Cây hạt é là cây gì? Cách phân biệt, tác dụng và cách trồng

Hạt é chính là gia vị thường xuyên được sử dụng phổ biến trong ẩm thực, đây chính là loại hạt có chứa hàm lượng dinh dưỡng khá cao. Tuy sử dụng chúng nhiều nhưng ít ai biết được chúng được lấy từ loại cây nào? Đọc ngay để tìm hiểu thông tin về cây hạt é, cách phân biệt, tác dụng và cách trồng cây hạt é. 

Nội Dung Chính

Cây hạt é là cây gì?

Hạt é là cái tên quen thuộc với nhiều người, bởi đây chính là nguyên liệu được dùng để chế tạo các loại nước uống giải khát quen thuộc ngày hè. Hạt é khá phổ biến và có chứa nhiều công dụng tuyệt vời trong việc cung cấp dinh dưỡng cũng như kiểm soát bệnh tật. Vậy, cây hạt é là cây gì? Cây hạt é có danh pháp khoa học ocimum basilicum, loại cây này còn được biết tới với tên gọi là cây húng quế trắng, húng quế lông, húng lông, tiến thực, hưởng thảo, trà tiên, cây húng quế,…

Cây hạt é là cây gì?

Cây hạt é là cây gì?

Cây hạt é chính là một giống cây thân thảo, kích thước nhỏ, sinh sống hằng năm, thân cây phân nhánh ngay từ gốc. Một cây trưởng thành sẽ có chiều cao trong khoảng 50cm – 1m, thân hình trụ, vỏ ngoài có màu xanh lục, bên ngoài có nhiều lông bao phủ. Lá cây mọc đơn độc và mọc đối xứng hai bên, lá có hình bầu dục, chiều dài trong khoảng 5 – 6cm, chiều rộng khoảng 2 – 3cm. Một đầu lá tròn, một đầu lá nhọn, mép lá có nhiều răng cưa bao phủ, Hai mặt lá có nhiều lông và gân màu xanh, khi chúng ta vò lá sẽ có một mùi thơm rất đặc trưng. Hoa cây é có màu trắng, quả có kích thước nhỏ, hình trứng, vỏ ngoài nhẵn bóng, hình dáng trông khá giống hạt vừng. 

Khác với hạt chia, hạt é có màu xám đen, thực tế quả và hạt é chính là một loại, do có kích thước nhỏ nên người ta gọi chúng là hạt. Khi chúng ta cho hạt é vào nước bên trong thì lớp vỏ bên ngoài sẽ tạo thành màng nhầy. Nguyên nhân gây nên tình trạng này chính là tế bào biểu bì của hạt é có chất mucilage, khi ngâm trong nước thì các tế bào này sẽ vỡ ra và hòa tan trong nước.

Cây hạt é có phải là cây húng quế không?

Cây hạt é có hình dáng bên ngoài khá giống cây húng quế và được rất nhiều người gọi là cây húng. Vì vậy, việc cây hạt é có phải là cây húng quế không được rất nhiều người quan tâm. Thực tế, cây húng quế mà chúng ta thường xuyên sử dụng trong ẩm thực không phải cây hạt é, cây hạt é chỉ là một phân loài của cây húng quế mà thôi. Đây chính là cây húng trắng, cây húng trắng cũng là một loại gia vị nhưng chỉ được trồng phổ biến ở các tỉnh miền Nam nước ta và Tây Nguyên, đặc biệt là vùng đất Phú Yên.

Cây hạt é có phải là cây húng quế không?

Cây hạt é có phải là cây húng quế không?

Người dân nơi đây thường xuyên sử dụng loại cây này trong rất nhiều món ăn, từ việc giã lấy nước để ăn cùng với cơm nóng, cho tới làm nước chấm thịt nước, hải sản. Cây hạt é và húng quế có thể phân biệt với nhau trên hai phương diện, hoa và thân cây é có màu trắng, có nhiều lông, trong khi đó cây húng quế có màu tím và không có lông. 

Phân biệt hạt é và hạt chia

Hạt chia và hạt é đều là trái của các giống cây trong họ Lamiaceae (Hoa Môi). Vì kích thước của chúng tương đối nhỏ nên được gọi là hạt. Hạt chia có tên tiếng anh là chia seed, đây chính là trái của cây chia, còn hạt é có tên tiếng anh là basil seed, là trái của cây é. Tuy có hình dáng bên ngoài tương đối giống nhau nhưng chúng ta hoàn toàn có thể phân biệt hạt é và hạt chia thông qua một số đặc điểm dưới đây như: 

Về mùi vị: Cả hai loại hạt này đều không mùi, không vị khi dùng với số lượng ít, do đó chúng ta rất khó có thể phân biệt. Tuy nhiên, nếu chúng ta dùng với số lượng lớn thì hạt é sẽ có mùi nồng hơn nhiều so với hạt chia.

Về dinh dưỡng: Hạt é có chứa hàm lượng carbohydrate và chất xơ nhiều hơn hạt chia. Trong khi đó, hạt chia lại có chứa hàm lượng protein và omega – 3 cao hơn rất nhiều.

Phân biệt hạt é và hạt chia

Phân biệt hạt é và hạt chia

Về kích thước: Cả hai loại hạt đều có kích thước bằng nhau, khi quan sát bằng mắt thường thì rất khó có thể phân biệt được. Tuy nhiên, nếu chúng ta quan sát thật kỹ thì hạt é sẽ có kích thước to hơn hạt chia. 

Về màu sắc: Hạt é chỉ có màu đen còn hạt chia lại có sự pha trộn giữa màu trắng và đen. Ngoài ra, trên bề mặt hạt chia có nhiều những đường viền và vằn sáng bóng. 

Về nguồn gốc: Cây hạt é có nguồn gốc từ các nước có khí hậu nhiệt đới, trong đó có Việt Nam. Trong khi đó, cây hạt chia có nguồn gốc xuất xứ từ vùng đất Nam Mỹ, được thương mại hóa và trồng nhiều ở Peru, Ecuador, Mexico, Paraguay, Bolivia, Argentina, Hoa Kỳ, Úc,…

Tác dụng của hạt é

Theo nhiều nghiên cứu, hạt é chính là loại hạt chứa hàm lượng chất chống oxy hóa, chất xơ cao. Vì vậy, tác dụng của hạt é đối với sức khỏe con người là vô cùng lớn, Đặc biệt là trong việc giảm lượng đường trong máu và giảm cân. Lượng chất xơ trong hạt é có công dụng giúp giảm cân lành mạnh, ngăn chặn cơ thể nạp quá nhiều thức ăn giàu calo vào cơ thể, có lợi cho việc giảm chỉ số cơ thể, giữ cho dạ dày no lâu hơn. Ngoài ra, việc sử dụng hạt é trước khi ăn trưa và ăn tối sẽ làm giảm nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường, giúp kiểm soát lượng đường trong máu hiệu quả, điều trị tiểu đường, cân bằng mức cholesterol có lợi cho sức khỏe tim mạch, tăng cholesterol tốt, làm giảm cholesterol xấu, tốt cho trái tim. 

Hạt é còn có khả năng giảm mệt mỏi, cáu gắt, cung cấp năng lượng để duy trì mọi hoạt động, giúp vận chuyển oxy đi khắp cơ thể, cung cấp chất sắt dồi dào cho cơ thể, giúp ngăn ngừa sự khởi phát của bệnh loãng xương, làm tăng mật độ khoáng của xương, duy trì xương chắc khỏe. Theo y học, hạt é được dùng cho các bệnh nhân bị các vấn đề liên quan tới hệ tiêu hóa, não bộ và cảm lạnh. Loại hạt này giúp thức ăn được tiêu hóa dễ dàng hơn, hỗ trợ quá trình tiêu hóa, giảm co thắt dạ dày, làm chậm các chuyển động tự nhiên của ruột, chống co thắt, giúp não bộ tỉnh táo, kích hoạt sự chuyển động của các xung điện khắp cơ thể, làm giảm mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng cảm lạnh, tăng cường hệ thống miễn dịch.

Tác dụng của hạt é

Tác dụng của hạt é

Ngoài ra, hạt é cũng được xem là loại thực phẩm có công dụng kích thích sự phát triển của các tế bào da mới, giúp giảm gãy rụng, giúp tóc bóng mượt, chứa một lượng đáng kể protein, sắt, kẽm, ngăn chặn các mầm bệnh, giúp máu lưu thông dễ dàng hơn, mở rộng thành mạch máu, giúp thư giãn, thải muối và nước dư thừa ra khỏi cơ thể, hạ huyết áp và làm thuốc lợi tiểu hiệu quả. 

Cách trồng hạt é

Thời vụ gieo trồng: Cây thích nghi tốt với nhiều loại thổ nhưỡng, nhiều vùng khí hậu, do đó chúng ta có thể trồng quanh năm. 

Đất trồng: Nên trồng cây trên đất có độ PH trong khoảng từ 7 – 7,5, đất có độ thoát nước nhanh chóng, tơi xốp, giàu chất hữu cơ. 

Cách trồng hạt é như sau: 

Bước 1: Để hạt giống nhanh nảy mầm hơn, chúng ta cần lấy giấy ướt và ủ hạt é trước khi trồng. 

Bước 2: Gieo vãi hạt é trực tiếp lên trên bề mặt của đất sau đó phủ lên trên bề mặt một lớp đất nhẹ. Tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời và tưới nước dạng phun sương để giữ ẩm đất. Ngay sau đó, khoảng 7 – 15 ngày hạt sẽ nảy mầm. 

Chăm sóc: Nên tiến hành tưới nước cho cây theo chu kỳ 1 – 2 ngày/1 lần. Nên tưới trực tiếp vào gốc khi trưởng thành và tưới bằng bình phun sương khi còn nhỏ để tránh cho cây bị dập lá. 

Hình ảnh cây hạt é

Để nhận biết được chính xác loại cây này với một số loại cây cùng họ, cùng Elead chiêm ngưỡng một số hình ảnh cây hạt é dưới đây:

Hình ảnh cây hạt é

Hình ảnh cây hạt é

Hình ảnh cây hạt é

Hình ảnh cây hạt é

Hình ảnh cây hạt é

Hình ảnh cây hạt é

Hình ảnh cây hạt é

Hình ảnh cây hạt é

Hình ảnh cây hạt é

Hình ảnh cây hạt é

Trên đây là toàn bộ thông tin về cây hạt é, cách phân biệt, tác dụng và cách trồng cây hạt é. Hy vọng bài viết này hữu ích cho cuộc sống của bạn, cảm ơn bạn đã đọc bài viết này!

Xem thêm: Cây kim giao – Đặc điểm, ý nghĩa, tác dụng và cách trồng

Sinh Vật Cảnh -