Làn đường là gì, phần đường là gì? Cách phân biệt phần đường và làn đường
Làn đường là gì, phân biệt phần đường và làn đường, các loại làn đường và vạch kẻ đường là gì? Đọc ngay bài viết sau để tìm hiểu thông tin chi tiết!
Tìm hiểu chi tiết làn đường là gì?
Mỗi chúng ta đều biết rằng, trong xã hội hiện nay, cuộc sống văn minh, an toàn là điều mà tất cả mọi người dân trên khắp thế giới đều hướng đến. Sự an toàn nhất là vấn đề an toàn giao thông chính là tiền đề quan trọng để nhằm mục đích giúp phát triển kinh tế, xã hội, qua đó có thể xây dựng được một đất nước giàu mạnh và phát triển. Cùng tìm hiểu chi tiết làn đường là gì cùng Elead.
Làn đường là một phần của đường xe chạy. Căn cứ theo quy định mới nhất lỗi đi sai làn đường sẽ bị xử phạt như sau:
– Đối với xe đạp, xe đạp máy, xe đạp điện: Phạt tiền từ 80.000 – 100.000 đồng.
– Đối với máy kéo, xe máy chuyên dùng: Trường hợp đi không đúng phần đường, làn đường gây tai nạn giao thông thì bị phạt tiền từ 06 – 08 triệu đồng, tước bằng lái xe từ 02 – 04 tháng. Phạt tiền từ 400.000 – 600.000 đồng, tước bằng lái xe từ 01 – 03 tháng.
– Đối với xe máy: Trường hợp đi không đúng phần đường, làn đường gây tai nạn giao thông thì bị phạt tiền từ 04 – 05 triệu đồng, tước bằng lái xe từ 02 – 04 tháng. Phạt tiền từ 400.000 – 600.000 đồng.
– Đối với xe ô tô: Trường hợp đi không đúng phần đường, làn đường gây tai nạn giao thông thì bị phạt tiền từ 10 – 12 triệu đồng, tước bằng lái xe từ 02 – 04 tháng. Phạt tiền từ 03 – 05 triệu đồng, tước bằng lái xe từ 01 – 03 tháng.
Một phần đường có thể có một hoặc nhiều làn đường. Như vậy, lỗi đi sai làn đường là khi người tham gia giao thông đi không đúng làn đường dành cho phương tiện của mình hay có thể hiểu là lỗi “lấn làn”. Trên một làn đường chỉ có một hoặc một số loại phương tiện nhất định được phép đi.
Tìm hiểu khái niệm phần đường là gì?
Cùng với làn đường là gì, chúng ta cùng đi tìm hiểu khái niệm phần đường là gì?
Phần đường là phần của đường bộ được sử dụng cho phương tiện qua lại (theo khoản 6 Điều 3 Luật Giao thông đường bộ 2008). Phần đường sẽ có các dải phân cách để phân chia phần đường thành hai chiều riêng biệt hoặc để phân chia phần đường dành cho xe cơ giới và xe thô sơ hoặc của nhiều loại xe khác nhau trên cùng một chiều. Một phần đường có thể có một hoặc nhiều làn đường (một phần của phần đường xe chạy được chia theo chiều dọc của đường, có bề rộng đủ cho xe chạy an toàn).
Phần đường xe chạy là gì?
Phần đường xe chạy là gì? Phần đường xe chạy là phần của đường bộ được sử dụng cho phương tiện giao thông qua lại. Theo đó đường bộ gồm đường, bến phà đường bộ, hầm đường bộ, cầu đường bộ. Phần đường xe chạy gồm 02 loại:
– Phần đường dành cho xe thô sơ là phần của đường bộ được sử dụng cho các phương tiện giao thông thô sơ đường bộ qua lại.
– Phần đường dành cho xe cơ giới là phần của đường bộ được sử dụng cho các phương tiện giao thông cơ giới đường bộ và xe máy chuyên dùng qua lại.
Tìm hiểu vạch kẻ đường là gì?
Tìm hiểu vạch kẻ đường là gì? Vạch kẻ đường là một dạng báo hiệu để hướng dẫn, điều khiển giao thông, người tham gia giao thông cần chấp hành vạch kẻ đường nhằm nâng cao an toàn và khả năng thông xe. Người lái xe phải tuân thủ theo sự điều khiển của biển báo hiệu trong trường hợp ở một nơi vừa có vạch kẻ đường vừa có cả biển báo. Vạch kẻ đường chia làm 2 loại: Vạch nằm ngang và vạch đứng. Vạch kẻ đường có thể dùng độc lập hoặc có thể kết hợp với các loại biển báo hiệu đường bộ hoặc đèn tín hiệu chỉ huy giao thông.
Cách phân biệt phần đường và làn đường
Lỗi đi sai vạch kẻ đường hay chính xác là lỗi không chấp hành hiệu lệnh hoặc chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường. Cách phân biệt phần đường và làn đường dựa vào các loại vạch kẻ đường như sau:
Các loại vạch kẻ đường phổ biến hiện nay:
– Vạch số 1.23. Vạch này màu trắng hình chữ A, kẻ trực tiếp trên làn xe dành riêng, dùng để quy định làn xe dành cho ôtô khách chạy theo tuyến quy định.
– Vạch số 1.22. Là số hiệu của đường, được kẻ trên đường quốc lộ, và kẻ trực tiếp trên mặt đường phần xe chạy.
– Vạch số 1.21. Vạch số 1.21 cách vạch dừng xe từ 2 đến 25m. Vạch này là chữ “STOP” xác định gần đến vị trí dừng lại vạch số 1.12 và biển số 122 “Dừng lại”.
– Vạch số 1.20. Vạch hình tam giác màu trắng, xác định khoảng cách còn 2m – 25m đến vạch 1.13 và biển số 208 “Giao nhau với đường ưu tiên”.
– Vạch số 1.19. Vạch hình các mũi tên màu trắng, số làn xe theo hướng mũi tên bị giảm, xác định sắp đến gần đoạn đường bị thu hẹp phần đường xe chạy và lái xe phải từ từ chuyển làn đi theo mũi tên.
– Vạch số 1.18. Vạch này vẽ trước nơi giao nhau ở từng làn riêng bắt buộc lái xe phải tuân theo mũi tên chỉ hướng đi. Vạch hình các mũi tên màu trắng, chỉ dẫn hướng đi cho phép của từng làn xe ở nơi giao nhau.
– Vạch số 1.17. Vạch liên tục gãy khúc màu vàng quy định nơi tập kết của xe buýt hay vị trí dừng xe của các phương tiện vận tải hành khách công cộng chạy theo tuyến quy định.
– Vạch 1.16.3. Vạch ở trong hình gãy khúc có đỉnh nằm trên đường phân giác ngược chiều với góc nhọn, xác định đảo nhập dòng phương tiện.
– Vạch 1.16.2. Nhằm xác định đảo phân chia dòng phương tiện theo cùng một hướng. Vạch ở trong hình gãy khúc có đỉnh nằm trên đường phân giác của góc nhọn cùng chiều với góc nhọn.
– Vạch 1.16.1. Vạch tam giác ở trong chạy cắt chéo góc nhọn thành những tam giác, xác định đảo phân chia dòng phương tiện ngược chiều nhau.
– Vạch số 1.15. Ở nơi đường giao nhau không có người, tín hiệu điều khiển giao thông thì xe đạp phải nhường đường cho phương tiện cơ giới chạy trên đường cắt ngang đường xe đạp. Xác định vị trí dành cho xe đạp đi cắt ngang qua đường đi của xe cơ giới.
– Vạch số 1.14. Vạch “Sọc ngựa vằn” dùng quy định nơi người đi bộ qua đường bao gồm các vạch song song với trục tim đường màu trắng.
– Vạch số 1.13. Vạch hình tam giác cân màu trắng, chỉ rõ vị trí mà lái xe phải dừng để nhường cho các phương tiện khác ở đường ưu tiên.
– Vạch số 1.12. Vạch liên tục màu trắng, kẻ ngang mặt đường, chỉ rõ vị trí mà lái xe phải dừng lại khi có tín hiệu đèn đỏ, hoặc biển báo số 122 “STOP”.
– Vạch số 1.11. Lái xe bên vạch đứt quãng được phép đè lên vạch để vượt xe. Hai vạch song song màu trắng, một vạch liên tục và một vạch đứt quãng, để phân chia dòng phương tiện 2 hướng ngược chiều nhau.
– Vạch số 1.9. Trên làn đường này có điều khiển thay đổi hướng xe bằng đèn tín hiệu xanh và đỏ. Hai vạch liên tiếp (vạch kép) đứt quãng song song màu trắng, quy định ranh giới làn xe dự trữ để tăng làn xe cho chiều xe có lưu lượng lớn.
– Vạch số 1.8. Vạch đứt quãng màu trắng, được kẻ ở nơi giao nhau, nhằm dẫn hướng cho xe tách nhập làn an toàn, đây là vạch dùng để quy định ranh giới giữa làn xe tăng tốc độ hoặc giảm tốc độ (gọi là làn đường chuyển tốc) với làn xe chính của phần xe chạy.
– Vạch số 1.6. Vạch đứt quãng màu trắng là vạch báo hiệu chuẩn bị đến Vạch số 1.1 hay Vạch số 1.11 dùng để phân chia dòng xe ngược chiều hay cùng chiều.
Vạch xương cá chữ V: Các phương tiện không được phép đi vào vùng vạch này. Các phương tiện không được phép lấn vạch hoặc cắt qua vùng vạch này trừ những trường hợp khẩn cấp theo quy định tại luật giao thông đường bộ. Đây là loại vạch kênh hóa dòng xe, tức dùng để chia dòng phương tiện thành hai hướng đi.
Vạch trắng nét liền đôi: Xe không được đè lên vạch, dùng để phân chia 2 dòng phương tiện giao thông đi ngược chiều nhau trên những đường có từ 4 làn xe trở lên.
Vạch trắng nét liền: Xe không được lấn làn, không được đè lên vạch. Vạch dùng để phân chia các làn xe cùng chiều trong trường hợp không cho phép xe chuyển làn hoặc sử dụng làn khác.
Vạch trắng nét đứt: Có công dụng phân chia các làn xe cùng chiều, cho phép người tham gia giao thông thực hiện việc chuyển làn đường qua vạch
Vạch vàng một đứt, một liền: Xe trên làn đường tiếp giáp với vạch liền nét không được cắt qua vạch, xe trên làn đường tiếp giáp với vạch đứt nét được phép cắt qua và sử dụng làn ngược chiều khi cần thiết. Sử dụng ở các đoạn cần thiết phải cấm xe sử dụng làn ngược chiều theo một hướng xe chạy nhất định để đảm bảo an toàn và dùng để phân chia hai chiều xe chạy cho đường có từ 2 làn xe trở lên, không có dải phân cách hai chiều xe chạy.
Vạch vàng nét liền đôi: Vạch này thường sử dụng ở đoạn đường không đảm bảo tầm nhìn vượt xe, nguy cơ tai nạn giao thông đối đầu lớn hoặc ở các vị trí cần thiết khác. Dùng để phân chia hai chiều xe chạy cho đường có từ 4 làn xe trở lên, không có dải phân cách giữa, xe không được lấn làn, không được đè lên vạch.
Vạch vàng nét đứt: Các phương tiện được phép cắt qua sử dụng làn ngược chiều cả hai phía. Phân chia hai làn xe chạy ngược chiều nhau ở các đoạn đường có 2 làn xe trở lên và không có dải phân cách ở giữa.
Vạch ngang đường:
– Vạch đứt quãng ngang đường: đây là vạch dùng để phân chia phần đường dành cho người đi bộ hoặc đi xe đạp sang đường.
– Vạch liền ngang: Xe thô sơ phải dừng lại trước vạch và chờ hiệu lệnh của người điều khiển giao thông. Vạch kẻ này có ý nghĩa như biển báo “dừng lại”, vạch này yêu cầu mọi xe cơ giới.
Vạch dọc (theo tim đường):
– Vạch dọc đứt quãng: Ô tô chạy trên đoạn đường có vạch dọc đứt quãng sẽ được phép vượt ô tô đi trước. Đây là vạch kẻ đường dùng để phân chia làn xe cơ giới; phân chia phần đường cho xe thô sơ và xe cơ giới.
– Vạch dọc liền kép: Vạch này thường được kẻ ở đoạn đường vòng, nguy hiểm và những đoạn đường thẳng. Đây là vạch rộng có thể cho phép xe chạy với tốc độ cao, dùng để lái xe tăng thêm sự chú ý và đi đúng theo quy định của vạch dọc liền.
– Vạch dọc liền: Đây là vạch dùng để phân kia đường thành 2 chiều (đi và về); phân chia phần đường dành cho xe thô sơ với xe cơ giới. Dùng để cấm các loại xe (cơ giới và thô sơ) không được vượt quá hoặc đè lên vạch đó.
Mối quan hệ giữa văn hóa giao thông và an toàn giao thông
Đảm bảo an toàn giao thông là mục tiêu chung của toàn xã hội để tai nạn giao thông không còn là nỗi đau của mỗi gia đình nữa, có thế thì tai nạn giao thông mới giảm, mang lại hạnh phúc cho mọi gia đình và toàn xã hội, muốn thế mọi người cần tự giác chấp hành nghiêm chỉnh luật giao thông và nhắc nhở người khác cùng thực hiện. Văn hóa giao thông cũng trở nên tốt hơn do mọi người đã thấy được lợi ích mà an toàn giao thông mang lại cho họ.
Ngược lại khi an toàn giao thông được thực hiện tốt, mọi người nghiêm chỉnh chấp hành luật an toàn đường bộ thì những người khác sẽ nhìn vào đó mà làm gương từ đây. Có thể nói giữa văn hóa giao thông và an toàn giao thông tồn tại một mối quan hệ tương hỗ lẫn nhau, an toàn giao thông cũng sẽ được đảm bảo, kéo theo đó là tỉ lệ tai nạn giao thông giảm mang đến hạnh phúc cho mọi người và xã hội nếu như văn hóa giao thông của mọi người được nâng cao.
Trên đây là toàn bộ thông tin làn đường là gì, phân biệt phần đường và làn đường, các loại làn đường và vạch kẻ đường là gì? Hy vọng bài viết này hữu ích cho cuộc sống của bạn, cảm ơn bạn đã đọc bài viết này!
Xem thêm: Marquette là gì, những đặc điểm nổi bật của Marquette Design
Thắc Mắc -Marquette là gì, vai trò và đặc điểm nổi bật của Marquette Design
Thiên lương là gì và biểu hiện của người thiện lương
Cortisol là gì, cortisol có tác dụng gì đối với việc xét nghiệm máu
Thẻ SD là gì, cách sử dụng thẻ nhớ trên điện thoại
Tự luyến là gì, tự khen mình đẹp là bệnh gì, có chữa được không?
Konjac là gì, lợi ích và cách chế biến konjac đối với người giảm cân
Tảo mộ là gì và những điều cần lưu ý về tục tảo mộ