để tập cho con cháu sự kính trọng tổ tiên qua tục tảo mộ, sau là để hướng dẫn cho con cháu biết những ngôi mộ của gia tiên.
Dòng họ sẽ chọn đúng vào ngày chạp họ sau khi anh em trong họ hàng nội tộc gặp mặt cuối năm tại nhà thờ họ để cúng lễ tổ tiên, dọn dẹp, sơn phết, trang hoàng. Cho nên, đây không chỉ là phong tục phổ biến của các gia đình mà còn là một hoạt động mang tính dòng tộc rõ nét. Nhiều gia đình cho rằng, dịp tảo mộ cuối năm cũng là dịp để con cháu được giãi bày tâm sự với ông bà, tổ tiên những chuyện đã xảy ra trong năm.
Đôi nét về lễ tảo mộ của người Tày
Đối với dân tộc Tày, Nùng tại Cao Bằng, phong tục tảo mộ vào ngày 3/3 âm lịch hàng năm vẫn được gìn giữ. Lễ tảo mộ của người Tày là dịp để mọi người báo hiếu, trả nghĩa, đền đáp ơn sinh thành của cha mẹ, tổ tiên, nhắc nhở mỗi người nhớ về quê hương, nguồn cội. Trong các ngày tết của dân tộc Tày, Nùng thì ngày 3/3 âm lịch được xem là ngày tết lớn, là ngày anh em, họ hàng có dịp quây quần và họp mặt. Bao nhiêu ngôi mộ là bấy nhiêu cây nêu bay theo gió tháng ba, báo hiệu con cháu đã hoàn tất việc tảo mộ.
Tết Thanh Minh, tảo mộ là một tục lệ truyền thống tốt đẹp của dân tộc Tày, Nùng ở Cao Bằng. Thông thường, sau khi làm lễ cúng gia tiên xong, mọi người mới bắt đầu đi tảo mộ. Hình ảnh các gia đình quây quần bên phần mộ tổ tiên trong Tết Thanh Minh đã tạo nên nét đẹp văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc vẫn đang được các thế hệ người Tày, Nùng ở Cao Bằng giữ gìn và phát huy. Đây là phong tục đẹp, là dịp để con cháu trong gia đình nhớ về tổ tiên, hiểu về thêm về nguồn cội, và cũng là dịp để sum họp gia đình, dòng họ.
Những điều cần lưu ý về tục tảo mộ
Những điều cần lưu ý về tục tảo mộ như sau:
– Khi đi tảo mộ hãy lưu tâm đến tất cả các cụ trong dòng họ. Nếu có những ngôi mộ vô chủ cũng nên thắp cho họ nén hương. Cũng không nên chỉ thắp hương mỗi mộ nhà mình mà các ngôi mộ bên cạnh các cụ cũng nên “thăm hỏi”.
– Lễ tảo mộ không chỉ tạ các cụ nhà mình, mà nên tạ ơn cả quan thần linh bản địa, chư vị tôn thần,… đã cho các cụ nương nhờ mảnh đất đó.
– Nếu như xung quanh mộ có nước (nước có thể vào bên trong hoặc vũng nước rất sát mộ) sẽ có ảnh hưởng không tốt cho vận thế của người đời sau. Khi tảo mộ, cần chú ý sửa sang bốn phía của ngôi mộ. Thứ nhất là để tỏ lòng kính trọng với những người đã khuất, thứ hai là để xem xét tình hình của mộ.
– Người đang bị nhiễm phong hàn, đau nhức xương khớp không nên ra mộ, nên vái vọng. Nếu như con gái đi tảo mộ, tốt nhất là tránh trong thời kỳ hành kinh. Phụ nữ có thai cũng không nên đi tảo mộ.
– Nên giữ thái độ cung kính, không nên nô đùa hay nghịch ngợm. Khi tảo mộ không nên dẫm đạp lên mộ của nhà khác hoặc đá vào đồ cúng trên mộ của người khác, nếu không sẽ đem lại điều không may cho bản thân.
– Mộ phần của tổ tiên cần phải được quét dọn cỏ dại sạch sẽ xung quanh, thêm đất mới và hoa tươi.
– Khi đi cúng tế và tảo mộ cần phải chân thành, trên đường đi nếu có mộ, dù đi hay đứng lại đều cần phải lễ độ cung kính.
Trên đây là toàn bộ thông tin tảo mộ là gì, tảo mộ cần chuẩn bị những gì, ý nghĩa của việc tảo mộ và những điều cần biết về tục tảo mộ. Hy vọng bài viết này hữu ích cho cuộc sống của bạn, cảm ơn bạn đã đọc bài viết này!
Xem thêm: Well being là gì? Tìm hiểu về well being life và sense of well being
Thắc Mắc -Well being là gì? Tìm hiểu về well being life và sense of well being
Sida là gì, nguyên nhân và cách phòng tránh HIV
Time lapse là gì và cách quay time lapse trên iPhone
Methanol là gì? Tác dụng và tác hại của methanol
IOE là gì? Lợi ích và hướng dẫn sử dụng IOE VN
Câu đài là gì? Tìm hiểu chi tiết phương pháp câu lục, câu lancer
Nhũ hoa là gì? Những hạt nhỏ xung quanh nhũ hoa là gì?