Cây ngọc bút – Đặc điểm, tác dụng, ý nghĩa, cách chăm sóc
Từ trước tới nay, cây xanh luôn đóng một vai trò quan trọng trong việc làm mát môi trường và mang lại bầu không khí trong lành. Hiện nay, người dân không chỉ gói gọn việc trồng cây để tạo bóng mát mà còn ưu tiên trồng các loại cây cảnh có hương thơm cũng như hình thức bên ngoài đẹp. Trong số các loại cây đó chúng ta không thể không kể tới cây ngọc bút. Đọc ngay để tìm hiểu về đặc điểm, tác dụng, ý nghĩa và cách khắc phục cây ngọc bút bị vàng lá.
Đặc điểm cây ngọc bút hoa đơn
Cây ngọc bút có tên khoa học là tabernaemontana divaricata, thuộc họ Trúc Đào (Apocynaceae). Loại cây này có nguồn gốc từ khu vực có nền khí hậu nhiệt đới. Đây chính là giống cây thường xanh, sinh trưởng tập trung thành bụi, cây phân nhánh ngay từ gốc, chiều cao trong khoảng 1,5 – 1,8m. Một số cây sinh trưởng ở môi trường có điều kiện tự nhiên thuận lợi có thể cao từ 5 – 7m. Vì là cây nằm trong họ Trúc Đào nên thân cây có khá nhiều nhựa, khi bị đứt, gãy hoặc ta tiến hành chặt cây thì sẽ thấy có nhiều mủ trắng chảy ra.
Lá cây ngọc bút có hình trứng, nhọn một đầu, chiều dài trong khoảng 10 – 15cm. Lá có màu xanh, hai mặt nhẵn bóng, mép lá không có răng cưa, gân lá nổi rõ lên trên bề mặt. Hoa ngọc bút thường mọc tập trung ở đầu cành, hoa có màu trắng, được chia làm hai loại đó là cây ngọc bút hoa đơn và cây ngọc bút hoa kép. Mỗi bông hoa đơn sẽ có 5 cánh hoa và xếp sát nhau theo hình dáng chiếc chong chóng.
Điều đặc biệt khi lựa chọn loại cây này làm cây cảnh trang trí trong nhà thì chỉ có cây ngọc bút hoa đơn không hề có hương thơm, do đó tùy theo sở thích và môi trường sống chúng ta có thể lựa chọn loại hoa ngọc bút phù hợp. Cây ngọc bút thường rụng lá vào mùa đông và nở rộ vào mùa hè. Khi mới nhìn sơ qua thì hoa ngọc bút sẽ có hình dáng giống cây đại, nụ hoa mọc đơn, mọc ra từ đầu cành và có kích thước khá bé.
Cây ngọc bút hoa kép
Cây ngọc bút có hai loại đó là cây ngọc bút hoa đơn và cây ngọc bút hoa kép. Khác với hình dáng bên ngoài của hoa ngọc bút đơn thì hoa ngọc bút kém mang kích thước lớn, cánh hoa xếp chồng lên nhau. Cây ngọc bút kép có hoa mọc tập trung ở đầu cành, hương thơm khi nở khá dịu nhẹ giống với mùi thơm của hoa nhài. Có lẽ chính vì mùi thơm này nên cây ngọc bút hoa kép được đông đảo người dân gọi với cái tên khá thân quen là cây nhài trâu. Thực tế, cây ngọc bút hoa kép được trồng phổ biến hơn cây ngọc bút hoa đơn, chúng được phân biệt thông qua hình dáng và kích thước hoa.
Cây hoa ngọc bút cổ thụ
Thông thường, chúng ta chỉ thấy cây ngọc bút có hình dáng bên ngoài vừa phải, không quá lớn, tán lá tỏa rộng và sinh trưởng tập trung dạng bụi. Thậm chí, nhiều người còn chưa từng thấy qua phần thân ẩn bên trong tán cây. Cây hoa ngọc bút cổ thụ là giống cây lâu năm, cây có tuổi thọ khá cao, chiều cao trong khoảng từ 5 – 7m. Hiện tại, giá trị những cây ngọc bút cổ thụ có tuổi đời trên vài chục năm có giá trị kinh tế khá cao.
Tác dụng của cây ngọc bút
Theo nhiều nhà phê bình nghệ thuật, cây ngọc bút có khả năng cải thiện cảnh quan hiệu quả. Chúng được ưa chuộng trồng để trang trí, làm hàng rào, cây xanh công trình, trang trí tiểu cảnh cho nút giao thông, khu biệt thự, khu nghỉ dưỡng, trường học, đường phố, công viên. Dù trồng ở đâu thì nhờ hình dáng xinh xắn, nhẹ nhàng, màu trắng tinh khôi của cây sẽ giúp cải thiện tâm trạng, cảm xúc người nhìn, giúp không gian sống trở nên tươi mới, thoáng đãng. Ngoài ra, loại cây này còn được trồng để lấy hoa tạo hương vị cho các món trà, trà uống có hương vị hoa ngọc bút đều sẽ thơm ngon và có hương vị khá giống trà hoa sen.
Ngoài công dụng làm cảnh và làm già thì cây cũng có công dụng khá lớn trong việc điều trị bệnh. Theo y học cổ truyền, công dụng của cây ngọc bút chính là diệt côn trùng, kháng khuẩn, điều trị bệnh gãy xương, bó gãy xương, tẩy giun, đau mắt, đau răng. Gỗ, lá, rễ có tính mát, có khả năng tiêu thũng, giúp giảm đau, hạ huyết áp, làm tan uất kết, giải độc khi bị chó dại cắn, điều trị bệnh ngoài da, làm mát cơ thể, giảm sưng tấy.
Tuy nhiên, khi sử dụng loại dược liệu này thì người ta sẽ lo ngại tới hàm lượng độc tố mà cây mang lại nhiều hơn. Dịch chiết của cây khi dùng quá liều có thể gây liệt hô hấp và gây chết ở động vật thí nghiệm. Chiết xuất từ cây ngọc bút khi dùng bằng đường tiêm tĩnh mạch thì thấy có tác dụng làm chậm nhịp tim. Hoa, lá, rễ và thân cây ngọc bút chiết xuất cao ethanol, có thể gây ức chế hô hấp, có tác dụng an thần nhưng nếu dùng quá liều thì có thể gây ảo giác. Ngoài ra, cao chiết khô từ rễ, hạt và vỏ cây đều gây ức chế hoạt động của tủy xương và làm giảm bạch cầu.
Ý nghĩa của cây ngọc bút
Thông thường, cây ngọc bút đa phần được trồng chủ yếu với mục đích làm cảnh mà khá ít người quan tâm tới yếu tố phong thủy. Ý nghĩa của cây ngọc bút chính là niềm vui, sự duyên dáng, biểu hiện của cái đẹp, tình yêu của một người phụ nữ. Màu trắng của cây chính là màu sắc tượng trưng cho sự trong sáng, tinh khiết của một người phụ nữ. Nhiều quốc gia trên thế giới luôn cho rằng, cây ngọc bút là giống cây được dùng trang trí cho lễ cưới, chúng tượng trưng cho sự hy vọng, mong muốn có thể thổ lộ tình cảm.
Nhìn chung, cây ngọc bút mang ý nghĩa về sự vui vẻ, cây mang tới nguồn năng lượng tích cực cho người trồng, cây mang lại sự hạnh phúc, may mắn, sức khỏe cho gia chủ cũng như tất cả các thành viên trong gia đình. Với những người chỉ mới tìm hiểu qua về cây ngọc bút mà chưa thực sự hiểu hết ý nghĩa của nó thì chúng ta nên trang trí trong gia đình một vài chậu ngọc bút. Vẻ đẹp và công dụng của loài cây chắc chắn sẽ không làm gia chủ thất vọng.
Vị trí phong thủy cây ngọc bút
Thực tế, cây ngọc bút ít được người khác trồng với mục đích phong thủy bởi đây chính là giống ưa thích ánh nắng và thường xuyên được trồng ở nơi thoáng mát. Vị trí phong thủy cây ngọc bút chính là những nơi nhiều nắng, trong khuôn viên, trước nhà.
Cây ngọc bút bị vàng lá
Việc trồng các loại cây cảnh trong nhà sẽ thường xuyên gặp rất nhiều bệnh khác nhau. Cây ngọc bút cũng không phải là ngoại lệ. Là giống cây cảnh hoa và lá, do đó những loại bệnh liên quan tới hoa và lá sẽ khiến cây mất đi vẻ đẹp thẩm mỹ vốn có. Biểu hiện của bệnh cây ngọc bút bị vàng lá như sau: Mặt lá bắt đầu nhăn lại, không còn bóng loáng như trước, cuống lá bắt đầu ướt mềm, những lá già mọc rủ xuống. Nguyên nhân này có thể tới từ việc cây bị thiếu nước.
Thực tế, nguyên nhân chủ yếu là do mỗi lần tưới lượng nước quá ít, nước không đáp ứng nhu cầu, lượng bốc hơi lớn, không khí khô, số lần tưới nước quá ít. Ngoài bệnh vàng lá thì chúng ta cũng cần quan tâm tới nhiều loại bệnh khác như bệnh thối thân, bệnh cháy lá,… Cần thường xuyên quan sát và thực hiện phun thuốc phòng trừ ngay khi có biểu hiện bệnh.
Trên đây là toàn bộ thông tin về đặc điểm, tác dụng, ý nghĩa và cách khắc phục cây ngọc bút bị vàng lá. Hy vọng bài viết này hữu ích cho cuộc sống của bạn, cảm ơn bạn đã đọc bài viết này!
Xem thêm: Cây mai vạn phúc hợp tuổi nào? Đặc điểm, ý nghĩa, cách trồng
Sinh Vật Cảnh -Cây mai vạn phúc hợp tuổi nào? Đặc điểm, ý nghĩa, cách trồng
Cây mắm là cây gì? Công dụng, cách trồng và ý nghĩa
Cây mủ trôm – Cách ăn hạt trôm, cách trồng và hình ảnh
Cây ngái – Đặc điểm, tác dụng, cách trồng và độc tố
Cây lý là cây gì? Công dụng, cách trồng và hình ảnh
Cây lim – Đặc điểm, đặc tính gỗ, giá trị kinh tế và hình ảnh
Cây kiwi – Đặc điểm, tuổi thọ, công dụng và cách trồng