Ngày rụng trứng là gì? Ngày rụng trứng có biểu hiện gì?
Ngày rụng trứng là gì? Đọc ngay để tìm hiểu việc hết kinh bao nhiêu ngày thì rụng trứng, ngày rụng trứng có biểu hiện gì và sau ngày rụng trứng có ra dịch không?
Ở độ tuổi 20 – 24, phụ nữ dễ thụ thai nhất. Sau đó, khả năng thụ thai giảm dần, ở mốc 35 tuổi trở đi bắt đầu giảm mạnh. Đến khi bước sang tuổi 45, rất ít phụ nữ có thể thụ thai một cách tự nhiên. Rụng trứng là hiện tượng sinh lý bình thường ở cơ thể nữ giới trong độ tuổi sinh sản và là yếu tố không thể thiếu để người phụ nữ có thể mang thai. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp quý vị có thêm thông tin chi tiết ngày rụng trứng là gì?
Tìm hiểu ngày rụng trứng là gì?
Chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ trung bình kéo dài 28 ngày và thời gian xuất hiện kinh nguyệt trung bình từ ba đến năm ngày. Một số phụ nữ có thời gian xuất hiện kinh nguyệt kéo dài 7 ngày. Thông thường, đối với những người có chu kỳ kinh nguyệt bình thường, ngày rụng trứng sẽ đều có ở mỗi tháng. Vậy, ngày rụng trứng là gì?
Ngày rụng trứng là một ngày trong tháng cơ thể phụ nữ giải phóng một quả trứng. Bạn có thể cảm nhận được ngày này bằng cơ thể hoặc bằng mắt thường nếu chú ý quan sát. Mặc dù những thay đổi khi đến ngày rụng trứng có thể không quá lớn. Chỉ cần chú ý để ý sự thay đổi của bản thân thì việc nhận biết ngày rụng trứng với chị em không khó. Ngoài ra ngày rụng trứng cũng có thể đến sớm hoặc muộn hơn thông thường do có tác nhân.
Với những người phụ nữ có chu kỳ kinh nguyệt ngắn hoặc dài hơn thì ngày rụng trứng sẽ có sự chênh lệch. Vì nó còn thay đổi theo chu kỳ kinh nguyệt nên không phải ai cũng có ngày rụng trứng giống nhau. Tuy nhiên nếu không gặp tinh trùng, không được thụ thai thì trứng sẽ bị thoái hóa và tạo nên hiện tượng kinh nguyệt.
Khi noãn được phóng thích ra sẽ được đẩy vào ống dẫn trứng. Đây là điểm để tinh trùng gặp trứng và thụ thai. Nội tiết thay đổi đột ngột sẽ khiến noãn vỡ ra, sau đó sẽ phóng thích khỏi buồng trứng ngay khi trứng phát triển tới kích thước trường thành. Một lượng trứng nhất định sẽ được sản sinh ra mỗi tháng. Phụ nữ có chu kỳ kinh nguyệt bình thường mỗi tháng sẽ đều có ngày rụng trứng.
Hết kinh bao nhiêu ngày thì rụng trứng?
Chu kỳ kinh nguyệt là sự thay đổi về mặt sinh lý được điều hành bởi hệ hormone sinh dục ở cơ thể của nữ giới. Kinh nguyệt xuất hiện khi nữ giới bắt đầu bước vào tuổi dậy thì và diễn ra đều đặn hàng tháng. Đây là hiện tượng hoàn toàn bình thường của quá trình phát triển ở nữ giới.
Hết kinh nguyệt bao nhiêu ngày thì trứng rụng chính là thắc mắc của nhiều chị em. Trên thực tế, điều này vô cùng khó xác định. Để giúp bạn xác định kịp thời ngày rụng trứng cũng như thời điểm quan hệ có tỷ lệ thụ thai cao, bạn nên sử dụng que thử rụng trứng vào ngày thứ 11 sau khi hết kinh, thử liên tục trong 6 ngày liền.
Người có chu kỳ kinh nguyệt đều sẽ dễ dàng tính ngày rụng trứng chính xác hơn bởi việc xác định ngày rụng trứng sẽ phụ thuộc vào chu kỳ kinh. Nói đơn giản chính là, dù chu kỳ kinh kéo dài bao lâu, sau khi rụng trứng 14 ngày, nữ giới sẽ bắt đầu chu kỳ hành kinh tiếp theo. Bạn đếm ngược lại 14 ngày, sau khi xác định được ngày kinh đầu tiên của chu kỳ tiếp theo là sẽ ước chừng được ngày rụng trứng.
Nếu vòng kinh của bạn kéo dài khoảng 30 ngày thì thời điểm rụng trứng sẽ ở khoảng ngày thứ 16. Nếu bạn có chu kỳ kinh nguyệt kéo dài 28 ngày thì ngày rụng trứng sẽ là ngày 14 của chu kỳ. Do thời điểm rụng trứng cũng như độ dài chu kỳ kinh của mỗi người là khác nhau. Vì vậy chúng ta rất khó xác định được hết kinh sau bao nhiêu ngày thì trứng rụng.
Vòng kinh 30 ngày thì rụng trứng vào ngày nào?
Nếu chu kỳ hoàn toàn không chuẩn, thường xuyên bị rối loạn thì không thể đoán trước được ngày rụng trứng. Vậy, vòng kinh 30 ngày thì rụng trứng vào ngày nào?
Nếu bạn có chu kỳ ổn định 30 ngày thì thời điểm thụ thai của bạn ở ngày thứ 9 đến ngày thứ 18 và ngày rụng trứng sẽ rơi vào ngày 12 – 16 của chu kỳ. Với chu kỳ 26 ngày thì thời điểm dễ thụ thai rơi vào ngày thứ 9 đến ngày thứ 14 của chu kỳ.
Trứng rụng lần 2 khi nào?
Hiện tượng rụng trứng lần 2 thường xảy ra sau khi trứng đã rụng lần thứ nhất hoặc sau kỳ kinh nguyệt. Nếu nghi ngờ mình rụng trứng lần 2 trong một chu kỳ thì bạn cần nhanh chóng thăm khám để có biện pháp xử lý kịp thời. Bạn không cần quá lo lắng bởi đây không phải là một hiện tượng nguy hiểm cho sức khỏe sinh sản. Vậy, trứng rụng lần 2 khi nào?
Nguyên nhân cụ thể dẫn đến việc trứng rụng nhiều lần trong kỳ kinh nguyệt tới nay vẫn chưa xác định rõ, nhìn chung nó là hiện tượng liên quan đến rối loạn hormone. Trong một số trường hợp khác, trứng không rụng để phóng noãn hoàn toàn mà chỉ ri rỉ. Nguyên nhân ảnh hưởng đến kích thước và thời điểm rụng trứng là bất kể những yếu tố nào làm ảnh hưởng đến nội tiết tuyến yên bao gồm cả vấn đề tâm lý.
Ngày rụng trứng có biểu hiện gì?
Sau khi tìm hiểu được ngày rụng trưng là gì thì chắc hẳn chúng ta cần quan tâm tới biểu hiện của ngày rụng trứng. Có thể tự nhận biết sớm dấu hiệu rụng trứng qua những thay đổi trong cơ thể. Vậy, ngày rụng trứng có biểu hiện gì? Biểu hiện của ngày rụng trứng bao gồm:
Ở ngực: Ngực nở to hơn, có cảm giác bị căng cứng, thậm chí có thể hơi đau.
Nhiệt độ cơ thể thường tăng: Dùng nhiệt kế kỹ thuật số đo lại nhiệt độ cơ thể sẽ cho độ chính xác tốt vì mức chênh lệch nhiệt độ không nhiều. Nồng độ các hormone thay đổi kéo theo nhiệt độ trong cơ thể người phụ nữ thường tăng nhẹ, nhưng thông thường sẽ không quá 1°C khi đến thời kỳ kinh nguyệt.
Ở âm đạo và cổ tử cung: Thông thường, trong thời kỳ rụng trứng, lượng dịch nhầy nhớt này sẽ tăng nhiều cả về lượng và độ ẩm. Đây là dấu hiệu nhận biết ngày rụng trứng mà phụ nữ có thể dễ dàng nhận thấy bởi lúc này sẽ xuất hiện dịch nhầy màu trắng trong nhiều hơn hẳn ngày bình thường.
Dấu hiệu trứng đã rụng rồi
Ngoài 2 dấu hiệu báo hiệu ngày rụng trứng thì dấu hiệu trứng đã rụng rồi sẽ bao gồm:
Cổ tử cung có sự thay đổi: Sau ngày rụng trứng, cổ tử cung sẽ có dấu hiệu trở nên cao, mềm và mở rộng hơn.
Đau bụng dưới hoặc vùng xương chậu: Nếu tình trạng đau kéo dài hoặc nghiêm trọng thì bạn nên đến thăm khác bác sĩ để được tư vấn và điều trị. Tùy vào mỗi lần tới chu kỳ kinh mà bạn sẽ bị đau ở những vùng khác nhau. Cảm thấy đau nhẹ ở vùng xương chậu hoặc đau bụng dưới chính là dấu hiệu thường gặp khi rụng trứng xong ở phụ nữ.
Giác quan trở nên nhạy cảm: Giác quan như vị giác, thính giác, thị giác sẽ trở nên nhạy cảm hơn so với những ngày bình thường bởi các hormone sẽ bị thay đổi trong thời gian rụng trứng.
Ham muốn tình dục tăng cao: Bạn sẽ có cảm giác ham muốn mãnh liệt hơn bình thường khi nồng độ hormone progesterone luteinizing tăng cao sau khi trứng rụng.
Xuất hiện những đốm máu nhỏ: Do sự sụt giảm hormone estrogen tại thời điểm rụng trứng bạn có thể tự nhận thấy được ở đáy quần lót sẽ xuất hiện vài đốm máu nhỏ.
Bỗng dưng cơ thể có nhiều năng lượng: Bạn nhận thấy mọi thứ xung quanh đều tốt đẹp, tinh thần thoải mái, chân tay muốn hoạt động,… Bạn sẽ cảm thấy cơ thể mình bỗng dưng có nhiều năng lượng ngay khi rụng trứng xong, bởi lúc này hormone estrogen trong máu sẽ tăng cao.
Sau ngày rụng trứng có ra dịch không?
Tiết dịch âm đạo thường là hiện tượng bình thường và thường xuyên, là một chức năng báo hiệu cơ thể khỏe mạnh. Đó là cách cơ thể bạn làm sạch và bảo vệ âm đạo. Vậy, sau ngày rụng trứng có ra dịch không?
Câu trả lời là có. Trong thời kỳ đầu mang thai, sau rụng trứng, chất nhầy tiết ra vẫn đặc, trong và đàn hồi. Chất nhầy cổ tử cung thay đổi không phải là phương thức đáng tin cậy để xác định bạn có thai hay không, nhưng nó có thể được sử dụng như một dấu hiệu để thử thai. Nếu không mang thai, chất nhầy sẽ khô và loãng hơn sau rụng trứng, khi estrogen giảm.
Chất nhầy tiếp tục tiết ra nhiều và sẽ kéo dài trong 8 tuần đầu thai kỳ. Sau đó, chất nhầy sẽ đặc hơn để bảo vệ phôi thai và cổ tử cung. Chất nhầy vẫn tiếp tục tiết ra sau thụ thai vì các hormone gồm estrogen và progesterone tiếp tục tăng sau rụng trứng.
Trên đây là toàn bộ thông tin chi tiết ngày rụng trứng là gì, hết kinh bao nhiêu ngày thì rụng trứng, ngày rụng trứng có biểu hiện gì cũng như việc sau ngày rụng trứng có ra dịch không? Hy vọng bài viết này hữu ích cho cuộc sống của bạn, cảm ơn bạn đã đọc bài viết này!
Xem thêm: PID là gì? Ý nghĩa thông số và cách điều chỉnh thông số PID
Thắc Mắc -PID là gì? Ý nghĩa thông số và cách điều chỉnh thông số PID
RDW là gì? Chỉ số RDW thấp MCV bình thường là bệnh gì?
Giá trị sử dụng là gì? Mối liên hệ của giá trị và giá trị sử dụng
Tự ti là gì? Biểu hiện và hậu quả của việc thiếu tự tin
Plot twist là gì? Ý nghĩa và cách tạo plot twist hấp dẫn
Mỏi cơ là gì? Triệu chứng và nguyên nhân của sự mỏi cơ
Lòng hiếu thảo là gì? Vai trò và dẫn chứng về lòng hiếu thảo