Cây lá cẩm – Đặc điểm, tác dụng, cách trồng và cách chăm sóc
Cây lá cẩm được dùng để tạo màu trong thực phẩm chắc hẳn đã không còn xa lạ với gian bếp của người Việt Nam. Tuy nhiên, ngoài công dụng trong ẩm thực thì loại cây này còn có nhiều công dụng trong việc chữa bệnh và làm đẹp. Đọc ngay bài viết dưới đây để tìm hiểu về đặc điểm, tác dụng, cách trồng và hình ảnh cây lá cẩm.
Đặc điểm cây lá nếp cẩm tím
Cây lá cẩm có danh pháp khoa học là peristrophe roxburghiana, thuộc họ Ô Rô. Loại cây này còn được nhiều người biết tới với tên gọi là cây lá nếp cẩm tím, cây cẩm,… Đây chính là giống thực vật sinh trưởng lâu năm, chiều cao trưởng thành trong khoảng từ 50 – 100cm. Thân cây tròn, đường kính thân trong khoảng 1 – 2mm, mọc tập trung thành bụi. Lá cây có hình mác, dài, nhọn ở đầu, hai mặt lá có màu xanh bóng, mọc đối xứng hai bên, chiều ngang khoảng 1 – 3cm, chiều dài khoảng 2 – 7cm. Hoa lá cẩm có màu đỏ hoặc màu tím tùy theo giống, đường kính hoa khoảng 2 – 3cm, hoa mọc ra từ nách lá.
Giống thực vật này được tìm thấy nhiều ở phía nam của Trung Quốc, Đài Loan và nhiều nước trong khu vực Đông Nam Á. Tại nước ta, cây lá cẩm thường được tìm thấy nhiều ở khu vực miền núi do đây có điều kiện thời tiết khá thuận lợi để cây sinh trưởng và phát triển. Hiện tại, giống cây này được tìm thấy phổ biến tại Thanh Hóa, Hòa Bình, Yên Bái, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Lạng Sơn, Cao Bằng. Tại khu vực miền Nam và miền Trung thì giống cây này được trồng và sử dụng ít hơn so với miền Bắc do điều kiện thời tiết không thuận lợi cũng như có nhiều loại thực phẩm khác thay thế.
Tại Việt Nam, cây có trữ lượng nhiều nhất ở miền núi Phía Bắc, tiếp đó là tới các tỉnh miền Nam. Giống thực vật này cũng dễ sống, dễ chăm sóc, chúng ta chỉ cần giâm cành già xuống đất ẩm, tưới nước mỗi ngày là cây có thể nhanh chóng nảy chồi mà không cần chăm sóc. Trong ẩm thực, lá cẩm được sử dụng thay cho những màu thực phẩm để tạo màu cho những món bánh, xôi, mứt, kẹo,… đem đến một màu tím đặc trưng tăng thêm phần bắt mắt cho món ăn.
Cây cẩm đỏ
Cây cẩm đỏ là giống cây mọc nhiều ở khu vực miền núi phía Bắc, được người dân tộc Nùng gọi với cái tên là cây chằm thủ. Lá có hình trứng, nhọn một đầu, thon một đầu, hai mặt lá có nhiều lông, mặt trên của lá được bao phủ bởi một lớp sáp màu trắng, khi vò lá sẽ tiết ra chất dịch màu đỏ.
Cây cẩm tím
Cây cẩm tím là giống cây mọc nhiều ở Huế, loại cây này cũng được người dân đặt cho một cái tên khác là cây chằm khâu. Lá có hình trứng, thon ở ngọn, gốc lá tròn, lá khá dày và có nhiều lông. Mặt lá có nhiều đốm trắng sắp xếp dọc theo đường gân lá. Khi vò lá sẽ tiết ra dịch có màu tím đậm
Cây lá cẩm vàng
Cây lá cẩm vàng được biết tới với cái tên gọi là cây chằm hiên, đây chính là giống cây mọc hoang dại tại nhiều địa phương. Lá cây có hình bầu dục, gốc lá thon, nhọn một đầu. Hai mặt lá đều có nhiều lông, phiến lá có nhiều nếp nhăn, mép lá có nhiều gợn sóng. Khi vò lá sẽ tiết ra dịch màu vàng xanh.
Tác dụng cây lá cẩm
Theo y học cổ truyền, lá cẩm có tính mát, vị ngọt, được dùng để cầm máu, giảm ho, thanh phế. Ngoài ra, vị dược liệu này còn có thể kết hợp với các loại thuốc khác để giảm chấn thương gân, giúp tiêu đờm, điều trị các chứng viêm phế quản. Lá cẩm cũng thường được dùng để tắm cho trẻ nhỏ, đặc biệt vào mùa hè để điều trị các vấn đề trên da như rôm sảy, ngứa. Hiện nay, công dụng phổ biến nhất của cây lá cẩm chính là nhuộm màu thực phẩm. chế biến các món ăn như bánh chưng, thạch, xôi. Lá cẩm chính là một loại thực phẩm quen thuộc đối với người dân miền Nam và miền Trung.
Theo y học cổ truyền, bên trong lá cẩm có chứa hàm lượng cao chất anthocyanin, đây chính là chất có công dụng điều trị các bệnh liên quan tới xương khớp. Ngoài ra, tác dụng cây lá cẩm chính là điều trị gai cột sống, phòng ngừa những bệnh lý, tổn thương xảy ra do quá trình oxy hóa, điều trị các căn bệnh về xương khớp, giảm ho và hỗ trợ, cầm máu, giảm đau. Vị dược liệu này khi kết hợp với các loại dược liệu khác còn có khả năng điều trị các bệnh liên quan tới dạ dày.
Để lấy màu từ lá cẩm sử dụng trong ẩm thực, chúng ta thực hiện như sau:
Bước 1: Sau khi thu hái lá cẩm thì rửa sạch, để ráo, tiếp đó cho chúng vào một nồi nước, đun sôi với lửa nhỏ. Ngay sau khi sôi thì tiếp tục đun sôi thêm 15 phút, tiếp đó tắt bếp. Lưu ý: Thời gian om càng lâu thì màu sắc thu về sẽ càng đậm.
Bước 2: Tiếp đó, vớt lá cẩm ra ngoài, cho nước qua rây để lọc lấy nước và bỏ đi phần bã.
Lưu ý: Ngay sau khi mua lá cẩm tươi về thì chúng ta có thể bảo quản chúng trong ngăn mát tủ lạnh trong suốt 2 – 3 tuần, hoặc có thể nấu lên ngay để thu lấy nước và bảo quản trong ngăn đá của tủ lạnh và dùng dần.
Cách trồng và chăm sóc cây lá cẩm
Cách trồng và chăm sóc cây lá cẩm khá dễ dàng chứ không hề khó khăn như nhiều người vẫn thường nghĩ. Bạn có thể gieo giống cây lá cẩm bằng nhiều hình thức, với bất kỳ loại đất nào.
Cách trồng cây lá cẩm bằng hạt: Làm ẩm đất trước khi gieo trồng, tiếp đó gieo vãi hạt theo mật độ và hàng tùy ý, tốt nhất mỗi hàng nên cách nhau khoảng 5 – 7cm. Phủ lên trên bề mặt một lớp đất mỏng và tưới phun sương nhẹ cho toàn bộ bề mặt trồng. Cây sinh trưởng tốt vào tháng 5 nên cần chú ý thời gian gieo trồng để đạt được kết quả nảy mầm tốt nhất.
Cách trồng cây lá cẩm bằng cây con: Lựa chọn một bầu đất có kích thước tùy theo sở thích. Ươm trực tiếp hạt giống lá nếp cẩm vào bầu cây. Giá thể trồng phải là giá thể giàu dinh dưỡng, tơi xốp. Đặt bầu cây ở nơi có nhiều ánh nắng tự nhiên, hạn chế ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp.
Cách nhân giống cây lá cẩm bằng cách tách bụi: Đào nhẹ xuống phần rễ cây và tiến hành tách bụi cây, tiếp đó cấy vào chậu trồng hoặc cấy trực tiếp vào nơi muốn trồng lâu dài. Tưới nước đều đặn cho cây mỗi ngày trong 2 tuần đầu sau khi trồng.
Vị trí để trồng cây lá cẩm: Nơi trồng mát mẻ, có nhiều bóng râm, đất có độ thoát nước cao. Có thể trồng trong chậu để trang trí ở ban công, cửa sổ, trong nhà.
- Cách chăm sóc cây lá cẩm:
Ngắt chồi non: Ngay sau khi trồng một vài tuần thì chúng ta tiến hành ngắt bỏ đi những chồi non để khuyến khích cây ra lá và cành mới. Nên lặp lại thao tác này trong suốt 1 tháng.
Tưới nước: Cây ưa hạn, chúng ta chỉ nên tưới nước khi thấy đất quá khô. Tưới vào sáng sớm hoặc chiều mát để cây không bị mặt trời đốt cháy.
Thu hoạch: Khi cây đủ lớn thì chúng ta thu hái những chiếc lá có kích thước lớn, có thể cắt toàn bộ thân trên để cây nhanh chóng mọc ra những chồi mới. Nên thu hoạch cây vào sáng sớm trước khi mặt trời làm nhạt màu lá. Trong quá trình thu hoạch chúng ta có thể loại bỏ các lá úa, lá già để khuyến khích cây ra lá mới.
Bón phân: Nên bón phân cho cây trước và sau khi cây ra hoa, ngay sau khi bón phân thì tưới nước thật đẫm để cây hấp thụ tốt chất dinh dưỡng.
Hình ảnh cây lá cẩm đỏ
Để nhận biết được chính xác loại cây này với một số loại cây cùng họ, cùng Elead chiêm ngưỡng một số hình ảnh cây lá cẩm đỏ dưới đây:
Trên đây là toàn bộ thông tin về đặc điểm, tác dụng, cách trồng và hình ảnh cây lá cẩm đỏ. Hy vọng bài viết này hữu ích cho cuộc sống của bạn, cảm ơn bạn đã đọc bài viết này!
Xem thêm: Cây lá cách – Đặc điểm, tác dụng, cách chế biến và cách trồng
Sinh Vật Cảnh -Cây lá cách – Đặc điểm, tác dụng, cách chế biến và cách trồng
Cây kim tuyến – Đặc điểm, phân loại, tác dụng và cách dùng
Cây khúc khắc – Đặc điểm, phân loại, tác dụng và cách trồng
Cây hồng ngọc mai hợp mệnh gì? Ý nghĩa, cách trồng và chăm sóc
Cây hoàng đàn là cây gì? Giá trị kinh tế, cách trồng, hình ảnh
Cây điên điển – Đặc điểm, tác dụng, cách chế biến và cách trồng
Cây địa lan – Đặc điểm, ý nghĩa, cách trồng và chăm sóc